Tảo xoắn Nhật Bản được biết đến như một loại thực phẩm siêu bổ dưỡng và rất được yêu thích. Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng loại thực phẩm này cũng có một vài tác dụng phụ cần lưu ý. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng phụ của tảo xoắn Nhật Bản qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: 10 tác dụng phụ của tảo xoắn Nhật Bản và lưu ý khi sử dụng
Tảo xoắn spirulina được coi là loại thực phẩm siêu dưỡng chất
Contents
- 1 Làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tự miễn
- 2 Cản trở hoạt động thuốc ức chế miễn dịch
- 3 Nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng
- 4 Ảnh hưởng trên thận
- 5 Tăng nguy cơ thiếu vitamin B12
- 6 Gây khó chịu về tiêu hóa và buồn nôn
- 7 Có thể gây lo âu và bệnh thần kinh vận động (MND)
- 8 Làm trầm trọng triệu chứng của bệnh phenylketon niệu
- 9 Làm chậm quá trình đông máu
- 10 Rủi ro đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
- 11 Lưu ý khi sử dụng tảo xoắn
Làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tự miễn
Tảo xoắn có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, vì thế đôi khi nó cũng có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh lupus ban đỏ, thiếu máu ác tính, bệnh đa xơ cứng và viêm khớp dạng khớp.
Sau khi tiêu thụ tảo xoắn, cơ thể sẽ kích thích và khuếch đại hoạt động của hệ thống miễn dịch. Điều này làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh đã có từ trước hoặc làm tăng phản ứng viêm. [2]
Tảo xoắn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ
Cản trở hoạt động thuốc ức chế miễn dịch
Tảo xoắn có tương tác với một vài loại thuốc như thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chống đông máu và đặc biệt thuốc ức chế miễn dịch. Từ đó, nó có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc với cơ thể khi dùng chung.
Đối với thuốc ức chế miễn dịch, tảo xoắn có thể làm giảm tác dụng của thuốc đối với cơ thể bạn. Đồng thời, tảo xoắn còn có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, vì thế các phản ứng miễn dịch có thể xảy ra mạnh hơn hay phản ứng quá mức.
Tảo xoắn có khả năng cản trở hoạt động thuốc ức chế miễn dịch
Nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng
Một số loại tảo xoắn phát triển trong tự nhiên có thể bị nhiễm các kim loại nặng tồn tại trong môi trường như thủy ngân, asen và chì. Vì thế, việc tiêu thụ các loại tảo xoắn này cũng có thể khiến cơ thể bạn bị nhiễm độc kim loại nặng.
Khi bị nhiễm kim loại nặng, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là gan và thận. Vì thế, bạn nên lựa chọn tảo xoắn có nguồn gốc rõ ràng để hạn chế việc tiêu thụ các độc tố từ loại thực phẩm này.
Bạn nên tiêu thụ tảo xoắn có nguồn gốc rõ ràng để tránh nhiễm độc kim loại nặng
Ảnh hưởng trên thận
Quá trình chuyển hóa protein có trong tảo xoắn của cơ thể tạo thành urê và sản phẩm cuối cùng là amoniac. Một lượng lớn amoniac tạo ra sẽ được đào thải qua thận, từ đó gây áp lực quá mức lên thận.
Tình trạng áp lực quá mức này dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của thận và thậm chí là suy thận. Đặc biệt, do nồng độ urê trong thận quá cao, một số trường hợp có xu hướng phát triển thành sỏi thận.
Tiêu thụ tảo xoắn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của thận
Tăng nguy cơ thiếu vitamin B12
Tảo xoắn có thành phần vitamin B12 với hàm lượng cao, tuy nhiên cơ thể chúng ta không thể hấp thu tốt loại vitamin này từ tảo xoắn. Vì thế, nếu bạn đang thiếu vitamin B12, tảo xoắn không phải là lựa chọn ưu tiên.
Điều này nghĩa là tảo xoắn không gây ra tình trạng thiếu vitamin B12, nhưng nếu bạn chọn tảo xoắn như một nguồn bổ sung thì tình trạng thiếu vitamin B12 có thể sẽ ngày càng nặng hơn. Các triệu chứng thiếu vitamin B21 như mệt mỏi, viêm lưỡi, da nhợt nhạt, chán ăn,…
Tảo xoắn không giúp cải thiện tình trạng thiếu vitamin B12
Gây khó chịu về tiêu hóa và buồn nôn
Việc sử dụng tảo xoắn có thể gây các ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, gây đau quặn bụng. Bên cạnh đó, tình trạng sốc phản vệ có thể gặp ở những người sử dụng lần đầu tiên hoặc người có cơ địa dị ứng với tảo xoắn. [3]
Tiêu thụ tảo xoắn bị nhiễm các chất độc hại từ môi trường cũng làm phát sinh các bệnh lý trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, khó tiêu và mất nước cấp tính.
Nếu gặp phải các phản ứng khó chịu này, bạn nên ngừng sử dụng và nếu sau đó triệu chứng vẫn không thuyên giảm hoặc nặng hơn, bạn nên đến khám bác sĩ ngay.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa để cải thiện các triệu chứng và mang lại cảm giác dễ chịu hơn.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu RPG Life Sciences của nước nào? Chất lượng ra sao?
Việc sử dụng tảo xoắn có thể gây các triệu chứng như nôn, buồn nôn
Có thể gây lo âu và bệnh thần kinh vận động (MND)
Tảo xoắn được thu hoạch từ môi trường tự nhiên nên có thể sẽ bị ô nhiễm. Do đó, nó có thể tạo ra các hóa chất gây độc thần kinh như β-methylamino-L-alanine (BMAA), dẫn đến các rối loạn thần kinh nghiêm trọng.
Các rối loạn thần kinh đó bao gồm: rối loạn lo âu, bệnh thần kinh vận động (MND), bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, mất trí nhớ và mất ngủ. [4]
Tảo xoắn nguồn gốc hoang dã có thể gây rối loạn lo âu
Làm trầm trọng triệu chứng của bệnh phenylketon niệu
Phenylketon niệu là một rối loạn di truyền, trong đó bệnh nhân không thể chuyển hóa acid amin phenylalanine thành tyrosin do thiếu một loại enzyme gọi là phenylalanine hydroxylase. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: chậm phát triển, co giật, hiếu động thái quá và mất khả năng phân tích.
Tảo xoắn là một thực phẩm rất giàu phenylalanine, do vậy nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh phenylketon niệu. Vì thế, bạn tuyệt đối không được sử dụng tảo xoắn khi có chẩn đoán bệnh này.
Người được chẩn đoán mắc bệnh phenylketon niệu không được sử dụng tảo xoắn
Làm chậm quá trình đông máu
Đối với những người đang sử dụng thuốc chống đông hoặc những người bị rối loạn chảy máu, tảo xoắn có thể làm tình trạng chảy máu trầm trọng hơn. Tảo xoắn làm tăng tác dụng chống đông của thuốc, từ đó gây ra tình trạng dễ xuất huyết nguy hiểm cho người dùng.
Ngoài ra, ở người rối loạn chảy máu, tảo xoắn làm giảm đông máu gây ra tình trạng bầm tím và chảy máu nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên tránh dùng tảo xoắn nếu đang bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu để hạn chế tình trạng chảy máu nặng hơn.
Tảo xoắn có thể làm chậm đông máu tạo ra các vết bầm tím
Rủi ro đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Sự an toàn của tảo xoắn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các mẹ nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ khi có nhu cầu sử dụng các sản phẩm này.
Phụ nữ cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng tảo xoắn
Lưu ý khi sử dụng tảo xoắn
Liều lượng: theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), liều lượng sử dụng tảo xoắn tối đa là 19g/ngày (nếu dùng trong 2 tháng) và tối đa 1g/ngày (nếu dùng trong 6 tháng).[5]
Đối tượng nên tránh:
- Người mắc bệnh tự miễn dịch.
- Người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
- Người bị dị ứng nói chung và dị ứng với tảo xoắn nói riêng.
- Người mắc bệnh phenylketon niệu.
Cách bổ sung tảo xoắn vào chế độ ăn hằng ngày:
- Nếu dùng dạng bột: thêm vào sinh tố để tạo cho thức uống có màu xanh lục hoặc rắc bột lên món salad, súp.
- Nếu dùng dạng viên: có thể dùng tảo xoắn như một loại thực phẩm chức năng để bổ sung hàng ngày.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách khai báo sức khỏe y tế toàn dân phòng dịch cúm COVID-19
Có thể sử dụng tảo xoắn ở dạng bột hoặc viên nén để bổ sung dưỡng chất
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về tác dụng phụ của tảo xoắn Nhật Bản. Hãy cẩn thận và chọn lựa sản phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân bạn nhé!