Ngứa khóe mắt là tình trạng phổ biến, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa khóe mắt qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 10 nguyên nhân gây ngứa mắt và cách làm dịu cơn ngứa nhanh chóng
Ngứa khóe mắt có thể dễ dàng phòng tránh ngay tại nhà
Nguyên nhân gây ngứa khóe mắt
Khô mắt
Các tuyến lệ có nhiệm vụ tạo ra nước mắt, giúp làm ẩm mắt và giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh. Khi không có đủ nước mắt, tình trạng khô và ngứa mắt có thể xảy ra, đặc biệt là ở vùng khóe mắt.
Khô mắt trở nên phổ biến hơn khi bạn già đi, vì khi đó tuyến lệ sẽ tiết ra ít nước mắt hơn. Ngoài ngứa, các triệu chứng khác thường đi kèm với khô mắt có thể bao gồm đỏ, đau nhức và nhạy cảm với ánh sáng.
Bên cạnh đó, một số tác nhân sau đây cũng có thể gây ra tình trạng khô mắt:
- Sử dụng kính áp tròng không đúng cách.
- Thời tiết lạnh và gió.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc (như thuốc kháng histamine, thuốc tránh thai và thuốc lợi tiểu).
- Do các bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp và lupus ban đỏ.
Khô mắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngứa khóe mắt
Dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc xảy ra khi hệ miễn dịch làm việc quá mức, tạo nên những phản ứng với một thành phần nào đó trong thuốc. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì dạng dùng nào của thuốc, như đường uống, đường tiêm hay bôi ngoài da.
Tùy theo cơ địa từng người mà các triệu chứng do dị ứng thuốc có thể khác nhau, một trong số đó có thể kể đến ngứa khóe mắt. Tình trạng này tuy không quá phổ biến nhưng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời.
Dị ứng thuốc có thể khiến bạn bị ngứa khóe mắt
Dị ứng theo mùa
Ngứa khoé mắt cũng có thể là biểu hiện của dị ứng theo mùa nếu bệnh diễn ra đều đặn, có chu kì tại cùng một thời điểm hàng năm. Tình trạng ngứa khóe mắt thường đi kèm theo một số phản ứng dị ứng khác, chẳng hạn như hắt hơi, nghẹt mũi,…
Thông thường, histamine sẽ kích hoạt các triệu chứng dị ứng. Đây là một loại hợp chất hình thành từ các tế bào nhằm kháng lại các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, histamine cũng là nguyên nhân gây ra phản ứng viêm và hiện tượng ngứa khóe mắt.
Ngứa khóe mắt diễn ra có chu kì thì khả năng bạn bị dị ứng theo mùa là rất cao
Viêm bờ mi
Viêm bờ mi là tình trạng viêm ở vùng mí mắt, có thể gây ảnh hưởng đến cả hai mắt dẫn đến kích ứng, mẩn đỏ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời.
Khi phần bên ngoài của mí mắt bị viêm (viêm bờ mi trước), nguyên nhân chủ yếu thường do tụ cầu hoặc các loại vi khuẩn khác. Khi mí mắt bên trong bị viêm (viêm bờ mi sau), nguyên nhân thường do các vấn đề về tuyến Meibomian hoặc các vấn đề về da gây nên.
Viêm bờ mi gây sưng và đau mí mắt, kèm theo đó là hiện tượng ngứa và đỏ, trong đó có cả vùng khóe mắt.
Viêm bờ mi là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ngứa khóe mắt
Rối loạn chức năng tuyến Meibomian
Rối loạn chức năng tuyến Meibomian xảy ra khi tuyến sản xuất lớp dầu của nước mắt hoạt động không bình thường. Các tuyến này được tìm thấy ở mí mắt trên và dưới.
Khi chúng không sản xuất đủ dầu, mắt của bạn có thể gặp tình trạng khô, đặc biệt là ngứa và đau ở vùng khóe mắt.
Rối loạn chức năng tuyến Meibomian gây khô và ngứa khóe mắt
Viêm túi lệ
Viêm túi lệ là tình trạng túi lệ, ống lệ ở khóe mắt bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu mũi bị chấn thương hoặc polyp mũi đã hình thành thì có thể gây tắc nghẽn lệ đạo, từ đó gây ra tình trạng ngứa khóe mắt.
Nếu bị viêm túi lệ, bạn cũng có thể bị chảy dịch từ khóe mắt hoặc đôi khi bị sốt, nhiễm trùng mắt và làm mờ mắt. Người bệnh cảm thấy rất khó chịu, giảm khả năng lao động và chất lượng cuộc sống.
Trẻ sơ sinh có tuyến lệ rất hẹp, đôi khi có thể bị tắc nghẽn và nhiễm trùng. Nhưng khi trẻ lớn lên, những biến chứng như vậy rất hiếm và thường không đáng lo ngại.
Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng tại nhà
Viêm túi lệ có thể gây tắc nghẽn lệ đạo, từ đó gây tình trạng ngứa khóe mắt
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc (hay đau mắt đỏ) là tình trạng viêm màng che phủ bề mặt nhãn cầu và mặt trong mi mắt. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn, vi-rút hoặc dị ứng gây nên. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Đỏ mắt, sưng mắt.
- Chảy nước mắt.
- Ngứa mắt, bao gồm cả ngứa khóe mắt.
- Cảm giác cộm ở mắt.
Ngứa khóe mắt là một trong những triệu chứng của viêm kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc
Khi một trong những mạch máu nhỏ ở mắt bị vỡ, gây nên hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc. Ngoài việc gây ra một đốm đỏ tươi xuất hiện ở phần lòng trắng của mắt (màng cứng), mắt của bạn cũng có thể cảm thấy ngứa hoặc như thể có thứ gì đó kích ứng mí mắt.
Những triệu chứng này sẽ được cảm nhận ở bất cứ nơi nào mà tình trạng xuất huyết xảy ra, bao gồm cả khóe mắt.
Xuất huyết dưới kết mạc gây nên tình trạng ngứa khóe mắt
Dị vật trong mắt
Đôi khi cảm giác ngứa không phải do bệnh lý mà do một hạt bụi, hạt cát hoặc một sợi lông mi mắc vào dưới mí mắt hay trong khóe mắt của bạn.
Những dị vật này có thể làm tắc ống dẫn nước mắt tạm thời, khiến mắt bị khô và ngứa. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên rửa mắt thường xuyên bằng các loại thuốc nhỏ mắt, tra mắt.
Kính áp tròng
Kính áp tròng có thể giúp hỗ trợ thị lực mà không gây bất tiện như kính gọng. Tuy nhiên điều này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đối với mắt. Đeo kính áp tròng quá lâu hoặc không vệ sinh chúng có thể gây ra tình trạng khô mắt hay nhiễm trùng mắt do vi khuẩn.
Thấu kính sẽ cản trở quá trình tiết nước mắt, làm bạn có thể cảm thấy ngứa ở khóe mắt. Ngay cả khi đã tháo kính áp tròng, tình trạng mỏi mắt và lộm cộm, khó chịu trong mắt vẫn có thể xảy ra.
Kính áp tròng có thể gây ra nhiều vấn đề về mắt
Mẹo chữa ngứa khóe mắt
Để cải thiện tình trạng ngứa khóe mắt, bạn có thể áp dụng một số cách sau ngay tại nhà:
- Nước mắt nhân tạo: đây là một dạng thuốc nhỏ mắt không kê đơn, giúp giảm tình trạng khô mắt và ngứa khóe mắt rất nhanh chóng và hiệu quả.
- Chườm lạnh: chườm khăn hoặc gạc lạnh, ẩm lên đôi mắt có thể giúp làm dịu cơn ngứa ở khóe mắt.
- Chườm nóng: là phương pháp điều trị hiệu quả đối với tình trạng rối loạn chức năng tuyến Meibomian và viêm bờ mi. Bạn cần đắp một miếng gạc ẩm, ấm lên đôi mắt để cải thiện tình trạng ngứa khóe mắt.
Sử dụng nước mắt nhân tạo là một cách chữa ngứa khóe mắt hiệu quả
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Tình trạng khô mắt có thể được khắc phục dễ dàng bằng thuốc nhỏ mắt mà không cần đi khám bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu ngứa mắt kèm theo tiết dịch hoặc sưng mắt hoặc bạn cần tham khảo ý kiến chuyên môn, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Nếu mắt bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bạn có thể sẽ cần dùng kháng sinh để giải quyết tình trạng bệnh.
Đến gặp bác sĩ nếu ngứa mắt kèm theo tiết dịch hoặc sưng mắt
Chẩn đoán
Ngứa khóe mắt được bác sĩ chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu sau đây: ngứa mắt liên tục, lặp đi lặp lại hoặc đi kèm khoé mắt bị sưng đỏ. Việc chẩn đoán đúng tình trạng có thể giúp quá trình điều trị hiệu quả và nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Nghiện mạng xã hội là gì? Tác hại nguy hiểm và cách khắc phục hiệu quả
Ngứa khóe mắt được chẩn đoán dựa vào việc ngứa mắt liên tục kèm sưng đỏ
Các bệnh viện uy tín chuyên khoa mắt
Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất, các bện viện hay phòng khám chuyên khoa Mắt. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
- Tại TP.HCM: Bệnh viện Mắt TP.HCM, Khoa Mắt – Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Mắt Sài Gòn.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện mắt Trung Ương, Khoa Mắt – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện mắt Việt – Nga.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây ngứa khóe mắt và cách giảm cảm giác ngứa hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết nhiều hơn cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!