13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Rate this post

Thuốc chống trầm cảm là thuốc sử dụng trong điều trị trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nặng. Vậy tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm là gì và các lưu ý khi sử dụng như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Bạn đang đọc: 13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc. Các triệu chứng của trầm cảm được đặc trưng bởi nỗi buồn kéo dài, chán nản và mất động lực. Người bệnh trải qua những cảm xúc, hành vi, suy nghĩ tiêu cực dẫn đến nhiều vấn đề cả thể chất lẫn tinh thần.

Trầm cảm lâu dài có thể khiến người bệnh làm việc kém hiệu quả, ít tương tác với gia đình và bạn bè, và thậm chí nguy hiểm hơn có thể khiến người bệnh cảm thấy cuộc sống của mình thật vô nghĩa, điều này có thể dẫn đến ý nghĩ tự sát.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc.

Thuốc chống trầm cảm là gì?

Thuốc chống trầm cảm là thuốc sử dụng trong điều trị trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nặng. Thuốc chống trầm cảm hoạt động thông qua tác động đến một số hoá chất trong não người bệnh, làm thay đổi sự cân bằng của các hoá chất đó.

Mỗi người bệnh khác nhau sẽ đáp ứng với từng loại thuốc khác nhau. Do đó việc sử dụng thuốc cần được chỉ định theo Bác sĩ và người bệnh cần tuân thủ quá trình điều trị.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Thuốc chống trầm cảm sử dụng trong điều trị trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nặng.

Chẩn đoán – Triệu chứng của trầm cảm

Chẩn đoán trầm cảm bao gồm các bước sau:

  • Khám sức khoẻ: bác sĩ có thể đặt câu hỏi để khai thác thông tin trong quá trình thăm khám, bao gồm các vấn đề bản thân đang gặp phải nhằm đánh tình trạng hiện tại và mức độ bệnh.
  • Xét nghiệm máu và xét nghiệm cận lâm sàng: giúp đánh giá và loại bỏ tình trạng bệnh lý khác, do ảnh hưởng của nhiều loại thuốc trị bệnh hoặc bệnh mạn tính (ung thư, tăng huyết áp, bệnh lý cơ xương khớp…) hoặc uống rượu cũng là nguyên nhân gây trầm cảm.
  • Giám định khả năng tâm thần: bác sĩ yêu cầu người bệnh điền câu trả lời vào bảng câu hỏi bao gồm các triệu chứng, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh.

Bạn có thể nhận biết trầm cảm thông qua một số triệu chứng:

  • Thay đổi cảm xúc: kích thích, lo lắng, bất an, cảm giác buồn chán, trống rỗng, không còn hy vọng gì.
  • Hành vi thay đổi: không còn thấy hứng thú, hào hứng trong những hoạt động trước kia mình vẫn thích, cảm thấy dễ mệt mỏi, tiêu cực hơn là xuất hiện ý nghĩ muốn tự tử.
  • Ảnh hưởng khả năng tình dục, nhận thức: giảm sự tập trung chú ý, khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ, chậm chạp khi trả lời câu hỏi); mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Triệu chứng của trầm cảm được đặc trưng bởi nỗi buồn kéo dài, chán nản và mất động lực.

Các loại thuốc chống trầm cảm

Một số loại thuốc chống trầm cảm:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs): là nhóm thuốc được sử dụng đầu tay, ít tác dụng phụ và an toàn cho người bệnh, bao gồm các thuốc: fluoxetin, citalopram, escitalopram, sertralin, paroxetin, vilazodone.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: thuốc tuy hiệu quả nhưng lại có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm các thuốc: amitriptylin, clomipramin, desipramin, doxepin, imipramin, trimipramin, nortriptylin, protriptylin.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs): bao gồm các thuốc: desvenlafaxin, duloxetin, venlafaxin, levomilnacipran.
  • Thuốc chống trầm cảm không điển hình: bao gồm các thuốc: bupropion, nefazodon, mirtazapin, trazodon và vortioxetin.
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs): bao gồm các thuốc: phenelzin, isocarboxazid, tranylcypromin.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) là nhóm thuốc được sử dụng đầu tay.

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Ảnh hưởng tim mạch

Nhiều tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm đối với hệ tim mạch đã được báo cáo, bao gồm nhịp rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, hạ huyết áp, hạ huyết áp thế đứng, thay đổi điện tâm đồ (ECG), bất thường về điện giải, giảm dẫn truyền,… [1]

Tùy thuộc vào sức khỏe tim mạch và loại thuốc chống trầm cảm dùng, người bệnh cần đo điện tâm đồ (ECG) trước hoặc định kỳ trong khi điều trị. Điện tâm đồ được sử dụng để theo dõi tình trạng của tim.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Thuốc chống trầm cảm có thể gây rối loạn nhịp tim.

Xuất huyết tiêu hóa

Một tác dụng phụ hiếm gặp của một số thuốc chống trầm cảm SSRI là xuất huyết bên trong hệ thống tiêu hóa, bao gồm dạ dày và ruột. Nguy cơ xuất huyết máu đường tiêu hóa cao hơn đối với người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 80 tuổi. [2]

Điều này là do thuốc SSRI ức chế chất vận chuyển serotonin, chất chịu trách nhiệm hấp thu serotonin vào tiểu cầu, dẫn đến làm cạn kiệt serotonin tiểu cầu, giảm khả năng hình thành cục máu đông và sau đó làm tăng nguy cơ xuất huyết.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Thuốc chống trầm cảm làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Sử dụng lâu dài thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Điều này đặc biệt ở những người: trên 30 tuổi và người dùng thuốc chống trầm cảm noradrenergic hoặc thuốc ba vòng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc chống trầm cảm noradrenergic và thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây ra tình trạng chỉ số đường huyết xấu đi. Trong khi đó thuốc SSRI được cho là có thể cải thiện quá trình điều hòa glucose.

Tuy nhiên, những phát hiện về tác dụng của thuốc chống trầm cảm đối với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là không nhất quán và vẫn chưa rõ ràng, do đó cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Sử dụng lâu dài thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Biến thể di truyền

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các biến thể trong gen có thể đóng một vai trò trong hiệu quả hoặc nguy cơ tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. [3]

Vì vậy, ít nhất một phần gen của người bệnh đóng vai trò trong hiệu quả điều trị hoặc ngược lại tăng tác dụng phục của một số loại thuốc chồng trầm cảm, từ đó bác sĩ có thể dựa trên các xét nghiệm để có thể đưa ra phác đồ sử dụng thuốc hiệu quả cho người bệnh.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Biến thể trong gen có nguy cơ tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.

Suy giảm tình dục

Nhiều thuốc chống trầm cảm gây ra tác dụng phụ về tình dục có thể bao gồm giảm ham muốn tình dục và khó đạt cực khoái. Một số thuốc chống trầm cảm có thể gây khó khăn trong việc đạt được hoặc duy trì sự cương cứng (rối loạn cương dương).

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) có nhiều khả năng gây ra tác dụng phụ về tình dục hơn các thuốc chống trầm cảm khác.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Thuốc chống trầm cảm có thể gây rối loạn cương dương.

Thay đổi cân nặng

Thuốc chống trầm cảm can thiệp vào serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh sự lo lắng và tâm trạng, đồng thời làm tăng cảm giác thèm ăn dẫn đến tăng cân.

Bên cạnh đó, tình trạng trầm cảm có thể dẫn đến sự mệt mỏi và không hoạt động, tập luyện thể dục. Thiếu hoạt động thể chất cũng là một nguyên nhân gây tăng cân ở người bệnh.

Một số thuốc chống trầm cảm có nhiều khả năng gây tăng cân hơn những loại khác. Nếu người bệnh lo lắng về việc tăng cân, hãy hỏi Bác sĩ nhằm xác định có phải là tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm hay không và đưa ra về các biện pháp hợp lý.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Thuốc chống trầm cảm có nhiều khả năng gây tăng cân.

Rối loạn giấc ngủ

Buồn ngủ phổ biến hơn với thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) hoặc thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) hơn là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs).

Một số thuốc chống trầm cảm có thể gây mất ngủ, khiến người bệnh khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, vì vậy khiến họ có thể mệt mỏi vào ban ngày.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Thuốc chống trầm cảm có thể gây mất ngủ.

Xuất hiện hội chứng Serotonin khi dùng thuốc chống trầm cảm

Khi sử dụng liều thuốc chống trầm cảm SSRI cao hoặc kết hợp nhiều loại thuốc chống trầm cảm, có thể gặp hội chứng serotonin. Hội chứng này xảy ra sau một vài giờ sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc sau khi tăng liều thuốc.

Biểu hiện dễ nhận thấy đối với những người mắc hội chứng này là kích động, rối loạn ý thức, giãn đồng tử, thay đổi huyết áp, nhiệt độ cơ thể một cách bất thường, tim đập nhanh, mất kiểm soát cơ lực.

Cần phải đưa người bệnh đi cấp cứu nếu có bất kỳ biểu hiện sốt cao, co giật, nhịp tim không đều, đi ngoài. Hội chứng serotonin có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như co giật, suy thận, khó thở, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Tìm hiểu thêm: 21 thực phẩm giúp tăng cân nhanh, lành mạnh và gợi ý thực đơn tăng cân

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Hội chứng Serotonin có thể gây rối loạn ý thức, kích động cho bệnh nhân

Buồn nôn, nôn

Buồn nôn, nôn thường xuất hiện sớm sau khi bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm. Tác dụng phụ này có thể hết sau vài tuần, khi cơ thể người bệnh đã thích nghi với liều thuốc phù hợp.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Thuốc chống trầm cảm có thể buồn nôn, nôn.

Thay đổi cảm xúc, kích động

Thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ hưng cảm hoặc rối loạn hưng cảm ở các bệnh nhân dùng thuốc. Hưng cảm khiến người bệnh thay đổi cảm xúc, kích động, phấn khích quá mức. Triệu chứng này có thể biến mất khi ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Trong trường hợp hưng cảm lâu dài có thể dẫn đến rối loạn lưỡng cực. Do đó, khi gặp các biểu hiện của hưng cảm cần thông báo đến bác sĩ nhằm phát hiện, điều trị kịp thời và người bệnh tuyệt đối không tự ý ngừng dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Thuốc chống trầm cảm có thể làm thay đổi cảm xúc, kích động.

Khô miệng

Tác dụng kháng muscarinic là tác dụng phụ do thay đổi mức độ acetylcholine hóa học trong cơ thể khi dùng thuốc chống trầm cảm. Trong đó, khô miệng là tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc chống trầm cảm.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Khô miệng là tác dụng phụ phổ biến.

Táo bón

Táo bón thường liên quan đến thuốc chống trầm cảm ba vòng vì chúng làm gián đoạn hoạt động bình thường của đường tiêu hóa và các hệ cơ quan khác. Các thuốc chống trầm cảm khác đôi khi cũng gây táo bón.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Táo bón thường liên quan đến thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Chóng mặt

Chóng mặt phổ biến hơn với thuốc chống trầm cảm ba vòng và chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) so với các thuốc chống trầm cảm khác. Đồng thời, những loại thuốc này có thể gây ra huyết áp thấp, đây cũng là một trong các nguyên nhân gây chóng mặt.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Chóng mặt phổ biến hơn với thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị

Dùng thuốc

Mỗi bệnh nhân là có các đáp ứng khác nhau với các loại thuốc chống trầm cảm. Có thể kết hợp nhiều loại thuốc để tăng hiệu quả điều trị. Vì vậy, việc dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ và người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cần thận trọng trong quá trình điều trị.

Trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi có thể gia tăng ý nghĩ và hành vi tự tử khi dùng thuốc chống trầm cảm. Đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên khi bắt đầu dùng thuốc hoặc khi chuyển sang loại thuốc hoặc liều lượng mới. Cần thận trọng và giám sát chặt chẽ để tránh xảy ra các tình huống xấu.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị.

Không ngừng thuốc đột ngột

Thuốc chống trầm cảm không được coi là thuốc gây nghiện, nhưng nếu đột ngột ngừng dùng hoặc quên uống, người bệnh có thể gặp các triệu chứng giống như cúm như hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ, đau cơ, buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu.

Bên cạnh đó, việc bệnh nhân tự ý ngừng thuốc khi tình trạng bệnh chưa khỏi hoàn toàn hoặc các dấu hiệu chỉ mới thuyên giảm, có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị và làm nặng tình trạng bệnh. Người bệnh có thể rơi vào cảm giác đau khổ, buồn bã tột cùng và thậm chỉ có thể dẫn đến ý nghĩ tự tử.

Do đó, nếu muốn ngừng dùng thuốc chống trầm cảm, nên giảm dần liều lượng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần khám với bác sĩ chuyên khoa để điều trị thuốc chống trầm cảm. Bệnh nhân không được tự mua thuốc để uống hoặc tự điều chỉnh liều lượng thuốc của mình.

Tuyệt đối không dùng đơn của người khác để điều trị vì mỗi cơ thể có một đáp ứng và liều lượng khác nhau.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Nếu muốn ngừng dùng thuốc chống trầm cảm, nên giảm dần liều lượng theo chỉ định bác sĩ.

Nguy cơ lạm dụng thuốc chống trầm cảm

Lạm dụng thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng cá nhân và từ nhẹ đến nặng. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng quá liều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các loại thuốc chống trầm cảm mà bệnh nhân đang dùng, liều lượng thuốc dùng hoặc lối sống không lành mạnh, sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,.. có thể làm nặng triệu chứng bệnh.

Một số triệu chứng mức độ nhẹ khi lạm dụng thuốc chống trầm cảm:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Bồn chồn, tay chân run rẩy, lo lắng.
  • Tăng huyết áp.
  • Mắt mờ, choáng váng.

Một số triệu chứng mức độ nặng khi lạm dụng thuốc chống trầm cảm:

  • Rối loạn nhịp tim.
  • Co giật, khó thở.
  • Gặp ảo giác.
  • Hôn mê, tử vong.

Nhằm tránh tình trạng lạm dụng thuốc và nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của Bác sĩ. Việc tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc không dùng thuốc theo đơn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Lạm dụng thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc

Bệnh nhân nên được biết về những những nguy cơ, tác dụng phụ có thể gặp phải và lưu ý trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp gặp phải các tác dụng phụ bệnh nhân cần thông báo cho Bác sĩ nhanh chóng để có hướng xử lý kịp thời.

Cách tốt nhất để hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm là bắt đầu từ liều thấp, tăng dần đến liều điều trị hiệu quả và giảm dần liều lượng khi đã đạt hiệu quả điều trị.

Vì vậy, để cân bằng giữa tác dụng điều trị với tác dụng phụ, Bác sĩ cần thận trọng hơn khi kê đơn thuốc và có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm trong thời gian ngắn hơn nhằm nâng cao sự tuân thủ và kiểm soát tốt quá trình điều trị.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

Bệnh nhân nên được biết về những những nguy cơ, tác dụng phụ có thể gặp phải.

Điều trị kết hợp thay đổi lối sống

Điều trị dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống:

  • Tập luyện thể dục: tập ít nhất 30 phút, và tập từ 3 – 5 lần/tuần sẽ giúp tăng giải phóng hormon endorphin, cải thiện tâm trạng và cảm xúc của người bệnh.
  • Không sử dụng các chất kích thích và gây nghiện: như rượu, bia, thuốc lá,… vì có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, người bệnh có thể cảm giác tồi tệ hơn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc.
  • Gặp gỡ chia sẻ với gia đình, bạn bè, tránh tiếp xúc với người mang năng lượng tiêu cực.
  • Tham gia các hoạt động yêu thích, đi du lịch.
  • Sống lạc quan, yêu thương và chăm sóc bản thân.

Đối với những người thân trong gia đình và bạn bè của người bệnh cần quan tâm đến tâm tư, cảm xúc của người bệnh và thường xuyên chia sẻ, trò chuyện sẽ giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, cô đơn, lo lắng trong quá trình điều trị.

13 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, lưu ý sử dụng thuốc an toàn

>>>>>Xem thêm: Khi nào cần thực hiện nội soi dạ dày

Điều trị dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống lạc quan và yêu thương bản thân.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và các lưu ý khi sử dụng. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *