Nhắc đến bệnh đường hô hấp, mọi người thường nghĩ bệnh chỉ xảy ra vào mùa lạnh. Thế nhưng vào mùa hè, khí hậu nóng ẩm cũng chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và vi rút phát triển, gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những biện pháp phòng bệnh đường hô hấp trong mùa nắng nóng.
Bạn đang đọc: 12 biện pháp phòng ngừa bệnh đường hô hấp hiệu quả ngày nắng
Contents
- 1 Các bệnh đường hô hấp thường gặp trong ngày nắng nóng
- 2 Biện pháp phòng ngừa bệnh đường hô hấp ngày nắng nóng
- 2.1 Bổ sung vitamin và khoáng chất
- 2.2 Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng
- 2.3 Cung cấp đủ nước cho cơ thể
- 2.4 Ngủ đủ giấc
- 2.5 Giữ gìn vệ sinh răng miệng
- 2.6 Rửa tay thường xuyên
- 2.7 Hạn chế ra ngoài lúc trời nắng gắt
- 2.8 Tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ cơ thể
- 2.9 Hạn chế uống rượu bia
- 2.10 Không hút thuốc lá
- 2.11 Tránh tiếp xúc với các đối tượng đang mắc bệnh đường hô hấp
- 2.12 Tiêm vắc-xin
Các bệnh đường hô hấp thường gặp trong ngày nắng nóng
Viêm họng: Nhiệt độ thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho các loại vi rút như Rhino, sởi… hay các loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn gây nên các triệu chứng ho nhiều, đau họng, sốt.
Viêm họng khiến họng có cảm giác đau, khó chịu
Viêm họng hạt:
- Thời tiết thay đổi tạo cơ hội cho vi rút, vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh. Các tế bào lympho tại vùng họng phải làm việc liên tục, quá tải và sưng to tạo thành các hạt màu đỏ hoặc hồng ở niêm mạc họng.
- Người bệnh thường có cảm giác khó nuốt, ngứa họng, thường phải tằng hắng hay khạc ra để bớt ngứa, ho khan hoặc ho có đờm. Thậm chí, người bệnh có thể bị sốt cao trên 38 độ.
Tình trạng họng nổi các hạt với kích thước khác nhau trong bệnh viêm họng hạt
Viêm amidan:
- Sử dụng các đồ uống lạnh, không đảm bảo vệ sinh hoặc sự thay đổi thời tiết đột ngột là những nguyên nhân có thể gây viêm amidan.
- Triệu chứng điển hình của bệnh là amidan phì đại khiến việc nuốt đồ ăn thức uống gặp khó khăn, nói không rõ ràng, ngứa họng, vướng họng.
- Bệnh nhân có thể bị xuất huyết, có chấm mủ màu trắng hoặc vàng ở amidan và vòm miệng khiến hơi thở có mùi, thành sau hàm dưới sưng to và đau, sốt, mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu và đau đầu…
Amidan của bệnh nhân viêm amidan sưng to hơn so với bình thường
Viêm xoang mũi:
- Nguyên nhân chính gây tình trạng viêm xoang mũi là do sự tấn công của vi rút và vi khuẩn.
- Bệnh có những triệu chứng như đau tại các xoang, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi (tương tự như cảm cúm, cảm lạnh), rát họng, ho nhiều đặc biệt sau khi thức dậy buổi sáng.
Các xoang khi bị viêm sẽ chứa đầy chất nhầy gây cảm giác khó chịu cho người bệnh
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản:
- Nguyên nhân chính gây bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các chất ô nhiễm kích thích niêm mạc đường thở, gây co thắt cơ trơn phế quản.
- Triệu chứng thường gặp là khó thở, ho liên tục (có đờm hoặc không), thở khò khè.
Các chất ô nhiễm kích thích niêm mạc đường thở gây nên tình trạng viêm nhiễm
Biện pháp phòng ngừa bệnh đường hô hấp ngày nắng nóng
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Nên cân nhắc bổ sung các vitamin và khoáng chất như kẽm, vitamin C, canxi, vitamin D hoặc men vi sinh để tăng cường hệ miễn dịch nhằm phòng ngừa bệnh hô hấp ngày nắng nóng.
Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp tăng hệ miễn dịch của cơ thể
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng
Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để cơ thể nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu vitamin C, rất tốt cho việc nâng cao sức đề kháng [1].
Chế độ dinh dưỡng cân đối giúp nâng cao sức đề kháng phòng ngừa bệnh đường hô hấp
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày là việc làm cần thiết trong những ngày hè để tránh tình trạng mất nước làm cơ thể mệt mỏi, đảm bảo quá trình trao đổi chất hoạt động hiệu quả, tăng sức đề kháng.
Bên cạnh đó, đường hô hấp rất cũng rất cần nước để duy trì độ ẩm cho lớp niêm mạc mũi, họng để chống lại các tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp [2].
Đảm bảo uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày giúp cơ thể được nghỉ ngơi, sức khỏe được hồi phục để đảm bảo các hoạt động cho ngày tiếp theo.
Những đối tượng gặp vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu, ngủ chập chờn, mất ngủ kéo dài nên gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp, kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Vitamin K là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa vitamin K
Ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày giúp phục hồi cơ thể
Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Thường xuyên vệ sinh răng miệng, duy trì thói quen đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ để tránh nhiễm trùng răng miệng. Có thể súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm nước súc miệng để khử trùng niêm mạc họng [3].
Duy trì thói quen đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ để tránh nhiễm trùng răng miệng
Rửa tay thường xuyên
Rửa tay bằng xà phòng đúng cách thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn và vi rút trên da, góp phần quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Cần thực hiện và hướng dẫn trẻ em rửa tay theo các bước đúng cách để phòng bệnh tốt nhất.
Trong điều kiện di chuyển bên ngoài không thuận tiện để rửa tay bằng xà phòng có thể sử dụng các sản phẩm sát khuẩn tay nhanh như gel, nước rửa tay khô.
Rửa tay thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn và vi rút phòng ngừa các bệnh đường hô hấp
Hạn chế ra ngoài lúc trời nắng gắt
Những ngày trời nắng nóng cần hạn chế ra ngoài đường vào thời điểm nhiệt độ tăng cao để tránh bị say nắng, say nóng, cảm sốt dẫn đến các bệnh đường hô hấp.
Nếu có thói quen tập thể dục ngoài trời, bạn nên tập thể dục buổi sáng sớm (5 đến 7 giờ) hoặc buổi chiều (16 giờ đến 18 giờ) vì lúc này thời tiết dễ chịu hơn không quá oi bức.
Hạn chế ra ngoài vào thời điểm nhiệt độ cao để tránh say nắng, say nóng, cảm sốt
Tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ cơ thể
Nếu vừa đi ngoài trời nóng về, bạn không nên tắm ngay để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây các ảnh hưởng xấu tới cơ thể, làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Không nên bật máy điều hòa với nhiệt độ quá lạnh, nên bật điều hòa ở 25 – 26 độ C vào ban ngày và 27 – 28 độ C vào ban đêm khi đi ngủ, đồng thời cũng cần hạn chế ra vào thường xuyên phòng đang bật điều hòa.
Hạn chế uống rượu bia
Uống nhiều rượu bia cũng làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Khi uống rượu, sẽ tạo cảm giác nóng, nên thường có xu hướng cởi bớt quần áo và bật quạt mạnh, thậm chí tắm ngay sau khi uống rượu hoặc nằm phòng quá lạnh dẫn đến việc dễ mắc các bệnh đường hô hấp.
Chưa kể các trường hợp uống rượu say bị nôn ra thức ăn, bạn có thể bị sặc khiến thức ăn hay các chất dịch dạ dày vào phế quản gây tổn thương đường hô hấp.
Hạn chế uống rượu bia để bảo vệ đường hô hấp
Không hút thuốc lá
Khi hút thuốc cũng như khi hít phải khói thuốc lá thụ động làm các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô phế quản bị tê liệt, chuyển động rối loạn khiến chúng không đẩy chất nhầy lên được, các tế bào bảo vệ khác như các tế bào bạch cầu, đại thực bào cũng hoạt động không hiệu quả làm đường hô hấp dễ bị nhiễm khuẩn.
Vì vậy, để phòng ngừa bệnh hô hấp nên hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào, cần tránh những khu vực có người đang hút thuốc.
Thuốc lá cũng là một tác nhân có thể gây bệnh hô hấp nên cần phải hạn chế
Tránh tiếp xúc với các đối tượng đang mắc bệnh đường hô hấp
Bệnh đường hô hấp dễ lây lan khi tiếp xúc, giao tiếp với nhau ở khoảng cách gần. Do đó, để phòng ngừa bệnh hô hấp nên hạn chế và tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh.
Nếu tiếp xúc phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn như đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách thích hợp, sát trùng khử khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Khử khuẩn bằng cồn sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh hô hấp
Tiêm vắc-xin
Tiêm vắc-xin phòng các bệnh hô hấp được xem là một trong những biện pháp phòng ngừa các bệnh hô hấp hiệu quả, giúp cơ thể tạo ra miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Các loại vắc-xin nên tiêm để bảo vệ đường hô hấp gồm:
- Vắc-xin cúm.
- Vắc-xin phế cầu.
- Vắc-xin ho gà – bạch hầu – uốn ván.
- Vắc-xin não mô cầu khuẩn.
- Vắc-xin Covid-19.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Cubes của nước nào? Có tốt không?
Tiêm vắc-xin là một cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh hô hấp
Một số địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo khi cần tiêm vắc-xin:
- TP. Hồ Chí Minh: Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Tiêm chủng VNVC…
- Hà Nội: Phòng Tiêm chủng của Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Trung tâm Tiêm chủng VNVC…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về phòng ngừa bệnh đường hô hấp ngày nắng nóng. Bên cạnh phòng ngừa bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, uống đủ nước và luyện tập thể dục thể thao điều đặn. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho gia đình và bạn bè cùng tham khảo nhé!
Nguồn: Sở Y tế Hà Tĩnh, Sức khỏe đời sống, CDC Ninh Bình