Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm và thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối. Khi đó các tế bào ung thư đã lan tràn khắp cơ thể gây nhiều đau đớn, mệt mỏi cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu ung thư giai đoạn cuối có chữa được không qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Ung thư giai đoạn cuối có chữa được không?
Contents
Ung thư giai đoạn cuối là gì?
Ung thư giai đoạn cuối hay còn gọi là giai đoạn tiến triển xảy ra khi khối u đã di căn đến các cơ quan trong cơ thể. Các lựa chọn điều trị sẽ tùy thuộc vào loại ung thư đó là gì, mức độ di căn là bao nhiêu, trình trạng sức khỏe và đáp ứng của người bệnh với điều trị.
Mục tiêu điều trị chủ yếu là làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của tế bào ung thư, giúp giảm các triệu chứng đau đớn về thể xác và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.[1]
Giai đoạn cuối xảy ra khi tế bào ung thư lan sang các cơ quan khác
Các phương pháp điều trị ung thư giai đoạn cuối
Các phương pháp điều trị ung thư giai đoạn cuối
Hiện nay, y học có nhiều phương pháp điều trị ung thư khác nhau. Cụ thể như sau:
- Hóa trị: là dùng các hóa chất mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư, đây một trong những phương pháp điều trị chính cho ung thư giai đoạn cuối.
- Xạ trị: kết hợp với phẫu thuật hoặc hóa trị để thu nhỏ khối u và giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
- Phẫu thuật: thường được ứng dụng để giảm các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh.
- Liệu pháp miễn dịch: tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch để nó có thể tìm ra và tấn công các tế bào ung thư.
- Liệu pháp nhắm đích: sử dụng thuốc nhắm vào các gen và protein của tế bào ung thư, phương pháp này không gây hại cho tế bào khỏe mạnh và có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Liệu pháp hormone: dùng thuốc làm giảm nồng độ hormone trong cơ thể do đó ngăn chặn sự phát triển và nhân rộng của các tế bào ung thư phụ thuộc hormone như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
Bệnh viện điều trị ung thư uy tín
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
- Tại Hà Nội: bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, bệnh viện Bạch Mai.
Tìm hiểu thêm: Các vitamin nhóm B và vai trò của vitamin B đối với cơ thể
Một số phương pháp điều trị ung thư giai đoạn cuối
Ung thư giai đoạn cuối có chữa được không?
Khả năng chữa khỏi bệnh ung thư giai đoạn cuối sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí ung thư, giai đoạn bệnh, sức khỏe và đáp ứng với điều trị của bệnh nhân. Ung thư đã tiến triển đến giai đoạn cuối thường không thể chữa khỏi vì lúc này các tế bào ung thư đã di căn khắp toàn bộ cơ thể khiến cho việc loại bỏ chúng trở nên khó khăn và nguy hiểm.
Tuy nhiên, một vài trường hợp ung thư giai đoạn cuối vẫn có khả năng thuyên giảm dù đã xuất hiện di căn như ung thư vú. Thuyên giảm được xem là sự giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư, nếu các dấu hiệu và triệu chứng này biến mất hoàn toàn sau 5 năm thì bệnh nhân được xem như đã khỏi bệnh.
>>>>>Xem thêm: Keratin là gì? Tác dụng và cách bổ sung keratin, thực phẩm giàu keratin
Ung thư vú giai đoạn cuối vẫn có khả năng thuyên giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.
Ung thư giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư, số lượng và vị trí tế bào di căn. Bác sĩ thường dùng tỷ lệ sống sót sau 5 năm mắc bệnh để nói về triển vọng sống của người bệnh đối với mỗi loại ung thư cụ thể bao gồm:
- Ung thư vú: Hiệp Hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người ung thư vú đã di căn đến các cơ quan xa trên cơ thể là 28%. Điều này có nghĩa là trong 100 người mắc ung thư vú giai đoạn cuối, sẽ có 28 người hoặc ít hơn con số đó sống được hơn 5 năm sau khi chẩn đoán.
- Ung thư phổi: gồm 2 loại chính bao gồm ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ với tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn cuối lần lượt là 3% và 6%.
- Ung thư đại trực tràng: Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã báo cáo rằng tỷ lệ sống sót 5 năm đối với bệnh ung thư đại trực tràng đã di căn đến các cơ quan xa cơ thể là 14 – 16%.
- Ung thư tuyến tiền liệt: Với tình trạng khối u đã di căn đến các cơ quan xa cơ thể thì tỷ lệ bệnh nhân có thể sống sót sau 5 năm là 30%.
- Ung thư da: Ung thư giai đoạn cuối đã di căn với tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 30%. Có nghĩa là có 100 người mắc bệnh ung thư da giai đoạn cuối thì có đến 30 người có khả năng sống được hơn 5 năm.
- Ung thư cổ tử cung: Theo thống kê, tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối khá thấp, chỉ khoảng 17%.[1],[3]
Ung thư giai đoạn cuối hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Thời gian sống trung bình của các bệnh sẽ tùy thuộc vào loại ung thư bệnh nhân mắc phải, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hãy chia sẻ kiến thức này đến mọi người xung quanh bạn nhé!