U tuyến giáp lành tính là một tình trạng bệnh thường gặp có thể điều trị khỏi nhờ sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên chú ý đến một số loại thực phẩm nên tránh khi bệnh. Cùng tìm hiểu xem u tuyến giáp lành tính nên kiêng ăn gì nhé!
Bạn đang đọc: U tuyến giáp lành tính nên kiêng ăn gì? Lưu ý 9 loại thực phẩm sau
Contents
U tuyến giáp lành tính nên kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Một số loại rau cải
Các loại rau màu xanh đậm được biết đến là rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên người bệnh cần tránh một số loại rau họ cải như cải xoăn, củ cải, súp lơ xanh,… vì chúng chứa rất nhiều isothiocyanates.
Khi nạp quá nhiều isothiocyanates sẽ gây cản trở hoạt động tuyến yên, qua đó hạn chế việc hấp thu Iod, nhất là khi ăn sống các loại rau chứa chúng. Do vậy nếu thật sự vẫn muốn ăn những loại rau này, bạn nên luộc chín kỹ để loại bỏ isothiocyanates. [1]
Cải xoăn là một trong số những loại cải bệnh nhân tuyến giáp không nên dùng nhiều
Sản phẩm đậu nành không lên men
Một số bằng chứng cho thấy rằng việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành không lên men có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện khối u tuyến giáp. Đậu nành chứa một hợp chất được gọi là goitrogens, có thể cản trở chức năng tuyến giáp qua việc cản trở hấp thu Iod – một khoáng chất rất cần thiết cho việc tổng hợp hormone tuyến giáp.
Đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp
Thực phẩm đóng hộp
Các loại thực phẩm đóng hộp hay thực phẩm chế biến sẵn chính là “kẻ thù” của người bệnh tuyến giáp. Lý do là vì những loại thực phẩm này chứa đầy calo rỗng, chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Đồng thời chúng cũng chứa một lượng chất béo cao, làm cho quá trình sản xuất hormon giáp bị đình trệ, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Thức ăn đóng hộp là kẻ thù của bệnh nhân u tuyến giáp
Thực phẩm chứa Gluten
Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người mắc bệnh viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto hay Basedow khi việc tiêu thụ các sản phẩm chứa gluten sẽ làm tăng thêm phản ứng tự miễn và dẫn đến tổn thương thêm tuyến giáp.
Gluten là một loại protein được tìm thấy nhiều ở bánh mì, bánh ngọt, lúa mì, lúa mạch,….[2]
Lúa mạch là một loại thực phẩm chứa nhiều gluten
Thức ăn nhanh
Không có một bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng thức ăn nhanh sẽ gây tác động trực tiếp đến việc hình thành khối u tuyến giáp. Tuy nhiên, một chế độ quá nhiều thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn sẽ gia tăng phản ứng viêm, gây tăng cân và ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.
Ăn quá nhiều thức ăn nhanh sẽ gây tăng phản ứng viêm
Hạn chế nạp quá nhiều đường và quá tải chất xơ
Mặc dù chất xơ rất có lợi cho đường tiêu hóa nhưng cần tiêu thụ một cách hợp lý khi mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp. Việc tiêu thụ chất xơ quá nhiều sẽ cản trở quá trình hấp thu thuốc điều trị của cơ thể. Bên cạnh đó, các thực phẩm như bánh kẹo, đồ ngọt chứa nhiều đường tinh luyện sẽ làm bạn tăng cân, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Tiêu thụ quá nhiều chất xơ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc điều trị
Nội tạng động vật
Bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ nội tạng động vật vì hàm lượng axit lipoic cao trong chúng sẽ giảm tác dụng của một số thuốc điều trị tuyến giáp.
Ăn nội tạng động vật có thể làm giảm tác dụng thuốc điều trị
Chế phẩm giàu canxi
Một số thực phẩm hay các thực phẩm bổ sung giàu canxi sẽ cản trở việc hấp thu levothyroxine – là một dạng của hormone tuyến giáp.
Lưu ý cho một số bệnh nhân có u tuyến giáp đang cố gắng giảm cân bằng việc sử dụng sữa ít béo (hay tách béo) là những loại sữa này vẫn có một hàm lượng canxi rất cao.[3]
Sử dụng quá nhiều canxi sẽ cản trở việc hấp thu hormon giáp
Các chất kích thích
Một điều cần lưu ý là các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,… hay các đồ uống chứa caffein cũng là nguyên nhân làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tuyến giáp. Do vậy nên uống thuốc trị bệnh tuyến giáp vào lúc đói, tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn sáng 1h.
Thức uống quá nhiều caffein cũng có thể làm giảm hiệu quả thuốc điều trị
U tuyến giáp lành tính nên ăn gì?
Rau xanh
Những loại rau lá xanh là loại thực phẩm quan trọng cần bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh ung thư tuyến giáp. Những thực phẩm này rất giàu magie và khoáng chất, cung cấp những dưỡng chất tuyệt vời giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất hiệu quả hơn, nhất là ở tuyến giáp.
Một vài loại rau mà bệnh nhân u lành tính tuyến giáp nên bổ sung là mồng tơi, diếp cá, rau muống,…
Bệnh nhân u tuyến giáp nên bổ sung rau mồng tơi vào thực đơn của mình
Quả mọng
Có thể bạn đã biết iod là một chất rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp vì nó thúc đẩy việc sản xuất hormone tuyến giáp. Và một số loại quả mọng chính là nguồn cung cấp iod rất tốt như dâu tây hay việt quất.
Ngoài ra, quả mọng còn chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất khác có tác dụng bảo vệ tuyến giáp như polyphenol.
Tìm hiểu thêm: Hãng sản xuất Zeta Famaceutici S.P.A của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Bên trong dâu tây chứa rất nhiều Iod
Quả hạch
Không chỉ có rau lá xanh mà các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí,… cũng là nguồn cung cấp magie tuyệt vời cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn rất giàu vitamin E, vitamin B và các khoáng chất khác hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp.
Hạch nhân giúp hỗ trợ tuyến giáp rất tốt
Hải sản
Trong thực đơn của những bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp thì có thêm hải sản. Lí do là vì những loại hải sản như tôm, cua, cá,… không chỉ cung cấp năng lượng mà chúng còn có rất nhiều khoáng chất như selen, iod, kẽm rất tốt trong việc hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến giáp.
Hải sản chứa rất nhiều selen, iod, kẽm,…
Thịt hữu cơ
Đây là nhóm thực phẩm được chăn nuôi và sản xuất đạt chuẩn, không sử dụng hóa chất độc hại cho cơ thể con người. Do đó, có thể sử dụng chúng như là một nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp.
Thịt hữu cơ là nguồn cung cấp protein tuyệt vời
Trứng
Trứng là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho tất cả mọi người, bao gồm cả những bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp. Đây là một nguồn rất tốt cung cấp iod, selen hay tyrosine,… Những loại khoáng chất này liên quan đến việc sản xuất hormon tuyến giáp, rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển cơ thể.
Trứng là thực phẩm vừa rẻ vừa mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng
Một số lưu ý khi bị u tuyến giáp
Tránh thiếu Iod
Iod đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của tuyến giáp. Tuyến giáp sản xuất các hormone điều chỉnh quá trình chuyển hóa, phát triển trong cơ thể và Iod cần thiết cho quá trình sản xuất các hormone này.
Lượng iod khuyến cáo đối với người lớn là 150mcg/ngày. Nếu sử dụng không đủ iod có thể sẽ dẫn đến bướu cổ vì không thể sản xuất đủ hormone giáp. Tình trạng này còn được gọi là suy giáp. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều thì có thể bị cường giáp. Điều quan trọng là cần duy trì một lượng vừa đủ trong ngày.
Cần bổ sung một lượng vừa đủ iod hàng ngày
Ăn thực phẩm giàu selen, kẽm và vitamin B
Đây đều là những chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp.
Selen và kẽm rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp và bảo vệ tuyến giáp khỏi bị tổn hại do oxy hóa. Các thực phẩm giàu selen là hải sản, thịt hữu cơ và một số loại ngũ cốc. Trong khi kẽm sẽ có nhiều trong hàu, thịt bò, các loại hạt.
Vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 rất quan trọng để duy trì một hệ thần kinh khỏe mạnh và sản xuất hồng cầu, bên cạnh đó nó cũng đóng một vai trò bảo vệ tuyến giáp.
Kẽm là một trong những khoáng chất rất quan trọng đối với chức năng tuyến giáp
Tránh thực phẩm gây viêm
Quá trình viêm có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và các vấn đề của tuyến giáp như cường giáp hay suy giáp. Một số loại thực phẩm gây viêm cho cơ thể và qua đó ảnh hưởng đến tuyến giáp cần tránh như:
- Các loại bánh mì trắng, mì ống, bánh ngọt có thể làm tăng đường máu và thúc đẩy phản ứng viêm.
- Đồ uống nhiều đường.
- Thịt đỏ hay thịt đã qua chế biến: những loại thực phẩm này có liên quan đến quá trình viêm nhiễm của cơ thể.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ hay thức ăn nhanh: chúng chứa chất béo không lành mạnh và dễ gây viêm.
- Các chế phẩm từ sữa giàu chất béo: một số người sẽ dị ứng với sữa và chế phẩm của nó, qua đó gây viêm.
Ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ thúc đẩy quá trình viêm
Giảm mức độ căng thẳng
Căng thẳng có tác động đáng kể đến chức năng tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết và khi cơ thể gặp căng thẳng quá mức sẽ kích thích một loạt các phản ứng nội tiết phức tạp trong cơ thể, từ đó gây tác dụng tiêu cực đối với tuyến giáp.
Căng thẳng quá mức sẽ gây ra các phản ứng tiêu cực cho tuyến giáp
Uống men vi sinh
Nhiều nghiên cứu cho thấy các triệu chứng của bệnh tuyến giáp có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe đường ruột. Hỗ trợ sức khỏe đường ruột cũng là một biện pháp để giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh tuyến giáp.
Cách tốt nhất để bắt đầu chữa lành đường ruột của bạn là thay đổi chế độ ăn lành mạnh hơn và bổ sung men vi sinh.[4]
>>>>>Xem thêm: Đi tiểu không tự chủ là bệnh gì? Lưu ý 13 nguyên nhân dưới đây
Bổ sung men vi sinh giúp cải thiện triệu chứng bệnh tuyến giáp
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được u tuyến giáp lành tính là bệnh gì và những thực phẩm nào bệnh nhân u tuyến giáp nên kiêng hay nên ăn. Nếu thấy bài viết hữu ích bạn hãy chia sẻ nó đến bạn bè và người thân nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Diag, Health