Trầm cảm là bệnh không còn xa lạ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tình trạng này có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách kịp thời. Cùng tìm hiểu về các cách điều trị trầm cảm hiệu quả qua bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: 14 cách điều trị tâm lý bệnh trầm cảm hiệu bởi bác sĩ tư vấn
Contents
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là bệnh lý phổ biến thuộc về chuyên ngành tâm thần học. Trầm cảm là tên gọi cho rối loạn khí sắc với các biểu hiện cảm xúc tiêu cực, buồn bã, tự ti. Bệnh lý này nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như cố ý gây thương tích, tự sát,… [1]
Trầm cảm là bệnh rối loạn cảm xúc thường gặp
Dấu hiệu trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh với các biểu hiện triệu chứng dưới đây:
- Khí sắc giảm: Người bệnh thường u buồn, ủ dột, chậm chạp, lờ đờ, vô cảm.
- Không quan tâm đến mọi thứ xung quanh, thậm chí không còn hứng thú với các sở thích trước đó.
- Thường xuyên mệt mỏi và không có năng lượng để làm việc.
- Giảm tập trung trong công việc, học tập, dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút.
- Rối loạn cảm giác đói, không thèm ăn, chán ăn với cả các món yêu thích.
- Giảm lòng tự trọng và mất đi sự tự tin, có cảm giác tội lỗi thấy bản thân không xứng đáng có được điều gì đó.
- Suy nghĩ tiêu cực, bi quan về cuộc sống, công việc và mất định hướng cho tương lai.
- Có ý định tự làm tổn hại bản thân hoặc đã từng cố tự sát.
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc không thấy buồn ngủ.
- Gầy, sút cân.
Người bệnh trầm cảm biểu hiện giảm khí sắc, thờ ơ vô cảm với mọi thứ xung quanh
Các phương pháp chẩn đoán trầm cảm
Để chẩn đoán bệnh trầm cảm, bác sĩ sẽ cần kết hợp thăm khám lâm sàng kỹ cùng với các bài kiểm tra tâm lý nhằm mục đích xác định bệnh và mức độ nặng của bệnh.
Khám lâm sàng
Chuyên viên tâm lý sẽ khai thác kỹ tình trạng sức khỏe cùng những triệu chứng bất thường mà người bệnh đang gặp phải. Ngoài ra, người bệnh cần chia sẻ các tiền sử bệnh trước đó bởi bệnh lý nền có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn khí sắc.
Người bệnh cần chia sẻ các triệu chứng biểu hiện gần đây để chẩn đoán bệnh
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Không có xét nghiệm nào đặc hiệu cho chẩn đoán bệnh trầm cảm. Tùy vào các biểu hiện bệnh, bác sĩ có thể sẽ cần chỉ định thêm các xét nghiệm để sàng lọc một số bệnh lý tại cơ quan khác. Kiểm tra hormon tuyến giáp là chỉ định cần thiết bởi suy giáp cũng có thể biểu hiện các triệu chứng giống như trầm cảm.
Xét nghiệm hormon tuyến giáp để phân biệt trầm cảm với bệnh lý tuyến giáp
Đánh giá tâm thần
Khi có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm, người bệnh sẽ được đánh giá bằng cách thực hiện các bài kiểm tra tâm lý nhằm chẩn đoán và xác định mức độ bệnh. Ngoài các câu hỏi về triệu chứng, các bài kiểm tra tâm lý cũng có thể bao gồm các câu hỏi về các vấn đề sức khỏe thể chất, lịch sử gia đình và các yếu tố tâm lý xã hội khác có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
Người bệnh cần thực hiện các bài đánh giá tâm lý để xác định bệnh
DSM-5
Hội Tâm thần học Mỹ sử dụng tiêu chuẩn DSM-5 để đánh giá dựa trên số triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Đây là công cụ phân loại và chẩn đoán hiện tại và toàn diện nhất được sử dụng bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần ở Hoa Kỳ để chẩn đoán và phân loại rối loạn tâm thần.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và mức độ trầm cảm dựa trên tiêu chuẩn DSM – 5
Điều trị trầm cảm bằng thuốc
Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp. Điều trị bằng thuốc là một biện pháp đóng vai trò quan trọng. Các nhóm thuốc điều trị bệnh trầm cảm hiện đang được sử dụng trên lâm sàng bao gồm
Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) là nhóm được sử dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh trầm cảm. Thuốc tác dụng ức chế thụ cảm thể serotonin và norepinephrin, do đó hỗ trợ điều trị tốt trong các trường hợp người bệnh có nhiều triệu chứng. Thuốc bắt đầu có hiệu quả điều trị sau khoảng 2 – 4 tuần dùng thuốc.
Tuy nhiên vì ảnh hưởng rộng lên các hệ cơ quan nên TCA cũng có nhiều tác dụng không mong muốn. Một số tác dụng phụ của thuốc như:
- Khô miệng, chán ăn.
- Táo bón, rối loạn tiểu tiện.
- Rối loạn thị giác, rối loạn nhận thức ở người già.
- Hạ huyết áp tư thế đứng gây chóng mặt, buồn nôn.
- Độc với cơ tim.
Amitriptilin là thuốc đại diện cho nhóm chống trầm cảm ba vòng, được dùng phổ biến nhất nhờ đem lại hiệu quả điều trị trầm cảm tốt và giá cả phù hợp. Ngoài ra, nhóm còn có một số thuốc khác như clomipramin, tianeptin,…
Amitriptyline là đại diện nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) là nhóm thuốc chống trầm cảm mới có khả năng tác động chọn lọc trên hệ serotonin. Do đó, thuốc ít tác dụng phụ lên các hệ dẫn truyền thần kinh khác, đồng thời dung nạp thuốc tốt hơn.
Thuốc có tác dụng phụ chủ yếu trên hệ tiêu hóa gây tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, nôn, buồn nôn, chán ăn,… Ngoài ra, thuốc có ảnh hưởng đến chức năng tình dục, làm giảm ham muốn tình dục. Các tác dụng phụ của SSRI thường hết sau 1 – 2 tuần dùng thuốc.
Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm fluoxetin, fluvoxamin, paroxetin, sertralin, citalopram,… Tùy vào khả năng dung nạp thuốc của mỗi bệnh nhân, bác sĩ điều trị sẽ quyết định lựa chọn loại thuốc và liều dùng phù hợp với từng đối tượng. [1]
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) dung nạp tốt và ít tác dụng phụ
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin – norepinephrin (SNRI)
Thuốc ức chế hấp thu serotonin – norepinephrin bao gồm duloxetin, venlafaxin, desvenlafaxin và levomilnacipran,… Thuốc chưa được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 18 tuổi. Người bệnh suy thận, người cao tuổi cần được giảm liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
Venlafaxin là đại diện của nhóm ức chế tái hấp thu serotonin – norepinephrin (SNRI)
Nhóm thuốc ức chế monoamine oxidase
Nhóm ức chế monoamine oxidase (MAO) bao gồm tranylcypromin, phenelzin, isocarboxazid, selegilin,…
Thuốc có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và tương tác nguy hiểm với một số thực phẩm giàu tyramin như pho mát, dưa chua và rượu vang,… Do đó, người bệnh chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và hết sức thận trọng về liều lượng dùng thuốc.
Bạn không nên sử dụng phomat khi đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase
Thuốc chống trầm cảm không điển hình
Thuốc chống trầm cảm không điển hình là một nhóm thuốc chống trầm cảm hoạt động bằng cách tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau trong não như serotonin, norepinephrine và dopamin. Nhóm thuốc này bao gồm bupropion, mirtazapin, nefazodon, trazodon và vortioxetin.
Thuốc chống trầm cảm không điển hình có tác dụng cải thiện khí sắc của người bệnh
Nhóm thuốc chống loạn thần
Nhóm thuốc chống loạn thần được dùng trong các trường hợp trầm cảm nặng có triệu chứng của loạn thần.
Thuốc chống loạn thần hiện đang được sử dụng cả nhóm thuốc thế hệ cũ (điển hình) như benperidol, clorpromazin, flupentixol, haloperidol,… và các thuốc thế hệ mới bao gồm amisulprid, clozapin, risperidon, olanzapin, quetiapin,…
Tác dụng phụ của thuốc mà người bệnh có thể gặp như run chi, bồn chồn, khó chịu, buồn ngủ, chậm chạp. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng khô miệng, táo bón và thay đổi nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến vấn đề tình dục.
Haloperidol là thuốc chống loạn thần được sử dụng trong các trường hợp trầm cảm nặng
Điều trị trầm cảm bằng phương pháp tâm lý
Trầm cảm là bệnh lý thuộc chuyên ngành tâm thần học, do đó việc sử dụng thuốc chỉ có giá trị tạm thời. Bên cạnh đó, điều trị trầm cảm còn cần phải sử dụng khéo léo các phương pháp tâm lý.
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)
Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) là liệu pháp điều trị bệnh bằng cách nói chuyện. Thông qua cuộc nói chuyện đó có thể giúp người bệnh tự nhận thức được các vấn đề của bản thân và dần thay đổi cách suy nghĩ cũng như hành vi. CBT được sử dụng phổ biến trong điều trị các chứng lo âu, trầm cảm. [2]
Tìm hiểu thêm: Bệnh thủy đậu bao lâu khỏi? Dấu hiệu nhận biết khỏi bệnh thủy đậu
Liệu pháp hành vi nhận thức có tác dụng thay đổi suy nghĩ và hành xử của người bệnh
CBT trực tuyến
Biện pháp điều trị trực tuyến phát huy ưu điểm trong các trường hợp người bệnh hạn chế khả năng đi lại do vấn đề sức khỏe, hoàn cảnh hoặc các nguyên nhân khác. Thông qua việc gọi điện video trực tuyến, bác sĩ tâm thần/chuyên viên tâm lý sẽ lắng nghe, ghi nhận triệu chứng bệnh và giao tiếp để người bệnh nhìn nhận được tình trạng của bản thân.
CBT trực tuyến thuận tiện cho khó khăn trong di chuyển và ngại đám đông
Liệu pháp liên cá nhân (IPT)
Liệu pháp liên cá nhân (IPT) là biện pháp giúp cải thiện kỹ năng trong mối quan hệ của một người với xã hội xung quanh. Thông qua đó, người bệnh dần học được cách giao tiếp hiệu quả hơn, biết bày tỏ cảm xúc và đưa ra quyết định trong công việc chính xác hơn.[3]
Việc điều trị theo nhóm giúp cải thiện giao tiếp và mở rộng mối quan hệ xã hội
Tâm lý trị liệu
Trầm cảm là những rối loạn về cảm xúc, khí sắc. Do đó, trị liệu tâm lý đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh trầm cảm. Chuyên viên tâm lý sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như theo dõi sát các tiến triển của người bệnh sau mỗi đợt điều trị.
Tâm lý trị liệu là biện pháp điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả
Tư vấn
Người bệnh trầm cảm thường tự ti về bản thân và dần xa lánh mọi người xung quanh. Do đó, người bệnh cần được quan tâm và lắng nghe suy nghĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn cho họ những điều khúc mắc để người bệnh tự tin, cởi mở hơn.
Chuyên viên tâm lý sẽ dành thời gian tư vấn cho người bệnh yên tâm điều trị
Điều trị trầm cảm bằng sốc điện (ECT)
Sốc điện là liệu pháp điều trị đem lại hiệu quả nhanh chóng, thích hợp cho các bệnh nhân kháng thuốc, trầm cảm mức độ nặng. Một số chỉ định dùng sốc điện bao gồm:
- Trầm cảm có ý định tự sát.
- Người bệnh bỏ ăn uống.
- Trầm cảm có cơn tăng trương lực.
- Trầm cảm kèm theo trạng thái loạn thần.
- Trầm cảm kháng thuốc: Người bệnh đã điều trị các thuốc chống trầm cảm đủ liều, đủ thời gian mà vẫn không hiệu quả.
- Người bệnh không dùng được thuốc trầm cảm do nhiều tác dụng phụ hoặc dị ứng thuốc.
Tuy nhiên liệu pháp này có một số chống chỉ định trên một số đối tượng bao gồm:
- Người trầm cảm có bệnh thực thể kèm theo như bệnh tim mạch, hô hấp, tổn thương não do chấn thương,…
- Trẻ dưới 15 tuổi.
Kỹ thuật sốc điện đơn cực ít gây rối loạn trí nhớ hơn, tuy nhiên hiệu quả lại kém hơn sốc điện lưỡng cực. Trung bình một bệnh nhân thường trải qua sốc điện 8 – 12 lần, có thể làm hàng ngày hoặc cách ngày. Sốc điện thường được dùng để cắt cơn trầm cảm nên cần phối hợp với các biện pháp điều trị khác nhằm phòng ngừa tái phát và duy trì trạng thái ổn định.[4]
Sốc điện được thực hiện khi người bệnh có loạn thần, cơn tăng trương lực
Điều trị trầm cảm bằng việc thay đổi lối sống
Dinh dưỡng
Rối loạn ăn uống cũng là một triệu chứng của người bệnh trầm cảm, thông thường là giảm cảm giác thèm ăn, chán ăn và bỏ bữa. Điều này khiến người bệnh mệt mỏi và nhanh chóng suy kiệt.
Người bệnh trong quá trình điều trị cần tuân thủ thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng và cân bằng các nhóm chất. Người bệnh có thể lựa chọn các loại thực phẩm yêu thích và chế biến theo nhiều cách để kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh trầm cảm
Nghỉ ngơi
Stress là căn nguyên thường gặp dẫn đến trầm cảm. Do đó, việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý không chỉ giúp phòng bệnh mà còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Nghỉ ngơi hợp lý giúp thư giãn cơ thể hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả
Các đối tượng dễ mắc trầm cảm
Phụ nữ sau sinh
Trầm cảm sau sinh không còn xa lạ, thậm chí ngày càng phổ biến. Người phụ nữ sau sinh trải qua nhiều cảm xúc và thay đổi về cơ thể khiến họ thấy áp lực và tự ti. Đã có nhiều trường hợp trầm cảm sau sinh dẫn đến các hậu quả nặng nề. Do đó, gia đình có phụ nữ sau sinh cần chú ý để phòng bệnh cũng như nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh.
Trầm cảm sau sinh đang ngày càng trở nên phổ biến
Sau tổn thương não
Tổn thương não sau chấn thương, nhiễm trùng,… có thể dẫn đến các biến đổi về cấu trúc não bộ. Ngoài ra, tổn thương thần kinh cũng phần nào ảnh hưởng đến cảm xúc của người bệnh. Họ có thể mặc cảm về những bất tiện mà bản thân gặp phải sau chấn thương như liệt, rối loạn vận động,…
Trầm cảm có thể gặp sau các tổn thương não
Sang chấn tâm lý
Trầm cảm thường xuất hiện sau các sang chấn tâm lý như người thân qua đời, ly dị, mất việc, phá sản,… Sau khi trải qua cú sốc lớn, người bệnh dần mất niềm tin vào cuộc sống và bản thân, tiến triển nặng dần thành bệnh trầm cảm.
Triệu chứng trầm cảm thường xuất hiện sau các sang chấn tâm lý
Trên đây là 14 cách điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả hiện đang được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc quyết định lựa chọn biện pháp điều trị cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Hãy chia sẻ bài viết trên đến mọi người xung quanh bạn nhé!
Overview – Cognitive behavioural therapy (CBT)
https://www.nhs.uk/mental-health/talking-therapies-medicine-treatments/talking-therapies-and-counselling/cognitive-behavioural-therapy-cbt/overview/
Treatment – Depression in adults
https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/depression-in-adults/treatment/
Depression Treatment
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: 9 mẹo dân gian hỗ trợ chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh hiệu quả