15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Rate this post

Khàn tiếng là triệu chứng gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và công việc của nhiều người, cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn 15 nguyên nhân khàn tiếng qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: 15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Sử dụng giọng nói của bạn quá nhiều

Khi bạn phải nói chuyện, thuyết trình trong một thời gian dài, ca hát, cổ vũ hay sử dụng giọng nói với cường độ quá cao hoặc quá thấp có thể dẫn đến biểu hiện khàn tiếng kèm theo đau và ngứa họng.

Bên cạnh đó, dây thanh quản có xu hướng mỏng dần theo thời gian. Do đó, càng lớn tuổi thì việc bị khàn tiếng do sử dụng giọng nói quá nhiều càng xuất hiện thường xuyên.

Với nguyên nhân này, bạn cần được nghỉ ngơi và uống nhiều nước ấm để cải thiện tình trạng khàn tiếng.

Nếu công việc của bạn cần phải dùng giọng nói thường xuyên như giáo viên, tiếp viên, giao dịch viên hoặc ca sĩ,… thì có thể tham khảo các bài tập phát âm hoặc sử dụng các thực phẩm giúp giảm và tránh khàn tiếng.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Sử dụng giọng nói của bạn quá nhiều

Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang

Khàn tiếng là triệu chứng thường gặp trong cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang. Bệnh thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Ngoài khàn tiếng, cảm lạnh hay nhiễm trùng xoang còn kèm theo các biểu hiện sau:

  • Sốt: Thường gặp trong nhiễm trùng xoang, viêm mũi.
  • Chảy nước mũi: Nước mũi nhầy, trong suốt gặp trong cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang do virus. Nước mũi đặc hơn và màu xanh, vàng thường gặp ở bệnh do vi khuẩn gây nên.
  • Các triệu chứng khác: Ho, hắt hơi, giảm khứu giác, hôi miệng hoặc đau đầu, đau nhức cơ toàn thân,…

Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang, bạn nên đến bệnh viện để được sử dụng thuốc phù hợp. Thông thường, triệu chứng khàn tiếng sẽ hết sau khoảng 2 tuần điều trị bệnh.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang gây khàn tiếng

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản xảy ra do dây thanh quản bị kích thích quá mức hoặc nhiễm trùng khiến cho dây thanh quản sưng nề, biến dạng dẫn đến khàn tiếng.

Ở người lớn, viêm thanh quản không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, viêm thanh quản ở trẻ em nặng có thể dẫn đến co thắt đường hô hấp trên hoặc hẹp đường thở gây nên khó thở và đe dọa tính mạng.

Bạn cần đưa người bệnh đến bệnh viện khi gặp theo các triệu chứng sau:

  • Sốt cao hơn 39 độ C có thể kèm theo co giật (ở trẻ em).
  • Nghe thấy tiếng thở khò khè hoặc thở rít.
  • Khó khăn khi hít thở hoặc nuốt.
  • Chảy nước miếng nhiều hơn bình thường.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Viêm thanh quản là nguyên nhân gây khàn tiếng

Viêm họng, viêm amidan

Người bị viêm họng hoặc viêm amidan kéo dài có thể xuất hiện triệu chứng khàn tiếng, nuốt vướng, nuốt khó, sốt, hôi miệng hoặc có sưng hạch vùng cổ và hạch góc hàm cùng bên bị viêm.

Đây là hai bệnh lý lành tính nhưng đòi hỏi thời gian chữa trị kéo dài, tuân thủ phác đồ kết hợp với lối sống lành mạnh và tập luyện nhằm nâng cao thể trạng như:

  • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.
  • Uống nhiều nước để tránh khô miệng, giảm tiết nước bọt.
  • Ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
  • Sử dụng các thuốc giảm đau paracetamol, chống viêm, giảm phù nề hoặc kháng sinh nếu nghi ngờ căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Viêm họng, viêm amidan

Tình trạng tuyến giáp

Bệnh nhân mắc suy giáp mắc phải sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp do cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp cũng như suy giáp tự miễn đều dẫn đến triệu chứng khàn tiếng. Khi nghi ngờ suy giáp, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được thăm khám và điều trị các loại hormone tuyến giáp thay thế.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Suy giáp có thể gây khàn tiếng

Hút thuốc

Các chất độc có trong khói thuốc lá như nicotin, benzen, formaldehyde, hắc ín, Polycyclic Acromatic Hydrocarbon (PAH),… đều gây ra triệu chứng khàn tiếng nếu tiếp xúc kéo dài đối với người hút thuốc lá trực tiếp hoặc hít khói thuốc thụ động.[1]

Ngoài ra, khói thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng thanh quản, là một bệnh nguy và điều trị rất tốn kém.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Hút thuốc lá là nguyên nhân khàn tiếng

Các nốt thanh âm, u nang và polyp

Các nốt thanh âm, u nang hoặc polyp là những khối u lành tính xuất hiện bên trong và chạy dọc theo chiều dài của nếp gấp dây thanh âm.

Các nốt này gây mất tính tương xứng giữa hai dây thanh, mất cấu trúc bình thường thậm chí gây hẹp đường thở khiến người bệnh bị khàn tiếng tăng dần, có thể kèm theo khó thở, thở rít. Phương pháp điều trị hiện nay thường là phẫu thuật để cắt bỏ khối u.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Các nốt thanh âm, u nang và polyp

Chứng khó phát âm do co thắt

Khàn tiếng trong chứng khó phát âm do co thắt đến từ việc các khối cơ xung quanh thanh quản bị co thắt dưới tác động của hệ thống thần kinh. Bệnh thường gặp ở người có rối loạn chức năng hạch vùng nền cổ hoặc người có bất thường về tâm lý.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Chứng khó phát âm do co thắt

Liệt dây thanh âm

Liệt dây thanh âm có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên dây thanh, khiến thanh quản không đóng mở hoặc rung động như bình thường dẫn đến khàn tiếng.

Nguyên nhân của liệt dây thanh âm có thể do:

  • Chấn thương vùng đầu, mặt, cổ.
  • Các khối u vùng nền cổ, nền sọ.
  • Ung thư tuyến giáp, ung thư phổi.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Ung thư tuyến giáp làm liệt dây thanh âm gây khàn tiếng

Tình trạng thần kinh

Các bệnh lý liên quan đến thần kinh như viêm đa xơ thần kinh, Parkinson hoặc người bệnh sau đột quỵ não gây ra những rối loạn vận động của dây thanh quản dẫn đến khàn tiếng. Sau khi điều trị ổn định bệnh lý thần kinh thì triệu chứng khàn tiếng sẽ được cải thiện.

Tìm hiểu thêm: Whitmore: giải đáp về căn bệnh nguy hiểm không phải ai cũng biết

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Đột quỵ não gây khàn tiếng

Sử dụng corticosteroid dạng hít lâu dài

Việc sử dụng thuốc corticosteroid dạng hít kéo dài ở bệnh nhân đang điều trị hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra triệu chứng khàn tiếng.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Sử dụng corticosteroid dạng hít lâu dài

Chứng khó thở căng cơ

Chứng căng cứng các cơ hô hấp phụ như cơ ức – đòn – chũm, cơ thang, cơ liên sườn,… không những gây ra tình trạng khó thở mà còn dẫn đến hiện tượng khàn tiếng do sự hạn chế vận động của dây thanh âm.

Khi gặp triệu chứng căng cơ khó thở như trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị sớmtránh các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng có thể xảy ra.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Chứng khó thở căng cơ

Hít phải dị vật, tiếp xúc chất kích thích

Các dị vật ở đường hô hấp trên hoặc các chất kích thích như hóa chất, các chất gây dị ứng có thể gây hạn chế vận động hoặc sưng nề dây thanh âm dẫn đến khàn tiếng.

Lưu ý rằng, dị vật hoặc tổn thương do các chất kích thích là một tình trạng cấp cứu, cần phải được xử trí càng sớm càng tốt để tránh tình trạng khó thở, thậm chí là ngừng thở. Do đó, cần phải nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Hít phải dị vật, tiếp xúc chất kích thích

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày thực quản gây khàn tiếng do dịch acid từ dạ dày đi lên vùng hầu họng, thanh quản dẫn đến tổn thương, sưng nề và bỏng rát niêm mạc.

Bệnh thường gây khàn tiếng vào sáng sớm, ngay sau khi ngủ dậy sau đó giảm dần kèm theo triệu chứng ợ hơi, ợ chua hoặc đau họng mạn tính.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Xuất huyết nếp gấp gấp giọng nói

Khi các mạch máu trên dây thanh âm bị vỡ gây xuất huyết nếp gấp giọng nói, ứ máu ở vùng mô dây thanh âm dẫn đến khàn tiếng, thậm chí mất tiếng đột ngột. Bệnh thường xuất hiện sau khi nói chuyện với âm độ cao hoặc la hét.

Một số trường hợp, khàn tiếng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn sau đó đỡ dần. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu như trên thì bạn nên nghỉ ngơi và đến khám bác sĩ sớm nhất có thể nhé!

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

La hết làm xuất huyết nếp gấp dây thanh âm gây khàn tiếng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Có rất nhiều nguyên nhân khàn tiếng gặp từ thói quen sinh hoạt, các bệnh lý lành tính cũng như ác tính. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần lưu ý một vài dấu hiệu nguy hiểm, cần đến gặp bác sĩ như:

  • Khàn tiếng kéo dài trên 10 ngày đối với người lớn và trên 1 tuần đối với trẻ em.
  • Khàn tiếng tăng dần kèm theo ho khạc ra đờm nhầy lẫn máu.
  • Khàn tiếng, mất tiếng đột ngột.
  • Do dị vật đường thở hoặc hóa chất gây khàn tiếng.
  • Xuất hiện các triệu chứng khó thở, thở rít, thở ngáy hoặc tím tái.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Các chẩn đoán và xét nghiệm bệnh

Để chẩn đoán khàn tiếng, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán xác định phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Cụ thể như:

  • Đa số người bệnh khàn tiếng sẽ được chỉ định nội soi tai – mũi – họng để phát hiện các nguyên nhân đến từ mũi, họng, thanh quản, dây thanh âm cũng như gắp bỏ dị vật.
  • Nếu có nghi ngờ có đột quỵ não hoặc chấn thương đầu – mặt – cổ người bệnh có thể được chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI).
  • Ngoài ra, các xét nghiệm như định lượng hormon tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp để khảo sát bệnh tuyến giáp hoặc nội soi dạ dày – tá tràng cũng có thể được chỉ định.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

Nội soi tai mũi họng là cận lâm sàng cần thiết để tìm nguyên nhân khàn tiếng

Tham khảo một số bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng

  • TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Quân Y 108,…

Biện pháp giúp giảm khàn tiếng

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản ngay tại nhà để giúp giảm triệu chứng khàn tiếng và giúp bệnh nhanh chóng hồi phục như:

  • Uống nhiều nước lọc giúp giảm triệu chứng tình trạng miệng khô, rát họng gây ra bởi khàn tiếng.
  • Hạn chế đồ uống như cà phê, rượu bia,… để giảm mất nước trong cơ thể.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào để tránh kích ứng dây thanh quản và làm khô họng.
  • Làm sạch và giữ ẩm không khí trong nhà.
  • Hạn chế nói nhiều, nói to trong thời gian kéo dài. Đối với những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói nên áp dụng một vài phương pháp giao tiếp hiệu quả để tránh phải nói nhiều.
  • Vệ sinh cổ họng sạch sẽ với nước muối sinh lý, nước súc miệng.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ họng trong mùa lạnh.

15 nguyên nhân khàn tiếng bạn cần lưu ý để tránh khỏi

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Sankyo của nước nào? Có tốt không?

Người bệnh nên thường xuyên uống nước để giảm khàn tiếng

Kenshin hi vọng bạn đã nắm được 15 nguyên nhân khàn tiếng thường gặp. Hãy chia sẻ bài viết này đến người thân và bạn bè nếu thấy thông tin hữu ích nhé!

Nguồn: NIDCD, Cleveland Clinic, Medical News Today.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *