Bệnh về máu có rất nhiều loại và triệu chứng khác nhau ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu các bệnh về máu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 11 bệnh về máu thường gặp, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Danh sách các bệnh về máu
Thiếu máu do bệnh mạn tính
Thiếu máu do bệnh mạn tính phát triển từ việc nhiễm trùng lâu dài gây ra một số thay đổi trong hệ thống sản xuất máu. Từ đó, rút ngắn tuổi thọ của tế bào máu và giảm lượng sắt có sẵn để tạo ra các tế bào hồng cầu.
Các vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến thiếu máu do bệnh mạn tính bao gồm:
- Viêm tủy xương.
- Bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
- Bệnh thận mạn.
- Đái tháo đường.
Bệnh thiếu máu mạn tính thường nhẹ và tiến triển chậm nên không có triệu chứng hoặc có triệu các chứng mơ hồ như da tái nhợt, đau đầu, giảm khả năng gắng sức và chóng mặt.
Bệnh Crohn nói chung – viêm loét đại tràng có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính
Thiếu máu bất sản
Nguyên nhân phổ biến của thiếu máu bất sản là do sự rối loạn tự miễn dịch khiến cơ thể nhầm lẫn tế bào gốc tạo máu ở tủy xương là ngoại lai và tấn công chúng.
Các nguyên nhân khác dẫn đến thiếu máu bất sản gồm:
- Nhiễm parvovirus gây bệnh viêm ruột truyền nhiễm.
- Phơi nhiễm phóng xạ, độc tố và thuốc hóa trị.
- Yếu tố di truyền.
Các triệu chứng thường gặp là suy nhược, mệt mỏi, xanh xao, dễ bị nhiễm trùng và bầm tím.
Suy tủy xương có thể dẫn đến thiếu máu bất sản
Bệnh đa hồng cầu
Bệnh đa hồng cầu là một tình trạng đặc trưng bởi sự gia tăng số lượng tế bào hồng cầu trong máu khiến máu đặc hơn bình thường, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây cản trở dòng máu chảy trong động mạch và tĩnh mạch, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc xuất huyết.
Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh hiếm gặp hơn, triệu chứng ngứa da sau khi tắm, ban đỏ – đau lòng bàn tay bàn chân rõ ràng. Nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng đa hồng cầu nguyên phát vẫn chưa được phát hiện nhưng bệnh tim bẩm sinh có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh.
Đa hồng cầu thứ phát do hút thuốc lá, sống ở khu vực vùng cao bệnh tim,… gây ra và thường không rõ triệu chứng rõ ràng. Một số biểu hiện của đa hồng cầu thứ phát thường gặp gồm nhức đầu, suy nhược, mệt mỏi, đổ mồ hôi, chóng mặt,…
Bệnh đa hồng cầu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến đột quỵ
Bệnh thừa sắt (Hemochromatosis)
Sắt đóng vai trò chính trong việc phát triển các tế bào hồng cầu trưởng thành nhưng cơ thể chúng ta không có cơ chế loại bỏ lượng sắt dư thừa.
Bệnh thừa sắt (Hemochromatosis) là một rối loạn di truyền được đặc trưng bởi sự lắng đọng sắt dư thừa quá mức dẫn đến tổn thương mô. Các cơ quan bị ảnh hưởng bởi bệnh thừa sắt bao gồm gan, tuyến tụy, tim, tuyến giáp, khớp, da, tuyến sinh dục và tuyến yên.
Các triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh hemochromatosis gồm:
- Phổ biến là tình trạng tổn thương gan, tăng men gan, gan to.
- Mệt mỏi, khó thở, thay đổi về màu da, sưng tấy.
- Đau bụng.
- Suy giảm ham muốn tình dục và xuất hiện các vấn đề về tim mạch.
Gan to là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thừa sắt
Rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu là tình trạng cơ thể mất kiểm soát việc hình thành cục máu đông. Người bị rối loạn đông máu có thể gặp tình trạng máu chảy không đông lại do thiếu hụt các yếu tố đông máu hoặc máu đông quá mức làm gia tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
Rối loạn đông máu có thể xảy ra khi có xuất hiện sự cố với một bước trong quá trình đông máu hoặc do đột biến gen di truyền. Ngoài ra, bệnh gan và một số bệnh ung thư cũng có thể dẫn đến rối loạn đông máu.
Các triệu chứng rối loạn đông máu có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí cục máu đông trong cơ thể bạn như:
- Sưng, đau ở chân có thể là bạn bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Đau ngực kèm theo khó thở có thể là dấu hiệu thuyên tắc phổi.
- Đau tim.
- Đột quỵ.
Rối loạn đông máu làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối
Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt thường xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để tạo ra huyết sắc tố hemoglobin vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nguyên nhân thiếu sắt gồm chế độ ăn ít chất sắt, bất thường đường tiêu hóa, mất máu,…
Các triệu chứng phổ biến của thiếu máu do thiếu sắt gồm:
- Da nhợt nhạt bất thường.
- Giảm khả năng tập trung.
- Giảm khả năng hoạt động gắng sức.
- Hồi hộp, khó thở.
Mệt mỏi, da nhợt nhạt bất thường là biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt
Giảm bạch cầu
Thông thường khi một người bị nhiễm trùng, số lượng tế bào bạch cầu sẽ tăng lên giúp chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như rối loạn tự miễn dịch, rối loạn tủy xương hoặc sử dụng một số loại thuốc có thể phá hủy các tế bào bạch cầu làm số lượng giảm xuống, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Giảm bạch cầu không có triệu chứng nhưng có thể gây nhiễm trùng với các triệu chứng sau:
- Sốt và ớn lạnh.
- Sưng tấy và mẩn đỏ.
- Viêm loét miệng.
- Đau họng, ho nặng hoặc khó thở .
- Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Vết cắt hoặc vết loét chảy mủ.
- Gan hoặc lá lách to,…
Tìm hiểu thêm: Top 17 loại sữa dành cho người bị tiểu đường được ưa chuộng
Giảm bạch cầu không có triệu chứng nhưng có thể gây nhiễm trùng
Xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát
Xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát là một bệnh tự miễn dịch với tình trạng giảm tiểu cầu đơn độc với số lượng tiểu cầu dưới 10.000 tế bào/microL.
Nguyên nhân cụ thể chưa được xác định nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện sau khi nhiễm virus, vi khuẩn, tiếp xúc với chất độc hoặc kết hợp với một bệnh khác như lupus ban đỏ,…
Giảm tiểu cầu nguyên phát có thể không có dấu hiệu hoặc xuất hiện các triệu chứng sau:
- Dễ bị bầm tím.
- Có chấm xuất huyết kích thước nhỏ trên bề mặt da do rò rỉ ở thành mao mạch.
- Chảy máu từ nướu răng hoặc mũi.
- Máu trong nước tiểu hoặc phân.
- Kinh nguyệt ra nhiều bất thường.
Xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát là một bệnh tự miễn dịch
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là một dạng rối loạn máu di truyền từ gen biến thể khiến các tế bào hồng cầu bình thường nhẵn, tròn trở nên dính, cứng và có hình dạng như lưỡi liềm. Các tế bào này xu hướng dính vào mạch máu và cản trở lưu lượng máu, gây tổn thương và thiếu máu.
Đối với bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, mỗi người sẽ có các dấu hiệu bệnh khác nhau. Các triệu chứng thường gặp như:
- Thiếu máu, mệt mỏi, xanh xao.
- Khó thở.
- Cơn đau có cường độ khác nhau và có thể kéo dài trong vài giờ đến vài ngày.
- Sưng bàn tay và bàn chân.
- Nhiễm trùng thường xuyên.
- Chậm phát triển hoặc dậy thì muộn. [1] [2]
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là một dạng rối loạn máu di truyền từ gen
Những phương pháp xét nghiệm các bệnh về máu
Xét nghiệm hồng cầu
Chuyên gia xét nghiệm sẽ lấy mẫu máu để đánh giá số lượng hồng cầu và các thành phần hồng cầu dưới kính hiển vi. Các xét nghiệm hồng cầu có thể bao gồm:
- Xét nghiệm huyết sắc tố – thành phần chính của hồng cầu giúp phát hiện bệnh thiếu máu.
- Xét nghiệm hematocrit đo tỷ lệ tế bào hồng cầu trong máu của bạn .
- Kiểm tra số lượng hồng cầu lưới chưa trưởng thành xem liệu tủy xương có sản xuất đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh hay không.
Xét nghiệm hồng cầu đánh giá số lượng hồng cầu và các thành phần hồng cầu
Xét nghiệm bạch cầu
Có ba loại tế bào bạch cầu gồm bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho. Trong đó, bạch cầu hạt bao gồm bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu trung tính.
Bác sĩ có thể tiến hành thực hiện phân tích công thức máu để đánh giá từng loại tế bào bạch cầu:
- Bạch cầu ái toan bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị nhiễm trùng. Tăng bạch cầu ái toan có thể là dấu hiệu của các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, phổ biến nhất là trong bệnh cảnh nhiễm ký sinh trùng, cơ địa dị ứng, hen phế quản.
- Bạch cầu ái kiềm bảo vệ cơ thể bạn chống lại các chất gây dị ứng và những kẻ xâm nhập khác. Số lượng bạch cầu ái kiềm cao có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư máu.
- Bạch cầu trung tính bảo vệ, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây nhiễm trùng. Giảm bạch cầu trung tính có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Bạch cầu đơn nhân tìm và tiêu diệt vi trùng.
- Tế bào lympho T quản lý phản ứng của hệ thống miễn dịch, tấn công và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh. Tế bào lympho B tạo ra kháng thể cho cơ thể.
Phân tích công thức máu để đánh giá từng loại tế bào bạch cầu
Xét nghiệm tiểu cầu
Các xét nghiệm để đánh giá sức khỏe tiểu cầu bao gồm:
- Số lượng tiểu cầu để kiểm tra số lượng tiểu cầu trong máu.
- Xét nghiệm thể tích tiểu cầu trung bình (MPV) giúp đo kích thước trung bình của tiểu cầu.
- Phết máu ngoại vi (PBS): bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm này để kiểm tra tiểu cầu của bạn dưới kính hiển vi.
>>>>>Xem thêm: Saccharin là gì? Vai trò của saccharin đối với sức khỏe và đời sống
Xét nghiệm tiểu cầu để kiểm tra số lượng tiểu cầu trong máu
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến các bệnh về máu thường gặp. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!