12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Rate this post

Giao mùa là thời điểm chuyển giao giữa các mùa trong năm. Khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh và ngược lại, sẽ tạo điều kiện để khởi phát nhiều bệnh lý ở trẻ gọi là bệnh giao mùa. Cùng tìm hiểu về cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: 12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Tại sao trẻ em dễ mắc bệnh khi giao mùa?

Nhiều bệnh truyền nhiễm có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn ở thời điểm giao mùa như cảm lạnh và cảm cúm,… đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, thời tiết không phải là nguyên nhân gây ra bệnh mà chỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một số loại vi-rút gây bệnh phát triển mạnh và lây lan tốt hơn trong thời tiết lạnh và hanh khô. Mặt khác, trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sẽ là đối tượng tấn công chính của các loại vi khuẩn và vi-rút,…

Bên cạnh đó, vào thời điểm giao mùa, trẻ em thường được chơi ở trong nhà thay vì tham gia các hoạt động ngoài trời cả lúc đi học và khi ở nhà. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi-rút và các tác nhân lây nhiễm khác dễ lây lan hơn.[1]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Một số loại vi-rút gây bệnh phát triển mạnh hơn trong mùa mưa

Các bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể (hệ thống miễn dịch) phản ứng thái quá với một tác nhân (dị nguyên) trong môi trường. Quá trình này diễn ra chủ yếu ở mũi do các tác nhân mà mũi hít phải như bụi, lông động vật,…

Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện như: ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi và hắt hơi thường xuyên,…[2]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Người bị viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi và hắt hơi

Cảm cúm

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra và dễ lây lan qua đường hô hấp, nhất là ở trẻ em. Người bệnh mắc cảm cúm có biểu hiện sốt, ho, và đau nhức cơ thể,… Hầu hết, các trường hợp bị cảm cúm có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần.[3]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Trẻ mắc cảm cúm thường có biểu hiện sốt và đau nhức cơ thể

Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính do vi-rút gây ra. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 2 tuổi với các biểu hiện khó thở như thở nhanh, khò khè, rút lõm lồng ngực,…[4]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính do vi-rút gây ra

Viêm đường hô hấp trên

Các bệnh viêm đường hô hấp trên bao gồm viêm mũi, viêm nắp thanh quản, viêm thanh quản, viêm họng, viêm xoang chủ yếu do vi-rút hoặc vi khuẩn gây ra. Tùy vào vị trí viêm mà người bệnh có thể có các biểu hiện như sổ mũi, ho, sốt, khàn giọng, đau họng, sưng hạch ở hai bên cổ và mệt mỏi. [5]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Biểu hiện của viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, ho, sốt, khàn giọng, đau họng

Hen suyễn

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là một bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính. Người bệnh bị hen suyễn thường có các biểu hiện như ho tăng lên khi về đêm, thời tiết lạnh hoặc khi vận động mạnh và đôi khi có tình trạng khó thở kèm theo.[6]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Hen suyễn là một bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng người bệnh đi cầu phân lỏng từ trên 3 lần trong 24 giờ. Bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy có thể là nhiễm trùng từ vi khuẩn, vi-rút, ngộ độc thực phẩm, bệnh lý từ hệ thống tiêu hoá, tác dụng phụ của thuốc, dị ứng thức ăn,… [7]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy có thể là do ngộ độc thực phẩm

Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra do vi-rút Dengue lây truyền qua muỗi gây ra. Người bệnh mắc sốt xuất huyết thường có các biểu hiện như sốt cao đột ngột và kéo dài, nổi chấm xuất huyết dưới da,…

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến thành tình trạng nghiêm trọng, gây xuất huyết nặng, giảm huyết áp đột ngột hoặc thậm chí gây tử vong.[8]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra do vi-rút Dengue lây truyền qua muỗi

Tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do vi-rút gây ra, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ mắc tay chân miệng sẽ có các biểu hiện như sốt và nổi ban bọng nước ở tay, chân, miệng,…[9]

Bệnh tay chân miệng có 2 biến chứng là biến chứng thần kinh và biến chứng tim mạch, hô hấp, trong đó biến chứng thần kinh thường gặp với biểu hiện sớm trẻ giật mình. Đồng thời, bệnh có thể gây loét miệng, đau họng và khó nuốt ở trẻ.

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tay chân miệng do vi-rút gây ra, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi

Sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua giọt bắn khi nói chuyện hoặc hắt hơi. Người bị bệnh sởi có các dấu hiệu như sốt và phát ban ở sau tai sau đó lan ra mặt, xuống ngực bụng và toàn thân.[10]

Tìm hiểu thêm: Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống AIDS (World AIDS Day) 1/12/2023

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Sởi là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người

Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là một bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút gây ra lây truyền qua muỗi. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, nôn vọt, co giật và hôn mê,…[11]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Viêm não Nhật Bản là một bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút gây ra lây truyền qua muỗi

Quai bị

Quai bị là bệnh lý do vi-rút gây ra, chúng xâm nhập và tấn công vào tuyến nước bọt mang tai gây ra các biểu hiện như đau và sưng tuyến nước bọt, khó nhai và nói, sốt, mệt mỏi,… Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em.[12]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Trẻ mắc bệnh quai bị có biểu hiện đau và sưng tuyến nước bọt

Sốt phát ban

Sốt phát ban là sốt kèm nổi hồng ban, bóng nước như sởi, rubbela, herpes, sốt mò. Bệnh do vi khuẩn gây ra và lây truyền qua ve, bọ chét, chấy rận.

Người bệnh bị sốt mò có các biểu hiện như sốt, ớn lạnh, đau đầu,… Bệnh thường khó chẩn đoán do dễ nhầm lẫn với triệu chứng lâm sàng của các bệnh khác. [13]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Sốt phát ban hay sốt mò là bệnh do vi khuẩn gây ra và lây truyền qua ve, bọ chét

Lưu ý khi điều trị bệnh giao mùa cho trẻ

Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh như ho, sốt, nôn ói và đi ngoài phân lỏng,… các bậc phụ huynh nên cho trẻ tới gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh các bậc phụ huynh nên lưu ý những điểm sau để chăm sóc tốt cho trẻ:

  • Nếu trẻ sốt: ba mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước và lau mát cho trẻ.
  • Nếu trẻ ho: ba mẹ chỉ nên dùng các biện pháp giảm ho cho trẻ khi trẻ ho quá nhiều và liên tục ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ của trẻ. Để giảm ho, ba mẹ có thể vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý và cho trẻ dùng 1/2 muỗng cà phê mật ong trước khi ngủ 30 phút nếu trẻ trên 12 tháng tuổi.
  • Nếu trẻ bị nôn ói và đi ngoài phân lỏng: ba mẹ không nên tự ý sử dụng các thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy. Nên chú ý cho trẻ uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Ba mẹ nên lau mát cho trẻ khi trẻ sốt để hạ nhiệt

Cách phòng ngừa bệnh giao mùa cho trẻ

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ em được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa tốt bệnh giao mùa, dưới đây là một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ:

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, chất chống oxy hóa như rau củ quả, trứng và sữa.
  • Chú ý bổ sung kẽm vào chế độ ăn của trẻ bằng các thực phẩm như thịt đỏ, sò, các cây họ đậu,…
  • Cho trẻ uống đủ nước.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn như thịt hộp và đồ ăn vặt.[14]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn và đồ ăn vặt

Chú ý chế độ sinh hoạt cho trẻ

Những điểm cần lưu ý về chế độ sinh hoạt giúp trẻ phòng ngừa bệnh giao mùa:

  • Giữ gìn vệ sinh thân thể: vấn đề vệ sinh không đúng cách có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý truyền nhiễm, vì vậy ba mẹ nhớ hướng dẫn hoặc giúp trẻ vệ sinh đúng cách, rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh hay trước khi ăn.
  • Chú ý khi tắm cho trẻ: cho trẻ tắm 2 lần/ 1 ngày vào những ngày nắng nóng và khi thời tiết lạnh nhớ kiểm tra nhiệt độ nước cho trẻ trước khi tắm, nếu trẻ gội đầu cần chú ý không để tóc trẻ ẩm ướt quá lâu.
  • Cho trẻ thường xuyên vận động: ba mẹ nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, nhất là khi tham gia các hoạt động ngoài trời.
  • Ngủ đủ giấc: trẻ em từ 6 – 12 tuổi cần ngủ từ 9 – 12 tiếng mỗi đêm và thanh thiếu niên từ 13 – 18 tuổi cần ngủ từ 8 – 10 tiếng mỗi đêm, điều này giúp trẻ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn và hỗ trợ tăng cường trí nhớ cho trẻ.[15]

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Cho trẻ vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch

Tránh để trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng

Đối với những trẻ bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn hoặc có cơ địa dị ứng ba mẹ nên chú ý tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi và lông thú. Việc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này có thể giúp giảm thiểu đáng kể số lần trẻ bị dị ứng.

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Đối với trẻ có cơ địa dễ dị ứng, bố mẹ cần hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng

Tiêm phòng đầy đủ

Ba mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng để trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch và đủ số mũi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, ba mẹ có thể cho trẻ tiêm phòng cúm, nhất là ở trẻ trên 6 tháng tuổi và uống ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus.

12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

>>>>>Xem thêm: 7 biến chứng viêm tai giữa thường gặp bạn cần chú ý

Ba mẹ cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch tiêm và đủ số mũi

Khi trẻ thực hiện đúng các biện phòng ngừa bệnh giao mùa về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng như tiêm phòng và tránh các tác nhân dị ứng có thể giúp trẻ giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Bạn hãy chia sẻ bài viết tới mọi người nếu thấy hữu ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *