Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Rate this post

Ung thư bàng quang là sự tăng sinh bất thường của mô bàng quang. Tỷ lệ sống của bệnh nhân tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh. Cùng tìm hiểu ung thư bàng quang sống được bao lâu qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 có nghĩa là ung thư đã bắt đầu phát triển thành mô liên kết bên dưới niêm mạc bàng quang. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư bàng quang sống sót từ 5 năm trở lên sau khi họ được chẩn đoán. [1]

Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Ung thư bàng quang thường giai đoạn 1 thường khu trú

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 có nghĩa là ung thư đã phát triển qua lớp mô liên kết vào cơ của thành bàng quang. Giai đoạn 2 của ung thư bàng quang chia làm 2 loại:

  • T2a: Khối u đã lan đến nửa trong của lớp cơ bàng quang, có thể được gọi là cơ bề mặt.
  • T2b: Khối u đã lan đến cơ sâu của bàng quang (nửa ngoài của cơ).

Ở giai đoạn này, tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm45%. [1]

Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn 2 có tỷ lệ sống sau 5 năm dưới 50%

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 là giai đoạn mà ung thư đã phát triển qua cơ vào lớp mỡ. Chúng có thể đã lan ra ngoài bàng quang đến tuyến tiền liệt, tử cung hoặc âm đạo, và có thể di căn đến hạch bạch huyết lân cận.

Trong giai đoạn 3, khoảng 40% bệnh nhân có thể sống sót sau từ 5 năm trở lên sau khi được chẩn đoán.[1]

Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Khối u giai đoạn 3 lan đến lớp mỡ bàng quang

Giai đoạn cuối

Giai đoạn 4 – còn gọi giai đoạn cuối của ung thư – có nghĩa là ung thư đã lan đến thành bụng hoặc xương chậu, các hạch bạch huyết xa hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nếu ung thư bàng quang di căn sang bộ phận khác của cơ thể, rất có thể nó sẽ di căn đến xương, phổi hoặc gan.

Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư ở giai đoạn này rất thấp. Khoảng 10% bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn cuối có thể sống sót từ 5 năm trở lên sau khi họ được chẩn đoán. [1]

Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Ung thư bàng quang di căn đến các cơ quan khác của cơ thể

Những yếu tố tác động đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư bàng quang

Thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào tình trạng ung thư có xâm lấn hay không. Hầu hết các bệnh ung thư bàng quang được chẩn đoán khi khối u còn khu trú trong niêm mạc bàng quang. Chúng được gọi là ung thư bàng quang không xâm lấn cơ.

Tiên lượng cho bệnh ung thư bàng quang không xâm lấn cơ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Số lượng.
  • Kích thước khối u.
  • U nguyên phát hay thứ phát.
  • Tỷ lệ và mức độ tái phát.

Đối với ung thư bàng quang xâm lấn cơ, tỷ lệ sống của người bệnh phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư. Điều này có nghĩa là dựa vào mức độ xâm lấn qua lớp cơ của bàng quang và có di căn đến các hạch bạch huyết hay các bộ phận khác của người bệnh. Ngoài ra, loại ung thư cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của bệnh nhân. [2]

Tìm hiểu thêm: Xem ngay 7 cách chữa bọng mắt dưới đơn giản, hiệu quả

Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư bàng quang phụ thuộc vào độ xâm lấn của khối u

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy nước tiểu của mình bị đổi màu và thấy chúng có máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị. Ngoài ra, bạn có thể đi khám ngay để phát hiện nếu có các vấn đề khác về sức khoẻ.

Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Ung thư bàng quang gây tiểu máu

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu nhận thấy bản thân có một trong các dấu hiệu sau, bạn cần nhanh chóng đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất:

  • Nước tiểu sậm màu, có màu coca hoặc máu.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đi tiểu đau rát.
  • Đau lưng.

Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có tình trạng đau lưng và các triệu chứng khác

Chẩn đoán

Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán ung thư bàng quang có thể bao gồm:

  • Nội soi bàng quang: bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ, hẹp qua niệu đạo của bạn để kiểm tra các cấu trúc của bàng quang và tìm dấu hiệu bệnh.
  • Sinh thiết: trong quá trình nội soi bàng quang, bác sĩ có thể lấy 1 phần hay toàn bộ tế bào để xét nghiệm. Quy trình này đôi khi được gọi là cắt bỏ khối u bàng quang qua niệu đạo.
  • Tổng phân tích nước tiểu: bạn sẽ được yêu cầu lấy nước tiểu vào 1 lọ nhỏ sau đó kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ phân tích chúng dưới kính hiển vi.
  • Chẩn đoán hình ảnh: sử dụng CT – scan niệu đồ hoặc chụp niệu quản – bể thận ngược dòng để kiểm tra cấu trúc đường tiết niệu của bạn. Chụp X-quang không để chẩn đoán ung thư bàng quang mà dùng để xem ung thư có di căn phổi hay không. Nếu nghi ngờ, bác sĩ có thể tiến hành chụp CT – Scan ngực. [3]

Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

>>>>>Xem thêm: Ai không nên ăn hạt óc chó? 4 cách sử dụng quả óc chó bạn cần lưu ý

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để chẩn đoán ung thư bàng quang

Các bệnh viện uy tín

Nếu bản thân, gia đình và bạn bè gặp phải tình trạng ung thư bàng quang hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Ung bướu/Khoa Tiết niệu của một số bệnh viện uy tín sau:

  • Tại TPHCM: Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Ung Bướu,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện K, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội,…

Một số lưu ý trước và sau khi điều trị ung thư bàng quang

Một số điều bạn cần làm trước và sau khi điều trị ung thư bàng quang như:

  • Không hút thuốc: bạn không nên hút thuốc trước và sau quá trình điều trị vì thuốc lá có thể khiến bạn không đáp ứng tốt với quá trình điều trị hoặc gặp nhiều tác dụng phụ. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư tái phát.
  • Tập thể dục: tập thể dục sẽ giúp bạn tăng cường sức khoẻ cho quá trình điều trị và phục hồi. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng có thể giúp bạn đối phó với các tác dụng phụ khi điều trị.
  • Cải thiện chế độ ăn uống: bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein. Chế độ ăn hợp lý có thể cải thiện sức khoẻ của bạn, từ đó bạn có thể đáp ứng tốt hơn với điều trị.
  • Tập vật lý trị liệu: bác sĩ có thể hướng dẫn bạn các bài tập để tăng cường cơ sàn chậu, giúp kiểm soát hoạt động của bàng quang và ruột. Những bài tập này rất hữu ích nếu bạn có tân sinh bàng quang, phẫu thuật cắt bỏ một phần bàng quang hoặc xạ trị. [3]

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc thời gian sống của bệnh nhân bị ung thư bàng quang. Để phòng ngừa ung thư bàng quang, mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống phù hợp và thường xuyên đi tầm soát ung thư nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *