Sả, không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn là hương liệu độc đáo trong trị liệu và nước hoa. Khám phá những lợi ích tuyệt vời của sả qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: 15 tác dụng của sả đối với sức khỏe bạn cần biết
Contents
- 1 Giới thiệu về cây sả
- 2 Các tác dụng của sả đối với sức khỏe
- 2.1 Chống viêm
- 2.2 Chống oxy hóa
- 2.3 Kháng khuẩn
- 2.4 Chống nấm
- 2.5 Giảm đau
- 2.6 Giảm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa
- 2.7 Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
- 2.8 Tác dụng lợi tiểu
- 2.9 Giảm huyết áp tâm thu
- 2.10 Giảm lượng cholesterol trong máu
- 2.11 Ngăn ngừa ung thư
- 2.12 Hỗ trợ giảm cân
- 2.13 Giúp giảm các triệu chứng của tiền kinh nguyệt (PMS)
- 2.14 Giảm căng thẳng và lo lắng
- 2.15 Giảm đau đầu và đau nửa đầu
- 3 Cách sử dụng sả đúng cách an toàn và hiệu quả
- 4 Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng tinh dầu sả
- 5 Những lưu ý khi sử dụng sả
Giới thiệu về cây sả
Sả là gì?
Sả (tên khoa học là Cymbopogon citratus) là một loài cây lâu năm, được trồng ở các vùng Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi và các nước nhiệt đới khác. Thời điểm sả phát triển tốt nhất là vào mùa hè trên đất ẩm, giàu dinh dưỡng.[1]
Mỗi cây sả có nhiều lớp, mỗi lớp cứng, có màu xanh lục quấn chặt quanh lõi. Khi bóc ra, phần lõi trắng bên trong thân sả dùng để nấu ăn và là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Thái Lan.
Ngoài công dụng làm hương liệu và nguyên liệu trong ẩm thực, sả còn được sử dụng như phương pháp trị liệu cho các vấn đề về tiêu hóa, thần kinh và huyết áp cao.
Sả là một loài cây nhiệt đới, lâu năm ở các vùng nhiệt đới, bán nhiệt đới
Giá trị dinh dưỡng có trong sả
Thành phần dinh dưỡng có trong sả có thể thay đổi tùy theo nguồn gốc và địa lý sinh trưởng. Trong 100g sả chứa:[2]
- Nước: 70,6g.
- Lượng calo: 99 kcal.
- Chất đạm: 1,82g.
- Tổng chất béo: 0,49g.
- Carbohydrate: 25,3g.
- Chất xơ: 0g.
- Đường: 0g.
Ngoài ra, khoáng chất trong 100g sả bao gồm 723mg kali, 101mg phốt pho, 65mg canxi, sắt, magie,…. Sả cũng cung cấp một số vitamin như vitamin A, vitamin C, các vitamin nhóm B,… với số lượng rất nhỏ nên sử dụng sả cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến nhu cầu vitamin hàng ngày của cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng có trong sả có thể thay đổi tùy theo nguồn gốc và địa lý sinh trưởng
Các tác dụng của sả đối với sức khỏe
Chống viêm
Viêm được cho là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như viêm khớp, bệnh tim mạch và thậm chí là ung thư.
Quercetin là một loại flavonoid được biết đến trong sả mang đến tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, từ đó có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn ngừa bệnh tim.[3]
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2014 nhận thấy rằng 2 hợp chất chính trong sả gồm geranial (42,2%) và neral (31,5%) có tác dụng chống viêm bằng cách góp phần ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm.[4]
Quercetin là một flavonoid trong sả mang đến tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm
Chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là những thành phần giúp cơ thể chống lại tác hại của các gốc tự do trên tế bào. Các chất chống oxy hóa chứa trong sả gồm axit chlorogen, isoorientin và swertia japonica góp phần ngăn ngừa rối loạn chức năng của các tế bào bên trong động mạch vành.[5]
Một nghiên cứu năm 2022 nhận định rằng tinh dầu sả giúp loại bỏ các gốc tự do dư thừa và giảm tổn thương tế bào do tác dụng của quá trình chống oxy hóa mạnh mẽ.[6]
Sả giúp loại bỏ các gốc tự do dư thừa và giảm tổn thương tế bào
Kháng khuẩn
Nghiên cứu 2012 chỉ ra rằng tinh dầu sả có đặc tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans. Điều này làm cho tinh dầu sả trở thành phương pháp hiệu quả kiểm soát nhiễm trùng miệng, thay thế cho các giải pháp khác.[7]
Một nghiên cứu năm 2015 cho rằng hoạt tính kháng khuẩn của sả và ion bạc Ag(+) khi kết hợp – hiệp lực mang lại hiệu quả tối ưu trong việc cải thiện chiến lược điều trị đối với các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt trên vi khuẩn Gram dương Staphylococcus Aureus, Enterococcus faecalis, hai loài gram âm Escherichia coli, Moraxella catarrhalis và nấm men.[8]
Sả là một trong những tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn mạnh
Chống nấm
Một nghiên cứu năm 1996 báo cáo rằng khi sử dụng tinh dầu sả 2,5% có tác dụng diệt nấm hiệu quả trên 4 loại nấm gồm Trichophyton mentagrophytes, T. rubrum, Epidermophyton floccosum và Microsporum gypseum.[9]
Nghiên cứu năm 2020 nhận thấy rằng thành phần hoạt tính sinh học citral trong tinh dầu sả có thể làm giảm sự biểu hiện của các gen liên quan đến sinh tổng hợp thành tế bào peptidoglycan và axit béo của nấm Candida albicans.[10]
Citral trong tinh dầu sả có thể làm giảm sự biểu hiện các gen của nấm Candida albicans
Giảm đau
Hóa chất tự nhiên trong sả là citral có thể giúp giảm đau, sưng tấy nhờ đặc tính chống viêm. Theo một nghiên cứu trên những người bị viêm khớp dạng thấp năm 2017, sử dụng tinh dầu sả thoa trực tiếp vào vị trí cơn đau viêm khớp trong 30 ngày nhận thấy mức độ đau giảm dần từ 80% xuống còn 50%.[11]
Sử dụng tinh dầu sả thoa trực tiếp có thể giảm cơn đau viêm khớp
Giảm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa
Sả có tính nóng và cay, là thành phần phổ biến hoạt động rất tốt trong việc làm thuyên giảm cảm giác buồn nôn. Do đó, sả thường xuyên được bổ sung vào trong các loại trà thảo dược hoặc thuốc bổ giúp giảm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.
Sả là thành phần phổ biến trong việc làm thuyên giảm cảm giác buồn nôn
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Trong một nghiên cứu trên chuột năm 2012 cho thấy rằng sả có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tổn thương do tác nhân gây hoại tử như aspirin và ethanol, từ đó mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa loét dạ dày.[12]
Đồng thời, sả cũng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, duy trì cân bằng nội môi và điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột.[13]
Do đó, tiêu thụ một ly trà sả là phương thuốc có thể cải thiện cảm giác khó chịu ở dạ dày, đau bụng và các vấn đề tiêu hóa khác.
Trà sả là phương thuốc giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa
Tác dụng lợi tiểu
Lợi tiểu là một biện pháp khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn, đồng thời loại bỏ lượng chất lỏng và natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Một nghiên cứu năm 2001 đánh giá rằng chiết xuất sả được dùng trong 6 tuần có tác dụng lợi tiểu mà không gây tổn thương nội tạng hay các tác dụng phụ khác.[14]
Trong một nghiên cứu năm 2022 cũng cho thấy sử dụng một liều duy nhất chiết xuất nước sả đường uống có thể quan sát thấy tác dụng lợi tiểu. Do đó có thể nhận định rằng sả là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và làm giảm sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể.[15]
Sả được xem là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên
Giảm huyết áp tâm thu
Trong một nghiên cứu năm 2012 ghi nhận rằng huyết áp tâm thu giảm vừa phải và huyết áp tâm trương tăng nhẹ khi sử dụng trà sả. Ngoài ra, nhịp tim của những người dùng sả cũng có xu hướng giảm.[16]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Aesica của nước nào? Có tốt không?
Sử dụng trà sả có thể làm giảm huyết áp tâm thu
Giảm lượng cholesterol trong máu
Cholesterol trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Một nghiên cứu năm 2007 trên chuột nhận thấy nồng độ cholesterol trong máu đã giảm khi sử dụng chiết xuất sả trong 7 ngày và mức độ giảm phụ thuộc vào liều lượng chiết xuất sả đã sử dụng.[17]
Một nghiên cứu khác năm 2011 nhận thấy rằng mức cholesterol trong máu đã giảm ở nhóm chuột được điều trị với liều cao nhất của tinh dầu sả. Từ đó, nghiên cứu kết luận được tính an toàn của việc tiêu thụ sả và chỉ ra tác dụng có lợi trong việc giảm mỡ máu.[18]
Cholesterol trong máu giảm khi được điều trị bằng tinh dầu sả
Ngăn ngừa ung thư
Citral – thành phần chính của tinh dầu sả đóng vai trò tiềm năng là chất chống tăng sinh một số loại tế bào ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…
Đồng thời, các thành phần có hoạt tính của sả như geraniol, D-limonene có thể gây ra quá trình apoptosis, ngăn chặn sự tăng sinh của tế bào ung thư cũng như tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa chất gây ung thư.[19]
Từ đó, trà sả đôi khi được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ trong quá trình hóa trị, xạ trị nhưng phải được sự cho phép và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa ung thư.
Citral trong sả đóng vai trò tiềm năng là chất chống tăng sinh giúp ngăn ngừa ung thư
Hỗ trợ giảm cân
Trà sả là sự bổ sung hoàn hảo cho chế độ ăn kiêng nhờ tác dụng tăng cường trao đổi chất, từ đó giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cân. Hơn nữa, sả cũng là thuốc lợi tiểu tự nhiên nên khi sử dụng có thể có lợi cho việc giảm cân.
Sả giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cân
Giúp giảm các triệu chứng của tiền kinh nguyệt (PMS)
Nhờ đặc tính làm dịu dạ dày và chống viêm, sả có thể hữu ích trong việc chữa các tình trạng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như đau bụng kinh, đầy hơi và bốc hỏa. Ngoài ra, sả còn có đặc tính làm mát cơ thể như một thuốc giảm sốt tự nhiên, giảm thiểu cơn bốc hỏa trong tiền kinh nguyệt.
Sả có đặc tính làm mát giúp giảm thiểu cơn bốc hỏa trong hội chứng tiền kinh nguyệt
Giảm căng thẳng và lo lắng
Liệu pháp hương thơm bằng các loại tinh dầu như sả, bạc hà,… có thể giúp giảm thiểu trạng thái căng thẳng và lo lắng. Một nghiên cứu năm 2015 nhận định rằng sử dụng 3 hoặc 6 giọt tinh dầu sả cho thấy trạng thái lo lắng và căng thẳng giảm đi ngay sau khi điều trị. Từ đó, đánh giá được rằng dù tiếp xúc rất ngắn với mùi hương sả vẫn có tác dụng giải lo âu.[20]
Liệu pháp hương thơm bằng tinh dầu như sả giúp giảm thiểu trạng thái căng thẳng và lo lắng
Giảm đau đầu và đau nửa đầu
Eugenol là một hoạt chất có trong sả được báo cáo là có đặc tính giảm đau nên sả được xem như một phương pháp điều trị cho các tình trạng đau đầu.
Ngoài ra, thành phần eugenol trong sả cũng mang đến tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, hạn chế tình trạng như huyết khối, viêm, thúc đẩy xơ vữa động mạch và giải phóng serotonin – hormone điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và chức năng nhận thức.[21]
Sả được xem như một phương pháp điều trị cho các tình trạng đau đầu
Cách sử dụng sả đúng cách an toàn và hiệu quả
Hiện tại, chưa có bất kỳ khuyến nghị về liều lượng tiêu chuẩn cho cho việc sử dụng trà sả. Do đó, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng để hạn chế các tác dụng phụ xảy ra.
Để bắt đầu, hãy thưởng thức một cốc trà sả chất lượng mỗi ngày với cách pha sau đây:
- Ngâm 1 – 3 thìa sả tươi, khô hoặc trà túi lọc với nước sôi trong ít nhất 5 phút.
- Lọc loại bỏ bã và lấy nước trà.
- Thêm đá hoặc có thể thưởng thức nóng.
Ngoài ra, nếu không thích uống trà sả, bạn có thể sử dụng sả trong thực phẩm như cho 1 – 2 cây vào món súp, thịt gà hoặc cá khi nướng,…
Thưởng thức một ly trà sả mỗi ngày để tận hưởng các lợi ích
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng tinh dầu sả
Sả là một loại cây an toàn nhưng vẫn có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích ứng da. Ngoài ra, sử dụng sả có thể gây một số tác dụng không mong muốn ở một số người như:
- Chóng mặt.
- Buồn ngủ.
- Đi tiểu nhiều.
Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu tác dụng phụ nào, bạn nên liên hệ với bác sĩ để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Chóng mặt là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng sả
Những lưu ý khi sử dụng sả
Khi dùng sả, bạn nên sử dụng với liều lượng phù hợp, không nên quá lạm dụng. Đồng thời, khi sử dụng trong các bài thuốc hoặc thực phẩm, bạn cần rửa sạch sẽ để loại bỏ các mầm bệnh, vi khuẩn, thuốc trừ sâu,… Riêng đối với tinh dầu sả, bạn nên đậy kín nắp, bảo quản nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên có một số đối tượng cần lưu ý không nên sử dụng sả như:
- Không nên xông hoặc uống sả khi bị cảm nhiệt, cảm nắng.
- Hạn chế sử dụng sả cho phụ nữ có thai và cho con bú vì sả có khả năng kích thích tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.
- Không nên uống hoặc ngửi tinh dầu sả khi đang gặp vấn đề liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,…
- Không sử dụng tinh dầu sả cho người có làn da mẫn cảm, đang có vết thương hở và trẻ nhỏ dưới 7 tuổi.
Hạn chế sử dụng sả cho phụ nữ có thai vì có thể tăng nguy cơ sảy thai
Hy vọng rằng qua bài viết bạn có thể tận dụng sả để tăng cường sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình. Tuy nhiên, bạn không nên tự sử dụng sả để điều trị bất kỳ bệnh nào thay cho các loại thuốc đã kê đơn mà không có sự chấp thuận từ bác sĩ. Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Lemon grass (citronella), raw
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/168573/nutrients
Lemongrass: Are There Health Benefits?
https://www.webmd.com/diet/lemongrass-health-benefits
Lemon grass (Cymbopogon citratus) essential oil as a potent anti-inflammatory and antifungal drugs
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4170112/
10 Reasons to Drink Lemongrass Tea
https://www.healthline.com/health/food-nutrition/lemongrass-tea#antioxidant
The antioxidant activity of lemongrass leaves extract against fibroblasts oxidative stress / Atividade antioxidante do extrato das folhas de capim-limão contra o estresse oxidativo em fibroblastos
https://pesquisa.bvsalud.org/portal/resource/en/biblio-1395945
Antimicrobial activity of commercially available essential oils against Streptococcus mutans
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22430697/
The in vitro antimicrobial activity of Cymbopogon essential oil (lemon grass) and its interaction with silver ions
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26055131/
Antifungal Activity of Lemon Grass Oil and Lemon Grass Oil Cream
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/%28SICI%291099-1573%28199611%2910%3A7%3C551%3A%3AAID-PTR1908%3E3.0.CO%3B2-Q
Antimicrobial Activity of Lemongrass Essential Oil (Cymbopogon flexuosus) and Its Active Component Citral Against Dual-Species Biofilms of Staphylococcus aureus and Candida Species
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7783362/
Effect of lemongrass oil on rheumatoid arthritis
https://www.researchgate.net/publication/319092284_Effect_of_lemongrass_oil_on_rheumatoid_arthritis
Investigation of the Mechanisms Underlying the Gastroprotective Effect of Cymbopogon Citratus Essential Oil
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3326778/
Cymbopogon citratus (DC.) Stapf aqueous extract ameliorates loperamide-induced constipation in mice by promoting gastrointestinal motility and regulating the gut microbiota
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9578511/
Diuretic studies on lemon grass tea from Cymbopogon citratus (DC) Stapf in rat
https://www.researchgate.net/publication/289409554_Diuretic_studies_on_lemon_grass_tea_from_Cymbopogon_citratus_DC_Stapf_in_rat
Exploring the Anti-Hypertensive Potential of Lemongrass—A Comprehensive Review
https://www.mdpi.com/2079-7737/11/10/1382
Effect of Lemongrass and Green tea on blood pressure and heart rate
https://www.researchgate.net/publication/260230919_Effect_of_Lemongrass_and_Green_tea_on_blood_pressure_and_heart_rate
Hypocholesterolaemic effect of ethanolic extract of fresh leaves of Cymbopogon citratus (lemongrass)
https://academicjournals.org/journal/AJB/article-abstract/6AE822C6504
Cholesterol reduction and lack of genotoxic or toxic effects in mice after repeated 21-day oral intake of lemongrass (Cymbopogon citratus) essential oil
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21693164/
Lemongrass Essential Oil Components with Antimicrobial and Anticancer Activities
https://www.mdpi.com/2076-3921/11/1/20
Effect of Lemongrass Aroma on Experimental Anxiety in Humans
https://www.liebertpub.com/doi/10.1089/acm.2015.0099
Isolation of Bioactive Compounds That Relate to the Anti-Platelet Activity of Cymbopogon ambiguus
https://www.hindawi.com/journals/ecam/2011/467134/
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Những lợi ích của ích mẫu đối với sức khỏe phụ nữ