Trứng vịt lộn là món ăn ưa thích của nhiều người bởi hương vị đặc biệt. Nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn thắc mắc rằng liệu ăn trứng vịt lộn có béo không. Hãy cùng tìm hiểu trứng vịt lộn bao nhiêu calo qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Trứng vịt lộn bao nhiêu calo? Ăn trứng vịt lộn có béo không?
Contents
Trứng vịt lộn bao nhiêu calo?
Một quả trứng vịt lộn 102 gam sẽ tương đương với khoảng 188 calo, trong đó có 14g chất béo và 13g protein. Tuy nhiên, lượng calo này sẽ khác nhau, tùy thuộc vào giống và tuổi của trứng vịt lộn cũng như cách chế biến món ăn.
Đối với món trứng vịt lộn xào me – món ăn vặt yêu thích của nhiều người, sẽ cung cấp khoảng 276 calo/trứng. Ngoài hương vị thơm ngon, món ăn này còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. [2]
1 quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 180-200 calo
Ăn trứng vịt lộn có béo không?
Mỗi quả trứng vịt lộn có thể cung cấp khoảng 190 calo. Vì nó có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại cảm giác no lâu nên có thể giúp ngăn chặn cơn đói, rất có ích cho những ai đang trong quá trình giảm cân.
Tuy nhiên, nếu ăn trứng vịt lộn thường xuyên hàng ngày sẽ khiến bạn nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo và cholesterol. Hơn nữa, trứng vịt lộn là một loại thực phẩm có hàm lượng calo tương đối cao, có thể dẫn đến tăng cân ngoài ý muốn nếu bạn tiêu thụ quá mức. [3] [4]
Ăn quá nhiều trứng vịt lộn có thể gây tăng cân
Cách ăn trứng vịt lộn không tăng cân
Không nên ăn quá 2 quả trứng/tuần
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người lớn với thể trạng khỏe mạnh không nên ăn quá 2 trứng vịt lộn mỗi tuần. Đối với trẻ em từ 5 tuổi trở lên, chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn mỗi lần và không nên ăn quá thường xuyên, khoảng từ 1 – 2 lần mỗi tuần là đủ. [5]
Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, việc ăn trứng vịt lộn một cách hợp lý sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ, từ đó tránh việc tăng cân ngoài ý muốn.
Ăn nhiều hơn 2 quả trứng mỗi tuần có thể gây thừa chất
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
Trứng vịt lộn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nó chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất cần thiết.
Tuy nhiên, bạn cũng nên kết hợp với việc bổ sung các loại thực phẩm khác bao gồm rau củ, trái cây, thịt gia cầm, hạt và ngũ cốc để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, thúc đầy tốt cho quá trình giảm cân, giữ dáng.
Ngoài trứng vịt lộn, bạn nên bổ sung nhiều loại thực phẩm khác
Kết hợp thường xuyên vận động
Để duy trì sức khỏe và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả, bạn nên kết hợp việc ăn uống với tập thể dục thường xuyên. Bạn có thể chọn các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, thể dục nhịp điệu… để giúp bạn đốt cháy calo và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Bạn nên duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày để nâng cao sức khỏe toàn diện
Tác dụng của trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà nhiều người có thể vẫn chưa biết đến. Một số lợi ích khi ăn trứng vịt lộn có thể kể đến như:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Các vitamin và khoáng chất trong trứng vịt lộn, đặc biệt là vitamin A và B6 kết hợp với nhau giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
- Tăng cường chức năng não bộ: Vitamin B trong trứng vịt lộn được biết đến là có tác dụng cải thiện trí nhớ và duy trì sự khỏe mạnh của hệ thần kinh.
- Tăng cường xây dựng cơ bắp: Trứng vịt lộn cung cấp nhiều protein, bao gồm các amino acid – được cơ thể hấp thu và tiêu hóa dễ dàng, giúp phục hồi cơ bắp nhanh chóng sau khi tập luyện hoặc vận động.
- Tăng cường sức khoẻ xương khớp: canxi, phốt pho và vitamin D trong trứng vịt lộn giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương và các rối loạn liên quan đến xương khác. [1]
Trứng vịt lộn có nhiều chất bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe thể chất
Ăn trứng vịt lộn nhiều có tốt không?
Trứng vịt lộn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao giúp bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn quá 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, đái tháo đường.
Hơn nữa, việc tiêu thụ quá nhiều trứng vịt lộn có thể dẫn đến việc dư thừa vitamin A, gây ra độc tính với các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt và khó thở. [6]
Tìm hiểu thêm: Mẹo giảm ho cho trẻ không dùng thuốc kháng sinh
Ăn quá nhiều trứng vịt lộn không tốt cho sức khỏe
Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Nên ăn trứng vịt lộn khi nào?
Các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm tốt nhất để ăn trứng vịt lộn là trong bữa sáng hoặc bữa trưa. Khi ngủ qua đêm, cơ thể thiếu năng lượng để chuẩn bị cho một ngày mới nên ăn trứng vịt lộn có thể cung cấp khoảng 20% lượng calo cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp bạn cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng.
Ngược lại, bạn không nên ăn trứng vịt lộn vào bữa tối. Dù trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng nhưng việc tiêu thụ chúng vào thời điểm này có thể gây khó tiêu và đầy hơi do hệ tiêu hóa hoạt động kém vào buổi tối. Điều này có thể gây khó ngủ và không thoải mái cho đường ruột. [5]
Nên ăn trứng vịt lộn vào bữa sáng hoặc bữa trưa
Đối tượng không nên ăn trứng vịt lộn
Một số nhóm đối tượng không nên ăn trứng vịt lộn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn như:
- Bệnh nhân tim mạch: Nếu tiêu thụ quá nhiều trứng vịt lộn có thể dẫn đến tăng mức cholesterol xấu trong máu, gây hại cho sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch, dẫn đến các vấn đề liên quan đến đột quỵ.
- Phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ mang thai nên tránh ăn trứng vịt lộn kèm rau răm sống bởi sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Ăn cùng gừng tươi cũng có thể gây ra tình trạng sảy thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, ăn trứng vịt lộn có thể tích tụ quá nhiều đạm, gây chậm tiêu hóa và sinh ra nhiều cholesterol xấu trong máu, không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
- Phụ nữ sau sinh: Sản phụ vừa sinh con nên tránh ăn trứng vịt lộn do chúng có hàm lượng protein và chất béo cao, dễ gây khó tiêu và đầy bụng.
- Trẻ em: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Do đó, nếu bố mẹ cho trẻ ăn trứng vịt lộn quá sớm hoặc quá nhiều có thể khiến trẻ bị chướng bụng và rối loạn tiêu hóa.
- Người có vấn đề về gan: Gan có tác dụng đào thải độc tố trong cơ thể. Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương, lượng đạm từ trứng vịt lộn sẽ khiến chúng phải hoạt động hết công suất, gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan cảm thấy khó tiêu, đầy hơi và đau bụng.
- Bệnh nhân tăng huyết áp: Khi tiêu thụ trứng vịt lộn, cơ thể sẽ hấp thụ một lượng lớn đạm và cholesterol – hai chất gây ra tình trạng cao huyết áp. [7] [8]
Phụ nữ có thai không nên ăn trứng vịt lộn
Lưu ý khi chọn mua, bảo quản trứng vịt lộn
Để đảm bảo sức khỏe và giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn, bạn cần lưu ý những điểm sau khi chọn mua và bảo quản:
- Nguồn gốc trứng: Nên mua trứng vịt lộn từ nhà cung cấp có uy tín và đáng tin cậy, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
- Cách chọn: Chọn trứng vịt lộn có vỏ nguyên vẹn, không bị nứt hay vỡ. Tránh mua trứng vịt lộn có màu sắc kỳ lạ hoặc mùi khó chịu.
- Cách bảo quản: Bảo quản trứng vịt lộn trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 4°C. Không nên để trứng vịt lộn ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài. [1]
Trứng vịt lộn mua về nên ăn ngay
Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cá nhân, bạn cần lưu ý những điều sau khi ăn trứng vịt lộn:
- Nấu chín: Trứng vịt lộn nên được đun sôi ít nhất 20 – 30 phút để đảm bảo trứng chín hoàn toàn và mọi vi khuẩn tiềm ẩn đều bị tiêu diệt, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Vệ sinh: Rửa tay thật kỹ trước và sau khi xử lý trứng vịt lộn cũng như sử dụng dụng cụ sạch để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bẩn.
- Nên ăn trứng vịt lộn cùng rau răm: Trứng vịt lộn có tính hàn, rau răm có tính ấm, sự kết hợp này sẽ giúp cân bằng âm dương và giúp người ăn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các vấn đề về tiêu hóa.
- Không nên ăn trứng vịt lộn để qua đêm: Trứng vịt lộn đã chín để qua đêm có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Vì vậy, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm để tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hoặc bị ngộ độc. [1] [6]
Nên ăn trứng vịt lộn cùng rau răm để tránh bị lạnh bụng
Các thực phẩm kỵ với trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên việc kết hợp với một số thực phẩm không phù hợp sẽ gây ra những tác động không tốt đến sức khỏe. Cụ thể như:
- Sữa: Sữa có hàm lượng lactose cao, trong khi đó trứng vịt lộn lại chứa nhiều protein. Hai chất này kết hợp làm giảm chất dinh dưỡng, cản trở việc hấp thu và gây khó tiêu.
- Trà: Trong nước trà có hàm lượng axit tannic cao, nếu kết hợp với protein trong trứng vịt lộn có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
- Óc lợn: Khi kết hợp ăn óc lợn và trứng vịt lộn cùng nhau, hàm lượng cholesterol trong máu có thể tăng cao, dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp đột ngột và thậm chí gây tử vong đối với một số người.
- Quả hồng: Sự kết hợp giữa hồng và trứng vịt lộn có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Nước cam: Hàm lượng protein trong trứng kết hợp với axit tartaric có trong quả cam có thể gây tiêu chảy, chướng bụng…
- Tỏi: Tỏi ăn cùng với trứng vịt lộn có thể sản sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe.
- Thịt ngỗng, thỏ: Trứng vịt lộn có tính hàn không nên ăn chung với thịt ngỗng, thỏ cũng có tính hàn vì sẽ gây nên các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. [9]
>>>>>Xem thêm: Hạt óc chó có tác dụng gì? 16 tác dụng của hạt óc chó đối với sức khỏe
Một số loại thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp với trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng và hàm lượng calo cao, vì vậy bạn không nên ăn quá 2 quả trứng/tuần để tránh tăng cân ngoài ý muốn. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin bổ ích cho bạn và giúp bạn kiểm soát được cân nặng, giữ gìn vóc dáng tốt hơn nhé!