Bạc hà là thành phần phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm nhờ những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những tác dụng của Bạc hà trong làm đẹp cũng như cách phân biệt bạc hà với húng lủi nhé!
Bạn đang đọc: 11 tác dụng của bạc hà trong làm đẹp bạn không nên bỏ qua
Contents
Bạc hà là gì? Thành phần các chất có trong bạc hà
Bạc hà là tên gọi chung cho hơn 10 loại cây thuộc họ Bạc hà bao gồm bạc hà cay và bạc hà lục, thuộc chi Mentha, được sử dụng nhiều trong thực phẩm và đồ uống. Nó cũng mang lại những lợi ích cho sức khỏe như giảm cảm giác buồn nôn, chứng khó tiêu, cải thiện chức năng não, trị hôi miệng.
Trong thực tế, chỉ cần 14g bạc hà đã cung cấp tới:
- 6 calo.
- 1g chất xơ.
- 12% lượng vitamin A tiêu thụ hàng ngày.
- 9% lượng sắt tiêu thụ hàng ngày.
- 8% lượng mangan tiêu thụ hàng ngày.
- 4% lượng folate tiêu thụ hàng ngày.[1]
Bạc hà là loại cây được sử dụng nhiều trong thực phẩm và đồ uống
Các tác dụng của bạc hà trong làm đẹp
Điều trị mụn trứng cá
Bạc hà có đặc tính kháng khuẩn mạnh và ngăn ngừa mụn hiệu quả nhờ chứa axit salicylic. Ngoài ra, nó cũng chứa vitamin A, giúp kiểm soát việc tiết dầu ở những người có làn da nhờn và mụn. Việc sử dụng thành phần này sẽ làm khô và làm sạch lỗ chân lông của bạn.[2]
Bạc hà chứa axit salicylic giúp ngăn ngừa mụn hiệu quả
Loại bỏ mụn đầu đen
Mụn đầu đen hình thành khi bụi bẩn và dầu đọng lại trong lỗ chân lông, làm tắc nghẽn chúng. Bạc hà giữ cho lỗ chân lông của bạn sạch sẽ và se khít lỗ chân lông. Điều này giúp loại bỏ mụn đầu đen và ngăn ngừa sự tái phát của chúng.[2]
Bạc hà giúp loại bỏ mụn đầu đen và se khít lỗ chân lông
Dưỡng ẩm cho da
Khi được sử dụng với các thành phần phù hợp, bạc hà sẽ khóa độ ẩm trên da của bạn bằng cách se khít lỗ chân lông. Nó cũng làm mềm và làm dịu da khô, ngứa.[2]
Bạc hà sẽ khóa độ ẩm trên da bằng cách se khít lỗ chân lông
Giúp săn chắc làn da
Bạc hà là một chất làm se nhẹ có thể được sử dụng trong mỹ phẩm để làm đều màu da. Thành phần này giúp loại bỏ bụi bẩn bám trong lỗ chân lông, mang lại cho bạn làn da mịn màng, mềm mại hơn và được cấp ẩm.[2]
Bạc hà là một chất làm se nhẹ giúp da săn chắc
Làm trẻ hóa làn da
Bôi bạc hà tại chỗ có thể thúc đẩy lưu thông máu, nuôi dưỡng làn da tốt hơn. Ngoài ra, bạc hà rất giàu chất chống oxy hóa giúp trẻ hóa làn da và giữ cho da của bạn luôn khỏe đẹp từ bên trong.[2]
Bạc hà rất giàu chất chống oxy hóa giúp trẻ hóa làn da
Làm chậm lão hóa
Làn da được nuôi dưỡng và cấp ẩm đầy đủ là cách duy nhất để làm chậm quá trình lão hóa. Vì bạc hà tăng cường lưu thông máu đến da và hydrat hóa nó, do đó làm chậm sự hình thành các nếp nhăn.[2]
Bạc hà tăng cường lưu thông máu đến da, làm chậm hình thành các nếp nhăn
Làm mờ quầng thâm dưới mắt
Bạc hà có thể làm giảm bớt quầng thâm nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa trong nó. Vùng da dưới mắt của bạn dễ bị tổn thương, khi đó các chất chống oxy hóa bảo vệ da bằng cách trung hòa các gốc tự do.[2]
Bạc hà có thể làm giảm bớt quầng thâm mắt nhờ chứa chất chống oxy hóa
Giúp mái tóc bóng mượt
Chiết xuất từ bạc hà cung cấp caroten và chất chống oxy hóa sẽ giúp nuôi dưỡng mái tóc từ chân tóc, ngăn ngừa rụng tóc. Ngoài ra, không chỉ có hương thơm dịu nhẹ, tinh dầu bạc hà còn có tính kháng khuẩn mạnh, làm mát da đầu và khiến bạn cảm thấy thư thái.[2][3]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Bausch & Lomb của nước nào? Có tốt không? Sản phẩm nổi bật
Bạc hà cung cấp caroten và chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng tóc bóng mượt
Giúp giảm cân
Lá bạc hà thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất để giúp giảm cân. Trà bạc hà là một loại đồ uống giải khát chứa ít calo hơn so với soda và cocktail để thúc đẩy quá trình giảm cân.[4][3]
Lá bạc hà thúc đẩy quá trình tiêu hóa và trao đổi chất để giảm cân
Cải thiện giấc ngủ
Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc hít 3 giọt dầu bạc hà mỗi ngày trong vòng 7 ngày giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người mắc bệnh ung thư. Hơn nữa, khả năng làm dịu cơ của bạc hà có thể giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ.[5]
Hít dầu bạc hà có thể làm dịu cơ và cải thiện giấc ngủ
Cải thiện tình trạng dị ứng theo mùa
Bạc hà chứa axit rosmarinic, giúp làm giảm triệu chứng của các phản ứng dị ứng như chảy nước mũi, ngứa mắt và hen suyễn.
Một nghiên cứu năm 2004 với 29 người mắc dị ứng theo mùa đã chỉ ra rằng những người sử dụng sản phẩm chứa axit rosmarinic trong 21 ngày có ít triệu chứng ngứa mũi, ngứa mắt và các triệu chứng khác so với nhóm bổ sung giả dược.[5]
Bạc hà chứa axit rosmarinic giúp giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa
Cách phân biệt bạc hà với húng lủi
Nhận biết qua hình dạng lá
Cây bạc hà có lá mọc đối xứng, hình trứng, mép khía răng, dài 4 – 9 cm và rộng 1,5 – 4 cm, màu xanh đậm có lông cả hai mặt. Ngoài ra có hoa mọc từ kẽ lá, màu trắng, tím hoặc hồng nhạt, cánh hoa hình môi.
Húng lủi có lá nhỏ hơn bạc hà, thuôn dài, mép lá có răng cưa. Hoa hợp thành vòng ở kẽ lá.
Lá bạc hà có kích thước to hơn lá húng lủi
Nhận biết qua hình dạng thân cây
Bạc hà có thân vuông, thường mọc đứng, cao 30 – 50cm, rễ mọc ra từ các đốt. Còn húng lủi là cây thảo sống dai có thân rễ mọc bò, thân bò dưới đất có vảy, thân trên mặt đất mang lá, phân nhánh.
Bạc hà có thân vuông, thường mọc đứng
Nhận biết qua mùi vị
Bạc hà có mùi thơm mát, vị cay the, mát lạnh. Còn húng lủi có mùi hương nhẹ, vị cay nhẹ chứ không the cay mạnh nổi bật như bạc hà.
Bạc hà có mùi thơm mát, vị cay the còn húng lủi cay nhẹ
Lưu ý khi sử dụng bạc hà
Bạc hà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng sai cách, nó có thể gây nguy hiểm. Một số lưu ý bạn cần nắm khi sử dụng bạc hà như:
- Menthol trong bạc hà có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ em dưới 30 tháng tuổi, do đó không nên thoa lên da hoặc cho trẻ hít, nuốt dầu bạc hà nguyên chất.[6]
- Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng dầu bạc hà tinh khiết.
- Muốn sử dụng tinh dầu bạc hà giảm đau, đau đầu hoặc ngứa, bạn có thể pha loãng nó bằng cách thêm vài giọt vào dầu nền như jojoba hoặc dầu dừa để tránh kích ứng da.
- Để hít dầu bạc hà, chỉ thêm vài giọt vào một tô nước sôi hoặc pha loãng trong dầu dừa hoặc jojoba trước khi thêm vào bồn tắm. Nếu sử dụng máy khuếch tán tinh dầu, hãy tuân thủ hướng dẫn của thiết bị để có tỷ lệ dầu và nước phù hợp.[7]
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc hiểu rõ được những công dụng tuyệt vời của bạc hà trong việc làm đẹp cũng như cách phân biệt bạc hà và húng lủi để không bị nhầm lẫn. Nếu muốn có một làn da đẹp và một mái tóc bóng mượt, đừng quên lựa chọn những loại mỹ phẩm mà thành phần có chứa bạc hà để sử dụng hàng ngày bạn nhé!
10 Benefits Of Mint (Pudina) For Skin And 11 Ways To Use It
https://www.stylecraze.com/articles/10-skin-benefits-of-mint/
12 Health Benefits of Mint Leaves That You Should Know!
https://www.healthline.com/nutrition/mint-water#health-benefits
https://www.healthline.com/nutrition/mint-water#health-benefits
12 Science-Backed Benefits of Peppermint Tea and Extracts
https://www.healthline.com/nutrition/peppermint-tea#TOC_TITLE_HDR_8
Are Essential Oils Safe for Children?
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/are-essential-oils-safe-for-children
What are the benefits of peppermint oil?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/peppermint-oil-benefits#safety
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Danapha của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật