Nền y học Việt Nam đang ngày càng phát triển, nhiều căn bệnh mạn tính hiện không còn là vấn đề nan giải và không có biện pháp điều trị. Đặc biệt, đối với bệnh suy thận mạn hiện nằm trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu ứng dụng tiến độ y khoa trong điều trị, quản lý bệnh suy thận mạn qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Ứng dụng tiến bộ y khoa trong điều trị và quản lý bệnh thận mạn
Suy thận mạn là gì? Các giai đoạn suy thận
Suy thận mạn hay suy thận cấp tính là tình trạng chức năng thận bị suy giảm dần kéo dài trên 3 tháng, bệnh tiến triển từ từ, nặng lên theo thời gian. Sau vài tháng đến vài năm, cuối cùng dẫn tới mất chức năng không phục hồi, suy thận mạn giai đoạn cuối. Đòi hỏi người bệnh phải đi lọc máu hay ghép thận do chức năng thận đã mất.
Bệnh nhân mắc suy thận mạn sẽ bị giảm mức lọc cầu thận, rối loạn điện giải, tăng huyết áp và các vấn đề khác liên quan đến xương.
Bệnh suy thận mạn được chia làm 5 giai đoạn theo mức độ nghiêm trọng tăng dần:[2]
- Giai đoạn 1: Tổn thương thận ở giai đoạn này thường rất nhẹ, triệu chứng không rõ ràng như chán ăn, mệt mỏi, tiểu đêm nhiều, thiếu máu nhẹ… Nên người bệnh khó phát hiện ra, trừ khi đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Ở giai đoạn này, nếu người bệnh được điều trị đúng phương pháp, xây dựng chế độ ăn hợp lý có thể kiểm soát tình trạng và mức độ tiến triển của bệnh
- Giai đoạn 2: Chức năng thận bị giảm nhẹ, mức lọc cầu thận chỉ khoảng 60 – 80. Tuy nhiên, triệu chứng vẫn chưa quá nghiêm trọng nên người bệnh vẫn khó nhận biết.
- Giai đoạn 3: Trong giai đoạn này, chức năng thận đã suy giảm rõ rệt nhưng vẫn đi kèm các biểu hiện mơ hồ. Tuy nhiên ở một số người bệnh khi khởi phát cơn suy thận cấp tính sẽ có triệu chứng như đau lưng, phù mí mắt, sưng tay, chân. Đặc biệt ở giai đoạn này, các bác sĩ đã chia thành 2 mốc là 3A và 3B. Đối với 3A, mức lọc cầu thận giảm sâu hơn giai đoạn 2, bệnh nhận bị thiếu máu cũng như gặp các vấn đề về xương khớp. Còn 3B, khi này thận đã tổn thương nghiêm trọng, dễ chuyển thành biến chứng nguy hiểm.
- Giai đoạn 4: Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh do các triệu chứng đã biểu hiện rõ ràng như da xanh xao, xuất huyết đường tiêu hoá, tiểu đêm nhiều, tăng huyết áp,… Ngoài ra, chất độc được tích tụ trong thận nhiều do chức năng lọc cầu thận giảm khiến người bệnh dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như suy tim, tiểu đường, nếu không được điều trị kịp thời.
- Giai đoạn 5: Là giai đoạn cuối và cũng là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Lúc này thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, làm nhiều cơ quan nhiễm độc nhất là hệ tiêu hoá, tim mạch, máu, thần kinh, hô hấp. Chức năng thận cũng đã bị mất vĩnh viễn, không phục hồi yêu cầu người bệnh phải ghép thận hoặc lọc máu để duy trì sự sống.
Tìm hiểu thêm: An Thiên Pharma của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
>>>>>Xem thêm: Vitamin B6 có trong thực phẩm nào? 17 loại thực phẩm giàu vitamin B6
Bệnh suy thận mạn được chia làm 5 giai đoạn theo mức độ nghiêm trọng tăng dần
Ứng dụng tiến bộ y khoa trong quản lý và điều trị bệnh thận mạn
Thực tế hiện nay, các chuyên gia y tế đã thảo luận và đưa ra những cách tiếp cận để ứng dụng những tiến độ y học trong quản lý và điều trị bệnh thận mạn từ giai đoạn sớm. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá cũng như phân tích các thử nghiệm trên lâm sàng được công bố trên toàn cầu về kiểm soát bệnh suy thận mạn. Trong đó có nhóm thuốc ức chế SGLT-2i.
Thuốc Dapagliflozin (thuộc nhóm thuốc ức chế SGLT-2i) đã được nghiên cứu sau 20 năm và thử nghiệm lâm sàng toàn cầu về tác dụng của thuốc trên bệnh nhân suy thận mạn ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. [1]
- Kết quả cho thấy, hiệu quả của thuốc đã làm giảm 39% nguy cơ tiến triển của bệnh và 31% nguy cơ tử vong trên bệnh nhân. Điều này đã mở ra hướng đi mới trong điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
- Hiện nay, thuốc đã được Bộ Y Tế phê duyệt dùng cho điều trị bệnh suy thận mạn theo chỉ định của bác sĩ.
- Bên cạnh đó, những biện pháp nhằm tăng khả năng chuẩn đoán bệnh thận mạn ở giai đoạn sớm như xét nghiệm có độ phát hiện cao, cũng được kiến nghị triển khai đến các tuyến y tế để chẩn đoán và can thiệp bệnh sớm hơn.
Để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, bạn nên đi khám sức khoẻ định kỳ để được chẩn đoán và can thiệp sớm nhất, giúp tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm thiểu chi phí y tế nếu mắc bệnh. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người xung quanh cùng biết và giữ gìn sức khoẻ nhé!