13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Rate this post

Dầu cá chắc chắn rất quen thuộc với nhiều người bởi tác dụng tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về những tác dụng phụ mà dầu cá đem lại. Hãy cùng tìm hiểu 13 tác dụng phụ của dầu cá qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: 13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Đột quỵ

Theo các nghiên cứu trên động vật: việc hấp thụ nhiều omega 3 trong dầu cá có thể làm giảm khả năng đông máu từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết [1]. Đây được coi là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của dầu cá.

Do vậy nên tiến hành thêm các nghiên cứu sâu rộng để xác định chính xác ảnh hưởng của dầu cá đến đột quỵ trên người.

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Đột quỵ là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất

Mồ hôi khó chịu và hôi miệng

Mùi vị đặc trưng nhất của dầu cá là mùi hôi tanh do đó gây cảm giác không thoải mái cho nhiều người dùng. Bạn có thể sử dụng dạng bào chế viên nang để giảm tác dụng phụ không mong muốn này.

N

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Hôi miệng khiến nhiều người khó chịu

Phản ứng dị ứng

Dầu cá được chiết xuất từ mô các loại cá, do đó những người dị ứng với cá và hải sản khi dùng dầu cá có thể gây ra phản ứng dị ứng. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi bổ sung dầu cá nếu có tiền sử dị ứng.

Các triệu chứng khi dị ứng dầu cá có thể gặp phải là: phát ban, mề đay, ngứa, ngạt mũi, buồn nôn, sưng phù môi, lưỡi, mặt,…

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Dị ứng là một trong những tác dụng phụ của dầu cá

Tăng đường huyết

Theo các chuyên gia y tế, dùng quá 3000mg omega-3 mỗi ngày trong thời gian dài có thể kích thích cơ thể tạo đường glucose. Dẫn đến làm tăng đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đối với bệnh nhân đã và đang mắc bệnh tiểu đường, việc sử dụng omega-3 quá mức có thể khiến bệnh tình thêm nặng hơn. Một vài nghiên cứu trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thấy rằng: sử dụng 8g omega-3 mỗi ngày trong vòng 8 tuần có thể làm tăng đường huyết đến 22%.[2]

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Dùng dầu cá quá mức gây tăng đường huyết trong máu

Chảy máu

EPA trong dầu cá có tác dụng ức chế tạo tiểu cầu nhằm làm giảm và ngăn ngừa chứng huyết khối, giảm sự đông máu. Vì thế khi sử dụng dầu cá liều cao hoặc quá liều có thể xuất hiện tình trạng chảy máu.[3]

Tình trạng chảy máu có thể bao gồm: chảy máu cam, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, máu khó đông,…

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Các tình trạng chảy máu có thể xảy ra nếu dùng dầu cá quá mức

Hạ huyết áp

Khi sử dụng đúng và đủ lượng, dầu cá có tác dụng hạ huyết áp cho các bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp. Tuy nhiên đây lại là tác dụng phụ gây hạ áp đối với bệnh nhân huyết áp thấp hay sử dụng dầu cá quá liều.

Huyết áp thấp sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, rung nhĩ, chức năng thận suy giảm,… Dầu cá cũng có thể tương tác với những thuốc hạ huyết áp như enalapril, furosemide, losartan, captopril,… Vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Hạ áp gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, rung nhĩ

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất liên quan đến việc dùng dầu cá. Theo khuyến cáo, nên sử dụng dầu cá omega-3 trong hoặc sau bữa ăn. Vì chất béo trong bữa ăn là dung môi để cơ thể hấp thụ tối đa omega-3. Nếu tình trạng này không thuyên giảm, bạn nên ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ.

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Nên sử dụng dầu cá trong bữa ăn để giảm nguy cơ tiêu chảy

Trào ngược acid

Ngoài tác dụng phụ trên đường tiêu hóa là tiêu chảy, dầu cá còn gây ra trào ngược acid dạ dày khiến người dùng cảm thấy ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu hay khó chịu ở dạ dày sau khi sử dụng.

Dùng liều lượng vừa phải và bổ sung trong bữa ăn có thể làm giảm chứng trào ngược acid và giảm các triệu chứng khác một cách hiệu quả. Ngoài ra, chia nhỏ liều lượng khi sử dụng có thể giúp loại bỏ chứng khó tiêu.

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Trào ngược acid là một trong những tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của dầu cá

Tăng cân

Axit béo omega-3 rất được khuyến khích cho những người muốn giảm cân nhờ vào việc làm giảm cảm giác đói, thèm ăn và tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá mức có thể cho kết quả ngược lại. Như bạn đã biết dầu cá rất giàu chất béo và chứa nhiều calo (chỉ với 1 thìa cà phê 4,5 gam đã có tới 40 kcal). Do đó, dùng quá nhiều dầu cá có thể làm tăng trọng lượng cơ thể.

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Dầu cá chứa nhiều calo dẫn đến tăng cân

Ngộ độc vitamin A

Dầu cá ngoài thành phần chính là acid béo omega-3 bao gồm DHA và EPA còn chứa một lượng vitamin A. Tùy vào từng loại dầu cá mà lượng vitamin A sẽ khác nhau, ví dụ: một muỗng canh (khoảng 14g) dầu gan cá tuyết đã đáp ứng tới 453% nhu cầu vitamin A hàng ngày. [nguon title=”8 Little-Known Side Effects of Too Much Fish Oil
” link=”https://www.healthline.com/nutrition/fish-oil-side-effects#TOC_TITLE_HDR_3″][/nguon]

Ngộ độc vitamin A có thể gây chóng mặt, buồn nôn, kích ứng da, đau khớp, lâu dài có thể gây tổn thương gan và nghiêm trọng hơn là suy gan. Vì vậy, khi dùng nên chú ý đến hàm lượng của vitamin A và sử dụng liều lượng đúng theo khuyến cáo của chuyên gia.

Tìm hiểu thêm: Omega 9 là gì? Tác dụng, cách dùng, thực phẩm chứa omega 9

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Dầu cá có thể gây ngộ độc vitamin A

Mất ngủ

Theo nghiên cứu, dùng dầu cá với liều lượng vừa phải có thể làm dịu thần kinh, cải thiện chất lượng giấc ngủ người dùng. Tuy nhiên, trong trường hợp dùng quá liều dầu cá có thể cản trở giấc ngủ, góp phần gây ra chứng mất ngủ và làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo lắng, bất an đối với bệnh nhân có tiền sử trầm cảm.

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Dùng dầu cá quá liều có thể gây mất ngủ

Ung thư tuyến tiền liệt

Một nghiên cứu năm 2014 tiến hành trên 495.321 người tham gia, người ta đã tìm thấy mối quan hệ giữa liều lượng omega-3 và mức độ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.[5]

Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ là sơ bộ, chưa thực sự rõ ràng. Cần thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận chính xác tác động của dầu cá đến ung thư tuyến tiền liệt.

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Ung thư tiền liệt tuyến có liên quan đến liều dùng omega-3

Dấu hiệu sử dụng quá liều, ngộ độc dầu cá

Từ những nội dung được chia sẻ ở trên, có thể nhận thấy nguyên nhân dẫn đến tác dụng phụ của dầu cá hầu hết đều liên quan đến việc sử dụng quá liều. Vậy như thế nào là quá liều dầu cá?

Mặc dù, lượng omega-3 cần hàng ngày tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính nhưng phần lớn các tổ chức y tế thường khuyến nghị sử dụng tối thiểu 250mg, tối đa 4000mg và không quá 5000mg EPA + DHA mỗi ngày, trừ khi có chỉ dẫn khác của chuyên gia y tế.[6]

Đối với những bệnh nhân có hàm lượng chất béo trung tính cao, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng EPA + DHA hoặc EPA theo toa tối đa là 4000 mg mỗi ngày.[7]

Việc sử dụng quá liều dầu cá có thể dẫn đến ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc này gần giống ngộ độc vitamin a bao gồm: chóng mặt, đau khớp, kích ứng da và nôn mửa.

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Dấu hiệu sử dụng quá liều dầu cá

Những lưu ý khi sử dụng dầu cá

Đối tượng nên tránh sử dụng dầu cá

Những đối tượng không nên sử dụng dầu cá để tránh tác dụng không mong muốn xảy ra:

  • Dị ứng với cá.
  • Bị rối loạn đông máu.
  • Bị tiểu đường.
  • Bị đường huyết thấp.
  • Mất cân bằng hormone.
  • Các bệnh liên quan đến gan.

Lưu ý khi bổ sung dầu cá

Một số lưu ý khi sử dụng dầu cá bạn nên biết:

  • Không chỉ bổ sung omega 3 từ viên uống dầu cá mà bạn nên tăng cường omega 3 từ các loại thực phẩm khác của các loại cá như: cá hồi, cá trích, cá thu,…
  • Không nên quá lạm dụng dầu cá vì có nguy cơ cao gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể như đột quỵ, tăng đường huyết, hạ huyết áp hay chảy máu.
  • Đặc biệt, không nên tự ý dùng dầu cá quá liều lượng cho phép và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
  • Bạn có thai hoặc cho con bú chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Bạn đang mắc bệnh lý kèm theo hay dị ứng với thành phần của dầu cá thì trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến chuyên gia.

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Những lưu ý khi sử dụng dầu cá để nâng cao hiệu quả

Cách chọn dầu cá và liều dùng hiệu quả

Để tránh tác dụng phụ không mong muốn và nâng cao hiệu quả sử dụng, cần lưu ý lựa chọn dầu cá trong những trường hợp đặc biệt sau:

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim

Một nghiên cứu theo dõi 11.000 người dùng liều kết hợp EPA + DHA 850mg mỗi ngày trong thời gian 3 đến 5 năm cho thấy hiệu quả giảm 20% các cơn đau tim đồng thời giảm 45% tử vong đột ngột.[8]

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, người mắc bệnh mạch vành được khuyến cáo nên uống 1000 mg EPA + DHA mỗi ngày, trong khi người có chất béo trung tính cao chỉ cần từ 200 – 2200 mg mỗi ngày.[9]

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Liều dùng cao hơn đối với bệnh nhân mắc bệnh tim, người có chất béo trung tính cao

Đối với bệnh nhân bị trầm cảm lo âu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng omega-3 có thể giúp giảm các triệu chứng lâm sàng của trầm cảm lo âu. Dùng omega-3 liều cao (ít nhất 2000mg/ngày) được cho là liều dùng tối ưu để đạt hiệu quả sử dụng.[10]

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Điều chỉnh liều dùng với bệnh nhân bị trầm cảm lo âu

Đối với bệnh nhân bị ung thư

Liều lượng tiêu thụ axit béo omega-3 có liên quan đến tác động giảm nguy cơ ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết. Tuy nhiên, mối tương quan này ở mỗi loại ung thư là khác nhau.

Do đó, cần có thêm các nghiên cứu để xác nhận xem lượng axit béo omega-3 trong cơ thể có ảnh hưởng đối với mỗi loại bệnh nhân ung thư là như thế nào.

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

Tác động của omega-3 đối với bệnh nhân bị ung thư

Đối với trẻ em và phụ nữ cho con bú

Hiệp hội Nghiên cứu Axit Béo và Lipid Quốc tế (ISSFAL) đã thiết lập biểu đồ liều lượng tối thiểu được khuyến nghị sau đây[nguon title=”Omega-3 Fish Oil and Pregnancy
” link=”https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/omega-3-fish-oil-and-pregnancy/”][/nguon]:

Phụ nữ mang thai và cho con bú: 300 mg DHA mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh (1-18 tháng): 32 mg/Pound EPA+DHA mỗi ngày.
Trẻ em (1,5-15 tuổi): 15 mg/Pound EPA+DHA mỗi ngày.

13 tác dụng phụ của dầu cá và lưu ý khi sử dụng

>>>>>Xem thêm: 9 cách làm xịt khoáng tại nhà đơn giản giúp da nàng luôn ẩm mềm, rạng rỡ

Liều lượng khuyến cáo đối với trẻ em và phụ nữ cho con bú

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng của dầu cá. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ ngay cho mọi người xung quanh nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *