13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Rate this post

Có nhiều nguyên nhân gây phát ban da gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có thể đây là một dấu hiệu của bệnh nào đó. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân phát ban da thường gặp và một số dấu hiệu phát ban bạn không nên bỏ qua!

Bạn đang đọc: 13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Phát ban da là gì?

Phát ban da là tình trạng thay đổi màu sắc da so với màu da bình thường. Các tổn thương da là những vùng da đỏ, ngứa, nổi gồ trên da, có thể đau. Hình dạng và kích thước của các tổn thương thay đổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Phát ban là tình trạng thay đổi màu sắc da so với bình thường

Nguyên nhân phát ban da

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây phát ban da. Mỗi nguyên nhân có đặc điểm ban khác nhau. Dưới đây là 13 nguyên nhân gây phát ban da thường gặp:

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị tổn thương sau khi tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên (ACD) hoặc các chất gây kích ứng da (ICD). Tình trạng viêm da tiếp xúc này gồm 2 loại:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng (ACD):
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD): Thường gặp ở người có da nhạy cảm sau khi tiếp xúc với hóa chất công nghiệp (acid hoặc kiềm), xà phòng, phấn hoa,… Tổn thương thường ở vùng da hở, có giới hạn, hình dáng và kích thước phù hợp với nguyên nhân gây kích ứng.

Biểu hiện tổn thương cơ bản của viêm da tiếp xúc là tình trạng ban đỏ, đôi khi phồng rộp, mụn nước nhỏ li ti, thường gây ngứa nhiều và có cảm giác đau rát tại vùng tổn thương.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Viêm da tiếp xúc có ban đỏ kèm bọng nước nhỏ

Nhiễm trùng

Một số căn nguyên vi trùng gây tình trạng viêm da kèm theo nổi ban đỏ trên da. Ngoài đặc điểm ban đỏ, ngứa nhiều trên da, các căn nguyên như vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có thể gây tình trạng nhiễm trùng như sốt, đau mỏi người.

Một số căn nguyên nhiễm trùng có thể gặp như sốt tinh hồng nhiệt, sốt phát ban, nhiễm liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu gây ban da, nấm da do vi nấm candidas, giang mai gây tổn thương có dạng ban đỏ hồng (đào ban) trên da,…

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Viêm da do liên cầu khuẩn thường gặp ở trẻ nhỏ

Tình trạng tự miễn dịch

Bệnh tự miễn dịch là tình trạng cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại tế bào của chính bản thân. Tự kháng thể này gây phản ứng với kháng nguyên là các tế bào của cơ thể, gây ra tình trạng tổn thương đa cơ quan, trong đó có tổn thương da.[1]

Một số bệnh tự miễn dịch thường gặp như xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch gây tình trạng ban xuất huyết dưới da, viêm da cơ với những ban đỏ trên da kèm xơ hóa hệ thống cơ bắp của cơ thể.

Bệnh tự miễn được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm tìm tự kháng thể trong máu sau khi đã loại trừ các căn nguyên gây bệnh khác.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Một số bệnh tự miễn gây xuất hiện ban đỏ trên da

Bệnh chàm

Bệnh chàm (eczema) hay viêm da cơ địa là bệnh lý da thường gặp ở trẻ em. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm da mạn tính, hay tái phát. Tổn thương da trong bệnh chàm là những vùng da khô, đỏ, ngứa nhiều.[2]

Ở trẻ nhỏ thường gặp tổn thương dạng mụn nước nhỏ li ti, tập trung thành đám trên nền da đỏ ở vùng má, quanh miệng. Những mụn nước đỏ có thể dập vỡ, chảy dịch và đóng vảy màu vàng nâu như mật ong.

Ở trẻ lớn và người lớn, tổn thương da thường là những sầnn đỏ, ngứa nhiều, chủ yếu gặp ở vị trí nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, nếp da ở cổ.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Bệnh chàm (viêm da cơ địa) hay xuất hiện ở vùng mặt của trẻ em

Nổi mề đay

Mề đay là tổn thương da dạng mảng hoặc quầng đỏ, nổi gồ trên da, vùng da ở giữa nhạt màu hơn. Bệnh gây ngứa nhiều, trên da có nhiều vết gãi. Mề đay thường xuất hiện tự nhiên hoặc sau tiếp xúc với dị nguyên như thuốc, thức ăn,…[1]

Tổn thương da có thể kèm theo tình trạng phù môi, phù mắt hoặc nặng hơn là đau bụng quặn từng cơn, khó thở, thở rít.

Mề đay có thể cấp tính, tự khỏi, hết hoàn toàn sau vài ngày hoặc mạn tính, kéo dài dai dẳng, hay tái phát gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Mày đay là mảng da đỏ, nổi gồ trên mặt da

Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, đặc biệt nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường gặp do 2 loại virus đường ruột gây ra là Coxsackievirus nhóm A16 và Enterovirus type 71 (EV71).[3]

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là những ban sẩn đỏ kèm mụn nước ở tay, chân và trong miệng. Với những trường hợp ban da không điển hình, chẩn đoán bệnh bằng xét nghiệm tìm virus có trong bọng nước, dịch họng hoặc trong phân người bệnh nghi ngờ.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Bệnh tay chân miệng do các virus đường ruột gây ra

Bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến là bệnh tự miễn dịch có tổn thương đặc trưng là ban đỏ da thành mảng hoặc vùng, trên bề mặt có phủ vảy trắng. Tổn thương da trong bệnh vảy nến có thể gây ngứa hoặc đau, khi gãi lớp vảy ở bề mặt bong ra, rơi xuống như bột phấn. .

Vảy nến có thể gặp ở tất cả vùng da trên cơ thể, thường gặp nhất ở vùng da đầu, khuỷu tay, lưng, gối. Bệnh thường kéo dài dai dẳng, hay tái phát gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Tổn thương đặc trưng của bệnh vảy nến là lớp vảy trắng trên nền da đỏ

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE)

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn gây tổn thương nhiều cơ quan như khớp, thận, phổi và da, niêm mạc. Tổn thương da trong SLE có hình thái ban đỏ hình cánh bướm vùng da mặt, xuất hiện và tăng lên khi người bệnh ra ngoài trời nắng.

Ngoài ra, lupus ban đỏ hệ thống còn gây tình trạng loét miệng, sưng đau các khớp, viêm thận, tiểu ra máu và rối loạn các dòng tế bào máu.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Lupus ban đỏ có ban hình cánh bướm đặc trưng ở mặt

Bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh gây ra bởi virus Varicella zoster (VZV). Virus gây bệnh tập trung gây tổn thương theo đường đi của dây thần kinh và thường gây ban đỏ kèm mụn nước.[4]

Tổn thương đặc trưng của zona thần kinh là tình trạng bọng nước nhỏ tập trung thành đám trên nền da đỏ, kèm theo cảm giác đau rát dữ dội. Trước khi các triệu chứng xuất hiện, bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức người.

Tìm hiểu thêm: 8 tác dụng của đại táo đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Mụn nước trong zona thần kinh tập trung thành đám, đau rát nhiều

Viêm mô tế bào

Nguyên nhân gây viêm mô tế bào thường gặp do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương da có sẵn như vết xước, rách da. Tình trạng nhiễm trùng này thường xảy ra ở phần chi dưới.[5]

Tổn thương biểu hiện các dấu hiệu của viêm như sưng nề, màu sắc da có thể đỏ hoặc tím, sờ nóng, ấn thấy mềm, đau nhiều, có thể gây hạn chế vận động chân hoặc tay bị viêm.

Nếu không được điều trị sớm, tổn thương có thể lan rộng hoặc vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào mạch máu gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết hay sốc nhiễm khuẩn.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Viêm mô tế bào lan rộng gây nhiễm trùng nặng

Dị ứng

Dị ứng là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên.Một số nguyên nhân gây dị ứng như thuốc, thức ăn, phấn hoa,… Dị ứng có thể biểu hiện sớm bằng tình trạng ban đỏ trên da rải rác toàn thân, có thể gây ngứa, phù môi miệng, đau bụng, khó thở.

Ban đỏ trong dị ứng thường xuất hiện sớm sau khi tiếp xúc với dị nguyên, giảm dần sau khi ngừng tiếp xúc và biến mất hoàn toàn trong 24 giờ. Phản ứng dị ứng nặng nhất được gọi là sốc phản vệ, nguy cơ tử vong cao.[6]

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Ban dị ứng gây ngứa nhiều

Bệnh sởi

Sởi là bệnh khá thường gặp ở trẻ em và có nguy cơ lây lan thành dịch. Trẻ bị sởi thường biểu hiện sốt cao, phát ban kèm theo tình trạng ho, chảy mũi khò khè và rối loạn tiêu hóa.[7]

Ban sởi xuất hiện theo thứ tự từ mặt, tai xuống cổ và thân mình. Ban đỏ dạng chấm, nốt trên da, sờ mịn, thường không ngứa. Ở giai đoạn lui bệnh, ban đỏ cũng biến mất theo tuần tự như ban đầu.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Bệnh sởi gây sốt cao kèm ban đỏ toàn thân

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, có trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes (muỗi vằn). Bệnh biểu hiện đặc trưng bằng tình trạng sốt, ban xuất huyết trên da toàn thân kèm theo nôn, đau bụng, đau mỏi cơ khớp, đau đầu nhiều.

Nếu không được chăm sóc và theo dõi tốt, bệnh có thể gây biến chứng nặng như tăng men gan, sốc giảm thể tích, hoặc giảm tiểu cầu gây xuất huyết nặng.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Sốt xuất huyết gây sốt và tình trạng xuất huyết dưới da

Dấu hiệu phát ban da

Khi xuất hiện ban da, người bệnh cần quan tâm một số đặc điểm giúp định hướng nguyên nhân gây phát ban:[6]

  • Vị trí xuất hiện ban đầu tiên, xu hướng lây lan.
  • Hình thái ban: dạng chấm nốt hoặc tập trung thành mảng, vùng.
  • Màu sắc da vùng tổn thương và sự biến đổi màu theo thời gian.
  • Vùng da lành xung quanh.
  • Cảm giác ngứa hay đau rát kèm theo.
  • Các triệu chứng kèm theo giúp gợi ý chẩn đoán: sốt, đau bụng, nôn, phù môi miệng, phù mắt hoặc khó thở, khò khè.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Các đặc điểm ban da giúp định hướng nguyên nhân gây phát ban

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Phát ban có nhiều nguyên nhân, đôi khi chỉ cấp tính thoáng qua, tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phát ban là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe cần đến khám bác sĩ và điều trị tích cực.

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao trên 38,5 độ và kéo dài trên 2 ngày, kém đáp ứng với thuốc hạ sốt.
  • Xuất hiện tình trạng phù mắt, phù môi, khó thở, thở rít.
  • Phát ban kèm theo mệt mỏi nhiều, đau bụng, nôn, rối loạn tiêu hóa.
  • Phát ban tái phát nhiều đợt gây ảnh hưởng cuộc sống.
  • Phát ban da kèm theo sưng đau khớp, rụng tóc, loét miệng,…

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Đến khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bất thường trên da

Chẩn đoán

Tùy vào hoàn cảnh xuất hiện ban và đặc điểm phát ban giúp gợi ý một số nguyên nhân, bác sĩ sẽ định hướng chẩn đoán tới một số nguyên nhân thường gặp và chỉ định làm thêm một số xét nghiệm.

Một số xét nghiệm giúp ích chẩn đoán:

  • Tìm vi khuẩn, virus gây bệnh trong dịch tiết của tổn thương da.
  • Sinh thiết da và nhuộm soi quan sát tổn thương.
  • Xét nghiệm máu đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Một số trường hợp cần xét nghiệm dịch họng, máu, phân,… tìm căn nguyên gây bệnh.
  • Xét nghiệm tìm tự kháng thể trong một số bệnh tự miễn.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

Các bệnh viện uy tín

Nếu bản thân, gia đình và bạn bè gặp phải tình trạng phát ban đỏ da kéo dài hoặc mong muốn nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Da liễu của một số bệnh viện uy tín sau:

  • Tại TP.HCM: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Gia An 115, Phòng khám Da liễu Pro Skin,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Lưu ý khi bị phát ban da

  • Sử dụng thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày bằng xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, có khả năng cấp ẩm cho da.
  • Dưỡng ẩm da mặt và toàn thân, giúp da khỏe mạnh, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh côn trùng, đặc biệt là muỗi phát triển.
  • Hạn chế gãi để tránh gây xây xước làm tổn thương da nặng lên.
  • Nếu bạn có da nhạy cảm, nên tham khảo bảng thành phần trước khi sử dụng. Với lần đầu sử dụng nên lấy một lượng nhỏ sản phẩm bôi lên da vùng mặt trong cánh tay để kiểm tra nguy cơ kích ứng.
  • Khi nghi ngờ dị ứng với thuốc, thức ăn, vật liệu nào, nên hỏi ý kiến bác sĩ và ngừng tiếp xúc với dị nguyên nghi ngờ.
  • Nên đến khám bác sĩ khi có các dấu hiệu cảnh báo như ban da kèm sốt, khó thở, phù mắt, phù môi, mệt mỏi, nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

Vệ sinh thân thể sạch sẽ để giữ hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh

Cách điều trị phát ban da

Tùy theo nguyên nhân gây phát ban, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp điều trị thường được sử dụng:

  • Kem bôi da tại chỗ: Đây là biện pháp điều trị chủ yếu. Sử dụng kem bôi da tại chỗ cho tác dụng nhanh, đặc hiệu, hạn chế tác dụng phụ khi dùng đường toàn thân. Thuốc bôi da có thể có chứa thành phần phối hợp chống viêm, kháng sinh, chống nấm và dưỡng ẩm.
  • Thuốc chống dị ứng toàn thân: Với tình trạng ban gây ngứa nhiều, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống dị ứng để cải thiện tình trạng khó chịu trên da, giúp hạn chế gãi gây xây xước da, tổn thương da nặng lên.
  • Thuốc nhóm corticoid toàn thân: Thuốc có thể sử dụng trong một số trường hợp tổn thương da nặng nề, vừa có công dụng chống viêm vừa có khả năng làm giảm ngứa. Trong các bệnh lý tự miễn dịch, corticoid là phương pháp điều trị bệnh đặc hiệu.
  • Một số bệnh truyền nhiễm gây phát ban như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng nên được khám và điều trị theo đúng phác đồ để hạn chế các biến chứng của bệnh.

13 nguyên nhân phát ban da và cách khắc phục bạn cần nên biết

>>>>>Xem thêm: Biohit Oyj của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Sử dụng thuốc bôi tại chỗ là điều trị chủ yếu cho tình trạng phát ban da

Trên đây là 13 nguyên nhân phát ban da thường gặp và một số biện pháp điều trị tình trạng ban da. Chăm sóc da hằng ngày là bước quan trọng để giữ hàng rào bảo vệ da luôn khỏe mạnh bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *