Mùi tây với vị đắng nhẹ, là một loại thảo mộc tươi và gia vị phổ biến được sử dụng trong ẩm thực. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giá trị dinh dưỡng và những lợi ích sức khỏe tiềm năng của mùi tây.
Bạn đang đọc: 13 tác dụng của mùi tây đối với sức khỏe bạn cần biết
Contents
- 1 Rau mùi tây là gì? Thành phần các chất có trong rau mùi tây
- 2 Giàu chất chống oxy hóa
- 3 Hỗ trợ sức khỏe xương
- 4 Ngăn ngừa ung thư
- 5 Giúp bảo vệ sức khỏe mắt
- 6 Cải thiện sức khỏe tim mạch
- 7 Kháng khuẩn
- 8 Lợi tiểu
- 9 Giảm lượng đường trong máu
- 10 Hỗ trợ sức khỏe thận
- 11 Hỗ trợ điều trị loãng xương
- 12 Cải thiện sức khỏe da
- 13 Hỗ trợ tóc khỏe mạnh
- 14 Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
- 15 Cách sử dụng mùi tây đúng cách an toàn và hiệu quả
- 16 Lưu ý khi sử dụng mùi tây
Rau mùi tây là gì? Thành phần các chất có trong rau mùi tây
Mùi tây là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Mỹ, châu Âu và cả Trung Đông. Có hai loại mùi tây tươi được sử dụng phổ biến nhất là mùi tây lá xoăn kiểu Pháp và mùi tây lá dẹt kiểu Ý.
Mùi tây lá xoăn kiểu Pháp thường được dùng để trang trí. Mùi tây lá dẹt kiểu Ý nhờ có hương vị đậm đà hơn nên được sử dụng nhiều trong ẩm thực.
Mùi tây không chỉ là một loại gia vị trong ẩm thực mà còn chứa nhiều thành phần quý có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong 30 gram mùi tây tươi:
- Chất đạm:
- Chất béo:
- Chất xơ:
- Vitamin A:
- Vitamin C:lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI).
- Vitamin K:lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI).
- Vitamin B9:lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI).
- Kali:lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI).
Mùi tây rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin K, cần thiết cho quá trình đông máu và sức khỏe của xương. Loại thảo mộc này cũng là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa bao gồm vitamin A và vitamin C.[1]
Với hàm lượng calo thấp nhưng lại có hương vị thơm ngon, mùi tây là lựa chọn tuyệt vời cho nhiều công thức nấu ăn.
Mùi tây là một loại thảo mộc giàu chất dinh dưỡng, ít calo, đặc biệt giàu vitamin K, A và C
Giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn cản sự tấn công của các gốc tự do làm tổn thương tế bào của cơ thể. Cơ thể bạn cần duy trì sự cân bằng giữa chất chống oxy hóa và gốc tự do để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Trong thành phần của mùi tây có chứa các chất chống oxy hóa mạnh bao gồm flavonoid, carotenoid, vitamin C.
Chế độ ăn giàu flavonoid có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm ung thư ruột kết, tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Hai loại flavonoid chính trong mùi tây là myricetin và apigenin.
Beta carotene và lutein là hai chất chống oxy hóa thuộc nhóm sắc tố carotenoid. Carotenoid có vai trò chống oxy hóa, đem lại nhiều vai trò sức khỏe cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.[2]
Ngoài ra, thành phần vitamin C trong mùi tây cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ sức khỏe miễn dịch và bảo vệ chống lại bệnh mãn tính. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy mùi tây khô có hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp 17 lần so với loại tươi.[3]
Mùi tây chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh
Hỗ trợ sức khỏe xương
Vitamin K giúp xương chắc khỏe hơn bằng cách hỗ trợ các tế bào tạo xương được gọi là nguyên bào xương. Vitamin này cũng kích hoạt một số protein nhất định làm tăng mật độ khoáng xương. Mật độ xương rất quan trọng, vì mật độ khoáng xương thấp có liên quan đến tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Mùi tây chứa nhiều vitamin K, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của xương, 30 gam mùi tây cung cấp 547% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI).
Mùi tây rất giàu vitamin K giúp giảm nguy cơ gãy xương và cải thiện mật độ xương
Ngăn ngừa ung thư
Mùi tây đặc biệt giàu chất chống oxy hóa (flavonoid và vitamin C), làm giảm stress oxy hóa trong cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chế độ ăn uống nhiều flavonoid có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết lên đến 30%.
Myricetin và apigenin là 2 loại flavonoid trong mùi tây, được chứng minh có hoạt tính chống ung thư trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm.[4]
Ăn thực phẩm giàu vitamin C cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Cứ trong 30 gram mùi tây cung cấp 53% lượng khuyến nghị vitamin C hàng ngày (RDI).
Một nghiên cứu về chế độ ăn uống và nồng độ chất chống oxy hóa trong máu đã chỉ ra rằng cứ tăng 100 mg vitamin C mỗi ngày làm giảm nguy cơ ung thư tổng thể xuống 7%. Ngoài ra, việc bổ sung 150 mg vitamin C mỗi ngày cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt lên đến 21%.[5],[6]
Sử dụng mùi tây thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư
Giúp bảo vệ sức khỏe mắt
Lutein, beta carotene và zeaxanthin là ba loại carotenoid có trong mùi tây giúp bảo vệ đôi mắt, thúc đẩy thị lực khỏe mạnh và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) – một bệnh mắt không thể chữa khỏi và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên khắp thế giới.
Cứ trong 30 gram lá tươi cắt nhỏ cung cấp 108% lượng khuyến nghị vitamin A hàng ngày (RDI). Vitamin A rất cần thiết cho sức khỏe của mắt, giúp bảo vệ giác mạc (lớp ngoài cùng của mắt), cũng như kết mạc (lớp màng mỏng bao phủ phía trước mắt và bên trong mí mắt).
Mùi tây chứa lutein, zeaxanthin và beta carotene giúp bảo vệ sức khỏe mắt và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Mùi tây là một loại thảo mộc giàu chất dinh dưỡng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Trong 30 gam mùi tây cung cấp 11% lượng vitamin B9 khuyến nghị hàng ngày – một loại vitamin giúp bảo vệ tim và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Mức homocysteine cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn do homocysteine có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch bằng cách thay đổi cấu trúc và chức năng của động mạch. Một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng vitamin B9 có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách làm giảm nồng độ axit amin homocysteine.
Mùi tây giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Kháng khuẩn
Chiết xuất mùi tây đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn trong ống nghiệm. Một nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của hạt tiêu, mùi tây và thì là đã chứng minh rằng chất chiết xuất mùi tây cho thấy hoạt tính kháng khuẩn đáng kể chống lại nấm men, nấm mốc và một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng phổ biến là S. aureus.[7]
Chất chiết xuất mùi tây cũng có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm. Một nghiên cứu khác về khả năng ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn có hại tiềm tàng, chẳng hạn như Listeria và Salmonella, cả hai đều được biết là thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm [8] [9]
Mặc dù chiết xuất cho thấy tiềm năng kháng khuẩn trong các nghiên cứu ở ống nghiệm, nhưng những lợi ích này vẫn chưa được nghiên cứu ở người.
Mùi tây có hoạt tính kháng khuẩn, chống lại nấm và tụ cầu khuẩn
Lợi tiểu
Apiol và myristicin là hai hợp chất trong dầu mùi tây có tác dụng lợi tiểu nhờ làm tăng lưu lượng máu tới thận. Nhờ đó, mùi tây đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác trên thận như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu,…[10]
Mùi tây có công dụng lợi tiểu
Giảm lượng đường trong máu
Chiết xuất mùi tây giàu các chất chống oxy hóa, có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ tuyến tụy sản xuất hormon insulin.
Nghiên cứu đã chứng minh chiết xuất từ loại thảo mộc này làm giảm đáng kể nồng độ glucose và làm tăng nồng độ insulin trong huyết tương trên những bệnh nhân tiểu đường so với nhóm chứng.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận có sự gia tăng rõ rệt về trọng lượng của tuyến tụy và kích thước của các tiểu đảo tụy cũng như sự cải thiện về cấu trúc tế bào đảo tụy trên nhóm đối tượng tham gia.[11]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu United của nước nào? Các sản phẩm nổi bật
Mùi tây tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Hỗ trợ sức khỏe thận
Mùi tây giúp hỗ trợ sức khỏe thận, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thận. Nhờ chứa thành phần piol và myristicin – hợp chất có tác dụng lợi tiểu, mùi tây giúp tăng lưu thông dòng máu đến thận, tăng quá trình đào thải vi khuẩn và chất thải khỏi cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và nhiễm trùng tiết niệu.
Mùi tây giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận
Hỗ trợ điều trị loãng xương
Mùi tây không chỉ là nguồn cung cấp các vitamin thiết yếu mà còn cung cấp các chất khoáng quan trọng cho cơ thể. Chúng là một nguồn cung cấp canxi dồi dào, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương.
Ngoài ra, bệnh loãng xương thường liên quan đến acid amin homocysteine và lượng canxi trong xương thấp. Axit folic trong mùi tây được sử dụng để phân hủy axit amin này, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương hiệu quả.
Mùi tây có khả năng hỗ trợ và phòng ngừa loãng xương
Cải thiện sức khỏe da
Nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh, mùi tây có tác dụng cải thiện sức khỏe làn da của bạn. Thành phần chất chống oxy hóa giúp giảm tình trạng sạm da, lão hóa da, duy trì làn da căng mịn. Đồng thời, mùi tây còn có công dụng chống viêm, giảm nguy cơ da bị mụn viêm, mụn trứng cá.
Thành phần carotenoid trong mùi tây còn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư da hiệu quả nhờ hạn chế tác động của tia cực tím lên da.
Sử dụng mùi tây thường xuyên giúp làn da khỏe đẹp
Hỗ trợ tóc khỏe mạnh
Sử dụng cần tây không chỉ làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Thói quen này không chỉ cải thiện chế độ dinh dưỡng mà còn giúp giảm tình trạng rụng tóc liên quan đến chế độ ăn uống, đồng thời chế độ ăn đủ dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe mái tóc, giúp tóc của bạn khỏe và đẹp.
Mùi tây giúp cải thiện sức khỏe mái tóc của bạn
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Mùi tây giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và táo bón. Một số công dụng của mùi tây trên đường tiêu hóa phải kể đến như:
- Tăng cường sản xuất dịch mật và dịch dạ dày, thúc đẩy hoạt động của các enzyme trong việc hấp thụ dinh dưỡng.
- Mùi tây không chỉ giúp thư giãn dạ dày mà còn ngăn chặn cảm giác đầy hơi, đồng thời kích thích quá trình tiêu hóa.
- Với thành phần chất hóa học đặc biệt, mùi tây còn hỗ trợ quá trình thải khí trong đường tiêu hóa.
- Hỗ trợ loại bỏ lượng nước dư thừa trong ống tiêu hóa nhờ khả năng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu ở thận.
- Chứa hàm lượng chất xơ cao, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và giảm chứng khó tiêu.
- Cải thiện tình trạng tiêu chảy.
- Thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất béo và protein, tăng khả năng hấp thu của ruột.
- Tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa khỏe.
Mùi tây đem lại nhiều lợi ích trên đường tiêu hóa
Cách sử dụng mùi tây đúng cách an toàn và hiệu quả
Mùi tây là loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi và linh hoạt trong ẩm thực. Mùi tây có thể dùng ở dạng gia vị khô hoặc nguyên liệu tươi tùy theo từng món ăn của bạn đều đem lại mùi vị và chất lượng tương đương.
Bạn có thể dễ dàng thêm mùi tây vào món súp, món hầm, nước sốt cà chua, trộn đều trong các món salad hoặc dùng để trang trí trên các đĩa thức ăn.
Thú vị là mùi tây có khả năng làm mát hơi thở tự nhiên, vì vậy khi nấu ăn, bạn có thể nhai một nhánh cây để tận hưởng hơi thở thơm mát hơn. Để mùi tây tươi lâu, hãy bọc nó trong khăn giấy ẩm và bảo quản trong hộp đậy kín ở tủ lạnh.
Mùi tây tươi có vị cay, phù hợp với nhiều món khác nhau như:
- Nước sốt cà chua.
- Sốt khoai tây.
- Salad.
- Hải sản.
- Các món trứng.
- Các loại thịt gia cầm.
- Hoặc bạn có thể thêm vài nhánh mùi tây vào nước ép.
- Thêm mùi tây cắt nhỏ vào món trứng tráng, bánh quiche, frittata,…
Mùi tây được sử dụng linh hoạt và đa dạng trong chế biến món ăn
Lưu ý khi sử dụng mùi tây
Nếu bạn muốn bảo quản lâu, đừng rửa mùi tây. Bạn có thể bảo quản mùi tây bằng cách cắt bỏ phần dưới của thân cây, sau đó ngâm phần thân cây trong chai hoặc cốc nước. Thay nước vài ngày 1 lần và loại bỏ phần lá úa vàng. Bằng cách này, bạn có thể bảo quản mùi tây lâu hơn đến 2 tuần. Hoặc đơn giản, bạn có thể bọc mùi tây bằng túi nilon và bảo quản trong tủ lạnh.
Với loại mùi tây khô, bạn nên bảo quản lọ đựng ở nơi khô ráo và thoáng mát. Khi đó, bạn có thể sử dụng chúng trong khoảng từ 6 tháng – 1 năm.
Một số lưu ý khi sử dụng mùi tây mà bạn cần chú ý:
- Mùi tây an toàn khi sử dụng với liều lượng vừa phải trong các món ăn hàng ngày.
- Một số người có thể bị dị ứng với mùi tây như dị ứng da.
- Không thoa trực tiếp dầu hạt mùi lên da vì điều này gây phát ban da, khiến da nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời.
- Dùng mùi tây với số lượng lớn có thể ảnh hưởng chức năng gan, thận và gây thiếu máu.
- Không sử dụng mùi tây cho phụ nữ mang thai vì có nguy cơ cao bị sảy thai, ra máu âm đạo và tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
- Phụ nữ cho con bú không nên sử dụng mùi tây với số lượng lớn do chưa đủ bằng chứng an toàn.
- Rối loạn chảy máu: Mùi tây có thể làm chậm quá trình đông máu và tăng nguy cơ chảy máu ở những người có rối loạn chảy máu.
- Bệnh tiểu đường: Mùi tây có thể làm giảm lượng đường trong máu. Hãy chú ý đến các dấu hiệu của hạ đường huyết và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên nếu bạn có bệnh tiểu đường và đang sử dụng mùi tây.
- Phẫu thuật : Mùi tây có thể làm giảm lượng đường trong máu và có thể ngăn cản việc kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng mùi tây ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình. [12]
Giữ lại phần rễ cây giúp bạn bảo quản mùi tây lâu hơn
Bài viết hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về những lợi ích của mùi tây đối với sức khỏe. Hãy thử thêm lá mùi tây khô hoặc tươi vào chế độ ăn hàng ngày của bạn chẳng hạn như thêm vào súp, salad hoặc nước sốt để có một món ăn thơm ngon và có lợi cho sức khỏe.
Potential role of carotenoids as antioxidants in human health and disease
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24473231/
Culinary herbs and spices: their bioactive properties, the contribution of polyphenols and the challenges in deducing their true health benefits
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25340982/
Apigenin and Breast Cancers: From Chemistry to Medicine
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25738871/
Dietary intake and blood concentrations of antioxidants and the risk of cardiovascular disease, total cancer, and all-cause mortality: a systematic review and dose-response meta-analysis of prospective studies
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30475962/
Association between Dietary Vitamin C Intake and Risk of Prostate Cancer: A Meta-analysis Involving 103,658 Subjects
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4532989/
Antimicrobial effects of pepper, parsley, and dill and their roles in the microbiological quality enhancement of traditional Egyptian Kareish cheese
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19919287/
Listeria monocytogenes: at the coalface of host-pathogen research
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21637036/
Salmonella infection: interplay between the bacteria and host immune system
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5918639/
21 Impressive Health Benefits and Uses of Parsley
https://www.medicinenet.com/21_impressive_health_benefits_and_uses_of_parsley/article.htm
Antidiabetic and Antioxidant Impacts of Desert Date (Balanites aegyptiaca) and Parsley (Petroselinum sativum) Aqueous Extracts: Lessons from Experimental Rats
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4785268/
Parsley – Uses, Side Effects, and More
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-792/parsley
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc trẻ khi bị cảm lạnh