Ung thư da là một căn bệnh thường gặp và đang có tốc độ gia tăng nhanh chóng hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu xem ung thư da có chữa được không và các lưu ý điều trị ung thư da qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Ung thư da có chữa được không? Lưu ý khi điều trị ung thư da
Contents
Ung thư da là gì?
Ung thư da là một bệnh mà các tế bào ác tính hình thành trong các mô của da, các tế bào phát triển nhiều nhất ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Có 3 loại ung thư da chính gồm:
- Ung thư biểu mô tế bào đáy: 80%.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: 16%.
- Ung thư tế bào sắc tố (hắc tố): 4%.[1]
Ung thư da là sự xuất hiện các tế bào ác tính trên da
Ung thư da có nguy hiểm không?
Ung thư da là dạng ung thư thường gặp trên thế giới, không phân biệt màu da. Thông thường, tỷ lệ mắc ung thư da ở người da trắng cao hơn nhưng lại có thể phát hiện sớm để kịp thời điều trị hơn những chủng tộc còn lại. [2]
Ung thư da không phải tế bào sắc tố thì thường ít khi gây tử vong. Tuy nhiên, nếu là ung thư tế bào sắc tố thì sẽ rất nguy hiểm vì nó xâm lấn sâu, tiến triển nhanh, di căn nhanh sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt nếu phát hiện muộn sẽ dẫn tới tử vong. [3]
Ung thư tế bào hắc tố là loại ung thư da nguy hiểm nhất
Ung thư da có chữa được không?
Không giống như các cơ quan khác nằm trong cơ thế, những thay đổi về da dễ dàng quan sát và nhận biết được nên việc phát hiện cũng như điều trị các bệnh lý về da dễ hơn với các cơ quan khác.
Ung thư da có thể chữa được, thậm chí chữa khỏi nếu bạn phát hiện sớm và được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần chú ý những thay đổi trên làn da của mình để có thể kiểm soát kịp thời các bệnh lý có thể xảy ra. [4]
Ung thư da nếu được phát hiện sớm có thể khỏi được
Các phương pháp điều trị ung thư da
Phẫu thuật
Bác sĩ dùng dao mổ khoét, loại bỏ khối u ác tính cùng một số tế bào lành xung quanh, để phần da sót lại không còn tế bào ung thư nữa.
Trong một số trường hợp để vùng da còn lại không còn khối u, bác sĩ phải cắt một lượng da lành đáng kể. Vì thế, cách làm này không phù hợp với vùng da cần cắt lọc tiết kiệm như da mặt, da bàn tay,…
Trường hợp khác, bác sĩ không thể nào phẫu thuật lấy hết khối u do kích thước quá lớn, cần phải tiến hành thêm phương pháp xạ trị hoặc hóa trị đi kèm.
Phương pháp phẫu thuật loại bỏ vùng da ung thư
Phẫu thuật lạnh
Với khối u ở da, bác sĩ sẽ phun trực tiếp nitơ lỏng hoặc sử dụng các dụng cụ làm lạnh đưa nitơ lỏng, khí argon xuyên qua da để phá huỷ các mô bị bệnh. Các mô chết sẽ tạo thành lớp vảy và bong ra sau khi tan băng.
Thực hiện phẫu thuật lạnh cần gây tê tại chỗ và bệnh nhân có thể không cần nhập viện. Phương pháp này áp dụng cho ung thư biểu mô tế bào đáy và tế bào vảy, đồng thời có hiệu quả với các ung thư được phát hiện sớm.
Phẫu thuật lạnh làm tế bào ung thư đóng băng và tróc ra
Phẫu thuật Mohs
Phẫu thuật Mohs là kỹ thuật loại bỏ từng lớp da. Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm tra mỗi lớp da mỏng thu được dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu ung thư cho đến khi phát hiện không còn tế bào ung thư thì dừng lại.
Phẫu thuật Mohs cần gây tê tại chỗ và bệnh nhân cũng không cần phải nhập viện. Phương pháp Mohs này áp dụng cho các ung thư da có diện tích lớn trên các vùng da cần được bảo tồn tối đa như da mặt, ngón tay, mũi, bộ phận sinh dục.
Phẫu thuật Mohs loại bỏ từng lớp da mỏng ở vị trí khối u
Đốt điện
Trong phương pháp này, các khối u sẽ được loại bỏ bằng dụng cụ nạo hình thìa. Sau khi loại bỏ khối u ra khỏi da, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đốt điện để kiểm soát việc chảy máu cũng như tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại.
Kỹ thuật đốt điện được áp dụng cho những khối u nhỏ nằm ở thân và tứ chi trong ung thư biểu mô tế bào đáy và tế bào vảy. Ngoài ra, đốt điện cũng có thể được áp dụng chi tình trạng da tiền ung thư được gọi là dày sừng quang hóa.
Đốt điện giúp kiểm soát cầm máu khi loại bỏ tế bào ung thư
Xạ trị
Xạ trị là kỹ thuật sử dụng chùm tia phóng xạ có mức năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Từ đó, giúp thu nhỏ hoặc làm biến mất hoàn toàn khối u. Xạ trị có thể được áp dụng khi phương pháp phẫu thuật không lấy được hoàn toàn khối u.
Phương pháp xạ trị thường áp dụng cho bệnh ung thư da không phải khối u ác tính gồm xạ trị trong và xạ trị ngoài. Bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị dựa vào loại ung thư da bạn mắc phải cũng như vị trí và kích thước của nó.
Xạ trị áp dụng cho những khối u phẫu thuật chưa loại hết
Hóa trị
Đây là phương pháp sử dụng hoá chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Người bệnh có thể sử dụng một số dạng kem có chứa chất chống ung thư để bôi trực tiếp trên da nếu ung thư giới hạn ở lớp thượng bì (lớp trên cùng) của da.
Nếu ung thư da di căn sang các vùng khác của cơ thể có thể dùng hoá chất theo đường toàn thân để diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường không hiệu quả đối với khối u hắc tố nhưng nó có thể hỗ trợ thu nhỏ khối u ở một số người.
Tìm hiểu thêm: 4 lưu ý tránh nhiễm trùng khi bấm lỗ tai không thể bỏ qua!
Hoá trị hay được dùng với ung thư giai đoạn cuối, di căn
Liệu pháp quang động
Liệu pháp quang động sử dụng một loại thuốc gọi là chất nhạy cảm ánh sáng (thuốc cảm quang) cùng với một loại ánh sáng cụ thể. Chất này sẽ hoạt động khi tiếp xúc với loại ánh sáng tương ứng với nó.
Thuốc cảm quang khi tiêm vào cơ thể sẽ được các tế bào ung thư giữ lại lâu hơn tế bào bình thường. Sau 24 – 48 giờ tiêm thuốc, chiếu ánh sáng mà chất này nhạy cảm để chuyển nó thành dạng hoạt động và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Liệu pháp quang động thường được sử dụng trong điều trị ung thư tế bào đáy và tế bào vảy giai đoạn sớm. Ngoài ra, liệu pháp này còn có tác dụng ngăn cản mạch máu tới khối u và kích thích hệ thống miễn dịch tấn công khối u.
Liệu pháp quang động sử dụng nguồn ánh sáng tương ứng với thuốc
Liệu pháp sinh học
Liệu pháp sinh học hay còn gọi là liệu pháp miễn dịch giúp tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn. Liệu pháp này kích thích hệ thống miễn dịch làm ngưng hay kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, qua đó ngăn cản ung thư di căn.
Một số liệu pháp sinh học đang được áp dụng điều trị là Kháng thể đơn dòng và liệu pháp ức chế khối u, Liệu pháp miễn dịch không đặc hiệu (Interferon, Interleukin), Liệu pháp virus oncolytic, Liệu pháp tế bào T, Vaccine ung thư…
Liệu pháp sinh học được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị ung thư hắc tố giai đoạn cuối hoặc tiến triển. Liệu pháp này thường gây ra ít tác dụng phụ độc hại hơn so với các phương pháp điều trị ung thư khác.
Liệu pháp sinh học kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bất cứ thay đổi nào trên da làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay chất lượng cuộc sống, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu của ung thư da bạn có thể tham khảo:
- Vết loét lâu liền.
- Xuất hiện vết loét hoặc u trên nền sẹo cũ.
- Nốt ruồi thay đổi kích thước, màu sắc.
- Vết loét có nổi cục, dễ chảy máu.
Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn có những dấu hiệu bất thường trên da
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ dựa vào việc hỏi bệnh và quan sát da của bạn bằng kính lúp để xem xét rõ hơn tổn thương. Sau đó, dựa vào các dấu hiệu lâm sàng sẽ chỉ định những xét nghiệm phù hợp như:
- Sinh thiết da: lấy một mẫu bệnh phẩm, tiến hành soi tế bào để đưa ra kết luận có phải là ung thư hay không, là loại ung thư nào và đã phát triển đến giai đoạn nào.
- Chụp X-quang hoặc CT: trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ khối u xâm lấn đến các vùng, cơ quan khác.
Sinh thiết da giúp xác định tình trạng ung thư
Các bệnh viện uy tín
Nếu bản thân, gia đình và bạn bè xuất hiện các triệu chứng ung thư da hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Ung bướu của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân 115,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K,…
Chăm sóc người ung thư da
Người bệnh nên theo dõi da thường xuyên, nếu phát hiện điều gì khác thường nên đến gặp bác sĩ đang điều trị. Người bệnh phải bảo vệ làn da trước những tác động của môi trường.
Một số cách giúp bạn bảo vệ làn da của mình như sau:
- Mặc quần áo dài tay, áo chống nắng khi đi ra ngoài.
- Đeo kính râm.
- Hạn chế ra ngoài trưa và đầu giờ chiều (từ 10 giờ – 15 giờ).
- Không được phơi nắng, tắm nắng.
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF thấp nhất là 15, có khả năng bảo vệ da trước hai loại tia cực tím là UVA và UVB.
Bạn hãy bảo vệ da khỏi tia UV bằng kem chống nắng
Lưu ý khi điều trị ung thư da
Điều nên làm khi điều trị ung thư da
Khi phát hiện mắc ung thư da, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kịp thời thăm khám và điều trị sớm, đồng thời nên chú ý những điều sau:
- Luôn kể tiền sử ung thư da với các bác sĩ điều trị những bệnh khác, hoặc bất kì lần thăm khám nào sau khi đã được chẩn đoán ung thư da.
- Mang hoặc chụp lại thuốc đang dùng.
- Cân nhắc kĩ các phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cung cấp đầy đủ thông tin bệnh sử cho bác sĩ khi điều trị ung thư da
Điều không nên làm khi điều trị ung thư da
Khi đang trong quá trinh điều trị ung thư da, người bệnh không nên:
- Không hỏi kĩ bác sĩ về tình hình bệnh và các phương pháp điều trị.
- Không quyết định phương pháp điều trị dựa vào cảm tính.
- Không phụ thuộc vào các thông tin chưa xác thực qua truyền thông.
>>>>>Xem thêm: 6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc
Không nên tự tìm hiểu điều trị ung thư da qua internet
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp điều trị ung thư da. Hãy chú ý bảo vệ làn da và khám bệnh định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng ung thư da nếu bạn gặp phải nhé!