N-acetylcysteine (NAC) hay Acetylcysteine là một axit amin cung cấp cho cơ thể nguyên liệu để sản xuất ra các chất quan trọng như glutathione, chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về N-acetylcysteine trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 15 tác dụng của N-acetyl cysteine đối với sức khỏe bạn cần biết
Contents
- 1 N-acetyl cysteine là gì?
- 2 N-acetyl cysteine có tác dụng gì với sức khỏe?
- 2.1 Tham gia tổng hợp glutathione
- 2.2 Giúp giải độc thận và gan
- 2.3 Cải thiện sức khỏe tâm thần
- 2.4 Giảm triệu chứng bệnh đường hô hấp
- 2.5 Tăng cường sức khỏe não bộ
- 2.6 Cải thiện khả năng sinh sản ở cả nam và nữ
- 2.7 Giúp ổn định đường huyết
- 2.8 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
- 2.9 Cải thiện cơn đau thắt ngực
- 2.10 Cải thiện triệu chứng tự kỷ ở trẻ em và thanh thiếu niên
- 2.11 Ngăn ngừa sinh non
- 2.12 Hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- 2.13 Ngăn ngừa tổn thương thận do dùng thuốc cản quang
- 2.14 Giảm tình trạng mỡ máu cao
- 2.15 Cải thiện chức năng miễn dịch
- 3 Hướng dẫn cách sử dụng N-acetyl cysteine đúng cách an toàn, hiệu quả
- 4 Tác dụng phụ khi sử dụng N-acetyl cysteine
- 5 Thực phẩm có chứa N-acetyl cysteine
N-acetyl cysteine là gì?
Cysteine là một loại axit amin bán thiết yếu vì cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất ra nó từ các axit amin khác, cụ thể là methionine và serine. Cysteine sẽ trở nên cần thiết nếu hai loại axit amin này có hàm lượng thấp trong chế độ ăn uống.
Hơn nữa, việc bổ sung cysteine khá dễ dàng vì chất này được tìm thấy trong đa số các loại thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như thịt gà, gà tây, sữa chua, pho mát, trứng, hạt hướng dương và các loại đậu.[1]
N-acetyl cysteine (NAC) là một dạng bổ sung của cysteine, đóng vai trò là một chất chống oxy hóa trong cơ thể. NAC có nhiều công dụng đối với sức khỏe như giúp điều trị các tình trạng hô hấp mãn tính, khả năng sinh sản và sức khỏe não bộ. Đồng thời NAC cũng đã được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận.[2]
Công thức hóa học của N-acetyl cysteine
N-acetyl cysteine có tác dụng gì với sức khỏe?
Tham gia tổng hợp glutathione
Một trong những vai trò đặc biệt của N-acetyl cysteine là tham gia tổng hợp nên chất chống oxy hóa glutathione, cùng với sự kết hợp của hai axit amin là glutamine và glycine.
Glutathione là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất của cơ thể. Glutathione giúp trung hòa các gốc tự do có thể gây hại cho các tế bào để bảo vệ hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính.[1] Một số nhà nghiên cứu tin rằng nó thậm chí có thể góp phần kéo dài tuổi thọ.[3]
N-acetyl cysteine tham gia tổng hợp chất chống oxy hóa glutathione trong cơ thể
Giúp giải độc thận và gan
N-acetyl cysteine đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giải độc của cơ thể. Nó giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc hoặc chất độc từ môi trường.[1]
Một ví dụ kinh điển, N-acetyl cysteine được sử dụng để giải độc cho những người bị quá liều paracetamol (acetaminophen) để ngăn ngừa hoặc giảm tổn thương thận và gan.[4]
Ngoài ra, nhờ khả năng chống oxy hóa và chống viêm, N-acetyl cysteine cũng được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh gan khác.
N-acetyl cysteine đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải độc của cơ thể
Cải thiện sức khỏe tâm thần
Glutamate là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp cho não hoạt động bình thường. Tuy nhiên, glutamate dư thừa kết hợp với sự suy giảm glutathione có thể gây tổn thương não.
N-acetyl cysteine giúp điều chỉnh nồng độ glutamate ở trạng thái cân bằng, góp phần cải thiện các tình trạng sức khỏe tâm thần như rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn do sử dụng chất kích thích.[1]
NAC có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bị rối loạn lưỡng cực và trầm cảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của nó trong điều trị OCD từ trung bình đến nặng.
N-acetyl cysteine cũng có thể làm giảm các triệu chứng cai nghiện, cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa tái phát ở những người nghiện cocaine.
N-acetyl cysteine giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần như OCD
Giảm triệu chứng bệnh đường hô hấp
N-acetyl cysteine còn được biết đến như một chất long đờm – làm lỏng chất nhầy trong đường hô hấp. Điều này sẽ giúp cho việc ho, khạc để tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn trong một số bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản…
Người mắc viêm phế quản mãn tính cũng có thể hưởng lợi từ NAC. Viêm phế quản xảy ra khi màng nhầy trong đường phế quản bị viêm, sưng và tắc nghẽn đường dẫn khí đến phổi. NAC giúp làm loãng chất nhầy trong ống phế quản, tăng glutathione, giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất thở khò khè, ho và các cơn hô hấp.
N-acetyl cysteine giúp bổ sung một lượng chất chống oxy hóa glutathione và giảm viêm trong ống phế quản và mô phổi.[1]
N-acetyl cysteine làm long đờm để tống ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn
Tăng cường sức khỏe não bộ
Glutamate dẫn truyền thần kinh có liên quan đến một loạt các chức năng học tập, hành vi và trí nhớ. Trong khi glutathione chống oxy hóa giúp giảm tổn thương oxy hóa tế bào não có liên quan đến lão hóa.
N-acetyl cysteine giúp điều chỉnh mức glutamate và bổ sung glutathione, giúp tăng cường sức khỏe não bộ, đặc biệt là những người mắc bệnh thần kinh như bệnh Parkinson, Alzheimer.[5]
N-acetyl cystein giúp giảm tổn thương oxy hóa tế bào não
Cải thiện khả năng sinh sản ở cả nam và nữ
Vấn đề vô sinh ở nam giới gia tăng khi lượng chất chống oxy hóa không đủ để ngăn chặn hình thành các gốc tự do trong hệ thống sinh sản. Từ đó có thể gây ra sự chết tế bào và giảm khả năng sinh sản.
Nhờ khả năng tăng cường sản xuất chất chống oxy hóa, N-acetyl cysteine có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản của nam giới.
Trong một nghiên cứu, 35 người đàn ông bị giãn tĩnh mạch thừng tinh sử dụng 600mg N-acetyl cysteine mỗi ngày trong vòng 3 tháng sau khi phẫu thuật. Sự kết hợp giữa phẫu thuật và bổ sung N-acetyl cysteine đã cải thiện chất lượng của tinh dịch và tỷ lệ mang thai cao hơn 22% so với nhóm chứng.[6]
Ngoài ra, N-acetyl cysteine có thể cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang bằng cách làm tăng hoặc gây ra chu kỳ rụng trứng.
N-acetyl cysteine giúp nâng cao chất lượng tinh trùng và tăng tỷ lệ thụ thai
Giúp ổn định đường huyết
Lượng đường trong máu cao và tình trạng béo phì góp phần gây viêm mô mỡ. Điều này có thể dẫn đến tổn thương hoặc phá hủy các thụ thể insulin và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy N-acetyl cysteine có thể ổn định lượng đường trong máu bằng cách giảm viêm tế bào mỡ và do đó cải thiện tình trạng kháng insulin.[7]
N-acetyl cysteine có thể ổn định đường huyết nhờ giảm kháng insulin
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Quá trình oxy hóa gây tổn thương mô tim thường dẫn đến bệnh tim mạch như đột quỵ, cơn đau thắt ngực… N-acetyl cysteine có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách chống lại quá trình oxy hóa đối với các mô trong tim.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy rằng NAC có thể giúp bảo vệ tim ở những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc vừa trải qua một cuộc phẫu thuật tim mạch.[1]
N-acetyl cysteine giảm quá trình oxy hóa để bảo vệ sức khỏe tim mạch
Cải thiện cơn đau thắt ngực
N-acetyl cysteine cũng được chứng minh là làm tăng sản xuất oxit nitric, một chất gây giãn mạch và cải thiện lưu lượng máu. Từ đó có thể làm giảm nguy cơ đau tim và cải thiện cơn đau thắt ngực, hỗ trợ tuần hoàn máu.[8]
Trong một số trường hợp, có thể sử dụng NAC kết hợp với thuốc nitroglycerin để điều trị cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng NAC có thể gây ra tác dụng phụ là đau đầu và huyết áp thấp.[9]
N-acetyl cysteine có khả năng gây giãn mạch để cải thiện cơn đau thắt ngực
Cải thiện triệu chứng tự kỷ ở trẻ em và thanh thiếu niên
Thuốc N-acetyl cysteine dùng bằng đường uống có thể giúp cải thiện tình trạng khó chịu của chứng tự kỷ ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Ngoài ra, đối với những triệu chứng khác thì NAC gần như không có tác dụng.[9]
Tìm hiểu thêm: 9 cách trị ngủ chảy nước miếng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn
N-acetyl cysteine có thể giúp cải thiện tình trạng khó chịu của chứng tự kỷ
Ngăn ngừa sinh non
Việc bổ sung N-acetyl cysteine đã được chứng minh rằng có thể giúp giảm nguy cơ sinh non vì NAC chống lại tình trạng viêm như trong bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn ở phụ nữ mang thai.
Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2009 ở những sản phụ được dùng 0,6 gam NAC mỗi ngày từ sau tuần thai thứ 16 cho thấy, NAC đã giúp những thai phụ này ngăn ngừa sinh non, đặc biệt là những người có tiền sử sinh non và viêm âm đạo.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ chất nào trong quá trình mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.[10]
N-acetyl cysteine giúp ngăn ngừa sinh non ở phụ nữ có tiền sử hoặc viêm âm đạo
Hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là tình trạng đường thở bị viêm kéo dài và co hẹp, dẫn đến các triệu chứng như khó thở và ho. Nhờ khả năng giảm viêm, N-acetyl cysteine đã được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của COPD.[11]
Uống N-acetyl cysteine trong ít nhất 6 tháng giảm khoảng 40% cơn bùng phát COPD ở những người chưa sử dụng corticosteroid. Hiệu quả này đặc biệt rõ ở những trường hợp cần nhập viện, giúp hỗ trợ quá trình hồi phục.
N-acetyl cysteine đã được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của COPD
Ngăn ngừa tổn thương thận do dùng thuốc cản quang
Thuốc cản quang là một loại thuốc được dùng trong kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như X Quang hoặc CT scan để làm rõ hình ảnh hơn. Tác dụng phụ của thuốc cản quang có thể gây tổn thương thận.
Bác sĩ có thể chỉ định N-acetyl cysteine đường uống để ngăn ngừa tình trạng trên, đặc biệt là đối với những người có chức năng thận kém.[9]
N-acetyl cysteine có thể được dùng để bảo vệ thận khi dùng thuốc cản quang
Giảm tình trạng mỡ máu cao
Nồng độ chất béo như lipid hoặc cholesterol trong máu cao (rối loạn mỡ máu) có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não… Uống N-acetyl cysteine có thể góp phần làm giảm nồng độ chất béo trong máu để ngăn ngừa những biến chứng này.[9]
N-acetyl cysteine có thể góp phần làm giảm nồng độ chất béo trong máu
Cải thiện chức năng miễn dịch
N-acetyl cysteine và glutathione đều là những chất có lợi cho hệ miễn dịch. Nghiên cứu ở một số đối tượng bị thiếu hụt N-acetyl cysteine và glutathione cho thấy rằng việc bổ sung N-acetyl cysteine ở những người này có thể giúp cải thiện và phục hồi chức năng miễn dịch của họ.[12]
N-acetyl cysteine có thể giúp cải thiện và phục hồi chức năng miễn dịch
Hướng dẫn cách sử dụng N-acetyl cysteine đúng cách an toàn, hiệu quả
N-acetyl cysteine là một thuốc kê đơn được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận. NAC có nhiều đường dùng như uống, tĩnh mạch hoặc qua đường hô hấp. Liều phổ biến nhất của NAC là 600 – 1200mg mỗi ngày, bằng đường uống.[9]
Tùy vào từng đối tượng và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau, vậy nên không được tự ý dùng thuốc NAC hoặc bổ sung NAC qua các thực phẩm chức năng khác.
N-acetyl cysteine phải được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Tác dụng phụ khi sử dụng N-acetyl cysteine
Nếu sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ thì NAC là một thuốc khá an toàn. Tuy nhiên, NAC cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Khô miệng.
- Buồn nôn, nôn.
- Mệt mỏi.
- Phát ban da.
- Kích ứng mắt.
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
Ngoài ra, nếu sử dụng NAC đường hô hấp thì có thể xuất hiện tình trạng sưng miệng, sổ mũi, buồn ngủ và tức ngực. Nhưng thường hiếm khi xảy ra tình trạng này.[9]
N-acetyl cysteine là một thuốc khá an toàn nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ
Thực phẩm có chứa N-acetyl cysteine
N-acetyl cysteine được tìm thấy trong nhiều thực phẩm giàu protein, như:
- Cá hồi.
- Thịt gà.
- Phô mai.
- Trứng.
- Quả hạch.
Bổ sung N-acetyl cysteine một cách tự nhiên và an toàn với những thực phẩm này để nâng cao sức khỏe của bạn.
Các thực phẩm giàu protein chứa nhiều N-acetyl cysteine
Như vậy, N-Acetyl Cysteine đóng một số vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa và giảm viêm. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy nó mang lại nhiều hữu ích cho những người xung quanh nhé!
N-Acetyl Cysteine (Nac) – Uses, Side Effects, and More
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1018/n-acetyl-cysteine-nac
S-linolenoyl glutathione intake extends life-span and stress resistance via Sir-2.1 upregulation in Caenorhabditis elegans
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24835770/
A Review on Various Uses of N-Acetyl Cysteine
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5241507/
N-acetylcysteine protects memory decline induced by streptozotocin in mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27087133/
A Preliminary Study: N-acetyl-L-cysteine Improves Semen Quality following Varicocelectomy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4845522/
N-acetylcysteine Protects Mice from High Fat Diet-induced Metabolic Disorders
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27161488/
N-acetyl-L-cysteine exerts direct anti-aggregating effect on human platelets
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11380598/
N-Acetyl Cysteine (Nac) – Uses, Side Effects, and More
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1018/n-acetyl-cysteine-nac
What are the benefits of NAC (N-acetylcysteine)?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327219
Efficacy of Ascorbic Acid (Vitamin C) and/N-Acetylcysteine (NAC) Supplementation on Nutritional and Antioxidant Status of Male Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) Patients
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27117852/
Glutathione Fine-Tunes the Innate Immune Response toward Antiviral Pathways in a Macrophage Cell Line Independently of Its Antioxidant Properties
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fimmu.2017.01239/full
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Đậu bắp bao nhiêu calo? Ăn đậu bắp có giảm cân không? Lưu ý khi ăn