Ung thư da là bệnh ung thư phổ biến nhất mà nhiều người không để ý đến. Viện tìm hiểu các nguyên nhân gây ung thư da để bảo vệ sức khoẻ được xem là một điều vô cùng quan trọng. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 11 nguyên nhân gây ung thư da bạn không nên xem thường
Contents
- 1 Tuổi tác
- 2 Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
- 3 Tiểu sử gia đình bị ung thư da
- 4 Bệnh dày sừng quang hoá
- 5 Bệnh khô da sắc tố
- 6 Đang điều trị bệnh vẩy nến
- 7 Đang điều trị bệnh chàm
- 8 Tiếp xúc nhiều với bức xạ
- 9 Hệ thống miễn dịch suy yếu
- 10 Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất
- 11 Vi rút u nhú ở người (HPV)
- 12 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tuổi tác
Khi càng lớn tuổi, bạn càng có khả năng mắc bệnh ung thư da không phải tế bào hắc tố. Độ tuổi trung bình được chẩn đoán bị ung thư da là 65 tuổi.
Tuy nhiên, người trẻ vẫn có nguy cơ mắc ung thư da và ung thư tế bào hắc tố là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ dưới 30 tuổi. [1]
Càng lớn tuổi, nguy cơ ung thư da càng tăng
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ phá huỷ các DNA trong cấu trúc da. Sự phá huỷ này có thể kéo dài hàng năm trước khi ung thư phát triển. Nguyên nhân là do sự tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, tiếp xúc với nắng gắt trong thời gian ngắn hoặc do cháy nắng.
- Cháy nắng: khả năng mắc ung thư da đặc biệt cao khi bị cháy nắng nhiều lần ở trẻ em. Những người thường xuyên làm việc ở ngoài trời cũng tiềm ẩn nguy cơ cao mắc ung thư da không phải tế bào hắc tố.
- Sắc tố da: Ung thư da phổ biến ở những người da trắng, nguyên do là vì họ có ít sắc tố melanin bảo vệ da. Cũng chính vì lý do này mà da người bạch tạng không có màn chắn bảo vệ da tự nhiên do không sinh ra sắc tố này. Người có da tối màu ít nguy cơ mắc ung thư da hơn, tuy nhiên lại tăng nguy cơ mắc ung thư da tế bào hắc tố ở lòng bàn tay, bàn chân và giường móng.
- Giường tắm nắng nhân tạo: loại giường này dùng tia cực tím phá huỷ cấu trúc da để tạo làn da rám nắng. Tuy chinh, chính phương pháp này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở cả 2 dạng: non-melanoma và melanoma.
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời khiến da dễ bị tổn thương
Tiểu sử gia đình bị ung thư da
Ung thư da không phải tế bào hắc tố thường không di truyền. Khoảng 10% những người mắc ung thư da hắc tố có tiểu sử gia đình mắc dạng ung thư này.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, nếu người thân (bố mẹ, anh chị em) mắc ung thư da tế bào hắc tố thì nguy cơ bạn mắc bệnh này cao hơn 50% so với những người không có tiểu sử gia đình về ung thư da. [2]
Nên tìm hiểu tiểu sử gia đình để theo dõi bệnh
Bệnh dày sừng quang hoá
Dày sừng ánh nắng, hay còn gọi là dày sừng quang hoá, là hậu quả do tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài. Các mảng da nhỏ, sần sùi, đỏ và có vảy xuất hiện ở những vị trí như tay, mặt, da đầu (ở người bị hói).
Những người thường xuyên làm việc ngoài trời, có da sáng màu, tóc vàng hoặc đỏ tự nhiên đều có khả năng cao bị dày sừng ánh nắng, từ đó dẫn đến hình thành ung thư da tế bào vẩy.
Dày sừng quang hoá dễ xuất hiện khi phải ở ngoài trời nhiều
Bệnh khô da sắc tố
Khô da sắc tố là một bệnh di truyền cực kì hiếm gặp, khiến da không có khả năng sửa chữa các cấu trúc bị hỏng do sự phá huỷ của ánh nắng. Những người này cực kì nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, cần phải thường xuyên che chắn và tránh tiếp xúc với các nguồn tia cực tím.
Bệnh nhân khô da sắc tố có nguy cơ cao mắc ung thư da
Đang điều trị bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến không phải là nguyên nhân trực tiếp của ung thư da. Tuy nhiên, một phương pháp điều trị bệnh này là PUVA – sử dụng tia cực tím và psoralen. Psoralen là chất nhạy cảm với ánh sáng, làm da người bệnh sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, dẫn đến tăng nguy cơ mắc ung thư da. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Điều trị vẩy nến có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng hơn
Đang điều trị bệnh chàm
Một dạng phổ biến của bệnh chàm là chàm thể tạng. Khi mắc phải bệnh này, bệnh nhân sẽ được chỉ định chữa trị bằng tia cực tím và thuốc methoxsalen (một dạng psoralen), do đó sẽ làm tăng khả năng bệnh nhân bị ung thư da không hắc tố.
Tìm hiểu thêm: 10 cách chữa viêm âm đạo tại nhà an toàn, hiệu quả và cách phòng ngừa
Điều trị chàm có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng hơn
Tiếp xúc nhiều với bức xạ
Người bệnh được điều trị bằng xạ trị có nguy cơ bị ung thư da không phải hắc tố ở các vùng tiếp xúc. Vì thế, bệnh nhân nên che chắn cẩn thận các vùng này và kết hợp sử dụng kem chống nắng. Những người thường xuyên tiếp xúc bức xạ do nghề nghiệp cũng nằm ở đối tượng dễ mắc ung thư da.
Bệnh nhân xạ trị nên bảo vệ da kĩ càng để giảm nguy cơ ung thư da
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Hệ miễn dịch là hàng rào mang nhiệm vụ bảo vệ cơ thể để chống lại các tác nhân gây ung thư. Hệ miễn dịch suy yếu cũng có thể dẫn đến ung thư da trong tương lai nếu các bệnh nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Cấy ghép nội tạng hoặc tuỷ xương và đang dùng thuốc để ngăn sự đào thải.
- HIV hoặc AIDS.
- Mắc bệnh viêm ví dụ như viêm ruột.
Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cấy ghép nội tạng nên kiểm tra hằng năm để kịp thời phát hiện các triệu chứng của ung thư da.
Suy yếu hệ miễn dịch là một nguyên nhân ung thư da
Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất
Một số nghề nghiệp đặc thù phải tiếp xúc với nhiều loại hoá chất có thể dẫn đến bệnh ung thư da. Các hoá chất đó có thể là:
- Nhựa than.
- Bồ hóng.
- Dầu creozot.
- Các sản phẩm dầu mỏ (dầu khoáng, dầu động cơ,…).
- Dầu đá phiến.
- Thạch tín.
Tiếp xúc nhiều với hoá chất làm da bị tổn thương
Vi rút u nhú ở người (HPV)
Một số người mắc bệnh liên quan đến HPV dễ có nguy cơ bị ung thư da hơn, ví dụ như:
- Ung thư cổ tử cung.
- Mụn cóc sinh dục (do loại HPV 6 và 11 gây ra).
- Hội chứng “người cây”: đây là một bệnh di truyền về da hiếm gặp do mẫn cảm của da đối với HPV.
Ngoài ra, vi rút u nhú ở người còn tăng khả năng phát triển bệnh Bowen, là một dạng ung thư da biểu mô tế bào vảy rất sớm.
Người bệnh mắc các bệnh do HPV nguy cơ cao ung thư da
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ khi thấy xuất hiện các thay đổi đáng ngờ trên da. Chẳng hạn như các vết loét đau, ngứa, đóng vảy hoặc chảy máu không lành hơn 4 tuần.
Không nên bỏ qua những thay đổi bất thường trên da
Chẩn đoán
Khi nghi ngờ bạn có dấu hiệu bị ung thư da, bác sĩ có thể sẽ tiến hành một số kiểm tra, chẩn đoán sau:
- Kiểm tra bề mặt da: Xem các thay đổi trên da của người bệnh có phải là ung thư da hay không.
- Sinh thiết da: Lấy một lớp da và kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
- Các xét nghiệm bổ sung: Kiểm tra các hạch bạch huyết gần các vết nghi ngờ và sinh thiết hạch bạch huyết lính gác (sentinel lymph node biopsy – Cắt một hạch bạch huyết và kiểm tra các dấu hiệu ung thư).
>>>>>Xem thêm: Xây dựng thực đơn giảm cân 7 ngày giúp giảm 1200 calo hiệu quả, tại nhà
Nên thường xuyên thăm khám để kịp thời điều trị ung thư da
Các bệnh viện uy tín
Nếu bản thân, gia đình và bạn bè gặp phải tình trạng ung thư da hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Ung bướu của bệnh viện. Một số bệnh viện uy tín như:
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện da liễu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM,..
- Hà Nội: Bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…
Tuy ung thư da không nguy hiểm như các bệnh ung thư khác nhưng mọi người không nên chủ quan và cần luôn bảo vệ làn da của mình. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè cùng tiếp nhận kiến thức nhé!
Nguồn: CancerResearchUK, MayoClinic