Nhiễm giun gây nhiều tác hại đến sức khỏe như suy dinh dưỡng, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa,… Cùng Kenshin tìm hiểu các triệu chứng nhiễm giun theo từng loại giun để sớm nhận biết và có cách điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Triệu chứng nhiễm giun bạn cần biết để phát hiện bệnh kịp thời
Contents
Triệu chứng nhiễm giun đũa
Trứng hoặc ấu trùng của giun đũa thường có trong đất, các bề mặt bẩn, phân của người nhiễm bệnh,… Giun đũa là loài có khả năng sống ký sinh trong cơ thể vật chủ rất lâu gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa có hại cho vật chủ.
Giun đũa có thể lây qua đường tiếp xúc tay – miệng. Nhiễm giun đũa thường xảy ra ở trẻ em tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện sống, vệ sinh môi trường kém vệ sinh.
Người nhiễm có thể xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Ho.
- Sốt.
- Khó ngủ, ngủ không yên giấc.
- Đau bụng, nôn mửa.
- Thở khò khè.
- Suy dinh dưỡng.
- Chậm phát triển.
- Có thể bắt gặp giun trưởng thành lẫn trong phân.
Có những trường hợp người bị nhiễm giun đũa nhưng lại không biểu hiện ra triệu chứng và rất khó để nhận biết.
Triệu chứng nhiễm giun móc
Ấu trùng giun móc có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta đi chân đất hoặc tiếp xúc da với mặt đất hoặc sàn nhà có trứng hay ấu trùng giun. Ấu trùng giun móc có thể sống ở ngoài môi trường từ 3 đến 4 tuần.
Nếu sức khỏe đủ tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn có thể sẽ không cảm nhận được sự thay đổi gì trong cơ thể.
Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm giun móc:
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi do thiếu máu.
- Đau bụng, co thắt ruột.
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn.
- Các triệu chứng quấy khóc, đau bụng gặp ở trẻ sơ sinh.
Triệu chứng nhiễm giun kim
Giun kim là bệnh nhiễm trùng giun phổ biến nhất ở lứa tuổi trẻ em với môi trường lây lan thường gặp là ở nhà trẻ hay trường học. Quá trình nhiễm giun kim do trứng giun xâm nhập qua đường miệng, ở ruột trứng nở thành ấu trùng giun và phát triển thành giun kim trưởng thành.
Giun kim đẻ trứng xung quanh hậu môn của người bệnh. Trẻ em thường tái nhiễm giun kim do vô tình đưa tay cầm nắm thức ăn sau khi gãi ở hậu môn, người lớn có thể nhiễm giun kim do không rửa tay sau khi thay tã hay vệ sinh cho bé.
Triệu chứng phổ biến nhất là ngứa xung quanh hậu môn hoặc âm đạo, cảm giác ngứa này có thể trở nên dữ dội hơn khi giun kim đẻ trứng.
Tìm hiểu thêm: Dầu hạt lanh có thật sự tốt cho mắt không?
Triệu chứng nhiễm giun lươn
Nhiễm giun lươn là tình trạng hay gặp ở các khu vực nhiệt đới hay cận nhiệt đới, nơi có khí hậu nóng ẩm quanh năm. Người bệnh nhiễm giun lươn do tiếp xúc da với phần đất bị nhiễm ký sinh trùng giun lươn, ký sinh trùng này sẽ xâm nhập qua da và di chuyển đến ruột để nở thành ấu trùng giun lươn.
Một số người nhiễm giun lươn có thể không gặp phải triệu chứng nào, hoặc có các triệu chứng nhẹ như:
- Đau bụng.
- Buồn nôn và nôn.
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
Ở một số trường hợp nhiễm giun lươn nặng, có thể xảy ra các tình trạng:
- Da nhợt nhạt, xanh xao do thiếu máu.
- Sụt cân.
- Tiêu chảy mạn tính kéo dài.
Khi nào gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hầu hết các tình trạng nhiễm giun thường chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không biểu hiện triệu chứng. Nếu bạn nghi ngờ mình nhiễm giun hoặc gặp phải các tình trạng sau đây thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết:
- Thường xuyên nôn mửa.
- Có máu lẫn trong phân.
- Sốt cao.
- Cơ thể mệt mỏi, mất nước.
- Sụt cân không lý do.
- Tiêu chảy, đau dạ dày kéo dài trong hơn 2 tuần.
- Ngứa da, phát ban đỏ trên da.
Chẩn đoán nhiễm giun
Để chẩn đoán bạn có đang nhiễm giun hay không, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng mà bạn đang gặp phải và cho tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết.
Ở một số trường hợp, bạn có thể bắt gặp giun sau khi ho hoặc nôn; trong phân hoặc trong các khoang của cơ thể như mũi hoặc miệng. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau để đưa ra chẩn đoán:
- Xét nghiệm phân: Giun trưởng thành sẽ bắt đầu đẻ trứng, trứng sẽ di chuyển trong đường ruột theo phân và phát tán ra ngoài môi trường. Xét nghiệm phân giúp tìm trứng hoặc ấu trùng giun.
- Xét nghiệm máu: Sự thay đổi công thức máu điển hình là gia tăng bạch cầu ái toan là dấu hiệu cảnh báo
- Chụp X-quang: Có thể nhìn thấy khối lượng giun qua phim chụp X-quang bụng. Trong một số trường hợp, chụp X-quang phổi có thể cho thấy ấu trùng giun trong phổi.
- Siêu âm: Siêu âm có thể thấy giun trong tụy hoặc gan.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Các bệnh viện điều trị bệnh giun uy tín
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM, Viện Pasteur TPHCM, Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ,…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin về các triệu chứng thường gặp khi nhiễm phải một số loại giun. Nếu bạn có thêm thắc mắc gì, nếu thấy hay và hữu ích hãy chia sẻ bài viết cho người thân và bạn bè của mình nhé!
Nguồn: Mayoclinic, ClevelandClinic.