13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Rate this post

Các biến chứng khi mang thai: huyết khối tĩnh mạch, sảy thai, sinh non, đái tháo đường, suy cổ tử cung, tiền sản giật,… Cùng Kenshin tìm hiểu ngay 13 biến chứng thai kỳ cần biết nhé!

Bạn đang đọc: 13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Nước ối ít hoặc dư thừa

Nước ối có vai trò cung cấp dưỡng chất, bảo vệ thai nhi tránh sự chèn ép quá mức do cơ tử cung và tránh sự xâm nhập của vi khuẩn ngoại lai.

Lượng nước ối sẽ thay đổi theo thời gian thai kỳ:

  • Từ tuần 16 – 32, lượng nước ối đạt từ 250 – 800ml.
  • Từ tuần 33 – 36, lượng nước ối tăng từ 800ml – 1000ml.
  • Từ tuần 36 đến lúc sinh, lượng nước ối sẽ giảm xuống còn khoảng 500ml.

Khi lượng nước ối giảm ít hơn so với các chỉ số trên (hay còn gọi là thiểu ối) có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi và nặng hơn có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng thai, dẫn đến bị suy dinh dưỡng, suy thai.

Trường hợp thai nhi bị thừa nước ối (đa ối) cũng không tốt. Khi đó, thai dễ bị sinh non do vỡ ối sớm, túi ối căng quá dễ làm cho nhau thai bị bong non. Gây tình trạng đờ tử cung và tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Biến chứng thiếu hay thừa nước ối

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng nguy hiểm đến thai kỳ, có tỉ lệ mắc từ 3 – 7% ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này xuất hiện sau 20 tuần thai, khoảng 25% trường hợp xuất hiện sau khi sinh.

Tiền sản giật gây huyết áp tăng cao và các vấn đề ở thận. Sau thời gian dài không được điều trị bệnh sẽ tiến triển thành sản giật rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Các triệu chứng diễn ra trong trường hợp bệnh nặng: chóng mặt, đau đầu dữ dội, nôn mửa, mất thị lực tạm thời, đau bụng trên, tăng cân đột ngột, tiểu ít, sưng mặt và sưng tay.

Các biến chứng nghiêm trọng ở cả mẹ và bé: cân nặng thấp, bé khó thở, nhau bong non, sinh non, sản giật, hội chứng HELLP.

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Các triệu chứng tiền sản giật

Sản giật

Sản giật là tình trạng tiến triển nặng của tiền sản giật nếu không kịp phát hiện và điều trị.

Lúc này bệnh phát triển tấn công vào hệ thần kinh trung ương và gây hiện tượng co giật rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì thế ở giai đoạn thai kỳ cần liên hệ bác sĩ để được theo dõi để dễ kiểm soát và có hướng giải quyết khi mắc bệnh.

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Bác sĩ theo dõi để tránh biến chứng sản giật nguy hiểm

Hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP là một biến chứng nghiêm trọng của tiền sản giật, đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Là các bất thường về gan và máu như tan huyết, giảm tiểu cầu, tăng men gan. Triệu chứng thường gặp: buồn nôn, nôn, đau đầu, ngứa dữ dội, đau buốt đường tiêu hóa. Dẫn đến biến chứng tổn thương hệ thần kinh, thận và phổi.

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Hội chứng HELLP ở sản phụ có thể gây suy thận

Nhau thai non

Nhau thai non là tình trạng nhau thai bị bong 1 phần hay toàn bộ khỏi tử cung trước khi sinh. Thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Làm giảm nguồn cung oxy, chất dinh dưỡng tới thai nhi và thai phụ bị chảy máu nhiều (khoảng 20% trường hợp không bị chảy máu vì bị tắc lại sau nhau thai).

Biến chứng:

  • Thai phụ: tình trạng sốc do mất máu, các vấn đề đông máu, nguy cơ suy thận.
  • Thai nhi: tăng trưởng chậm, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu oxy dẫn đến sinh non, nguy hiểm có thể khiến thai chết lưu.

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Biến chứng nhau thai non trong thai kỳ

Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai chặn cổ tử cung vào tháng cuối thai kỳ. Thai phụ cần gặp bác sĩ để theo dõi và có thể phải mổ lấy thai.

Các triệu chứng: chảy máu âm đạo, thai phụ cảm thấy các cơn co đau nhói.

4 loại nhau tiền đạo:

  • Bám thấp: bờ bánh nhau bám đoạn dưới tử cung.
  • Bám mép: bờ bánh nhau bám đến bờ lỗ trong cổ tử cung
  • Bán trung tâm: bánh nhau che kín 1 phần lỗ trong cổ tử cung.
  • Trung tâm: bánh nhau che kín lỗ trong cổ tử cung.

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Biến chứng nhau tiền đạo có 4 loại

Huyết khối tĩnh mạch

Tình trạng cục máu đông hình thành và phát triển trong tĩnh mạch chân gọi là huyết khối tĩnh mạch.

Phụ nữ dễ bị đông máu khi mang thai, sinh nở và đặc biệt sau sinh. Cơ thể tăng khả năng đông máu có thể làm cho máu ở phần dưới cơ thể khó trở về tim.

Yếu tố nguy cơ:

  • Tiền sử gia đình bị huyết khối.
  • Phụ nữ trên 30 tuổi.
  • Đã từng sinh mổ trước đó.
  • Bị béo phì, thừa cân.
  • Ảnh hưởng bởi khói thuốc lá.

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Biến chứng huyết khối tĩnh mạch ở thai phụ

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng đều có thể gây nguy hại cho cả mẹ và bé.

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn E.coli có trong phân là nguyên nhân chính gây các bệnh ở hậu môn, tiết niệu và âm đạo.

Trong quá trình mang thai, do khối lượng cơ trơn tử cung tăng lên và chèn ép đường tiết niệu gây ứ đọng nước tiểu. Gây tình trạng trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn khác phát triển gây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Stallion của nước nào? Có tốt không?

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thai kỳ

Chuyển dạ sinh non

Chuyển dạ sinh non xảy ra khi bạn chuyển dạ trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Thời điểm này các cơ quan của thai nhi như não, phổi chưa phát triển xong nếu sinh non sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe.

Yếu tố nguy cơ:

  • Các bệnh nhiễm trùng (nhiễm trùng đường tiết niệu).
  • Cổ tử cung ngắn.
  • Đã từng sinh non trước đó.
  • Tiền sử phá thai.
  • U xơ tử cung.
  • Hút thuốc lá.

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Biến chứng trẻ sinh non

Biến chứng sảy thai

Sảy thai là hiện tượng mất thai do nguyên nhân tự nhiên trong khoảng thời gian trước 20 tuần đầu thai kỳ.

Các triệu chứng:

  • Dịch hoặc máu chảy ra từ âm đạo.
  • Chuột rút.
  • Đau bụng dưới.

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Biến chứng sảy thai ở sản phụ

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung.

Khi thai nhi tiếp tục lớn lên có thể làm vỡ ống dẫn trứng gây xuất huyết nội rất nghiêm trọng không chỉ chấm dứt thai kỳ mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng người mẹ thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Nguyên nhân:

  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Sẹo ở ống dẫn trứng do nhiễm trùng.

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Biến chứng mang thai ngoài tử cung

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian mang thai.

Trong thai kỳ, sự thay đổi của nội tiết tố khiến cơ thể giảm sản xuất insulin hay không sử dụng insulin được. Insulin là yếu tố giúp chuyển hóa đường glucose thành năng lượng cung cấp cho cơ thể.

Khi thiếu insulin lượng đường trong máu sẽ tăng cao dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.

Biến chứng:

  • Tăng huyết áp.
  • Sinh con to.
  • Tăng nguy cơ sinh mổ.
  • Trẻ bị chấn thương bị sinh.
  • Sinh non.
  • Suy hô hấp.
  • Hạ đường huyết.
  • Thai chết lưu.
  • Tăng nguy co mắc đái tháo đường sau này của trẻ.

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Sản phụ cần theo dõi đường huyết để tránh đái tháo đường thai kỳ

Suy cổ tử cung

Suy cổ tử cung chưa xác định được nguyên nhân chính xác, thường do bất thường cấu trúc hay yếu tố hóa sinh (nhiễm trùng, viêm).

Người mắc bệnh này tử cung của họ sẽ bị ngắnmỏng đi. Đa số thường khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng, cho đến khi có hiện tượng sinh non.

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

Biến chứng suy cổ tử cung

Khi nào cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến bệnh viện khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi và kịp thời phát hiện những bất thường nếu có cũng như có hướng điều trị an toàn cho mẹ và bé.

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hãy liên hệ bác sĩ nếu trong thai kỳ bạn gặp các dấu hiệu sau:

  • Chảy máu âm đạo.
  • Giảm thị lực.
  • Buồn nôn, nôn kéo dài sau 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Cơn đau bụng.
  • Nhức đầu dữ dội.
  • Bị sốt.

Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh

  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Thử đường huyết.
  • Đo huyết áp.
  • Xét nghiệm máu.

Tham khảo một số bệnh viện có chuyên khoa sản

  • Khu vực TP.Hồ Chí Minh: Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện phụ sản Quốc tế Sài Gòn, bệnh viện Đại học Y dược,…
  • Khu vực Hà Nội: Bệnh viện phụ sản Hà Nội, bệnh viện phụ sản Trung ương, bệnh viện Việt Pháp, bệnh viện Bạch Mai,…

13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không? 10 lợi ích và lưu ý khi ăn

Sản phụ cần khám thai định kỳ để theo dõi thai nhi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *