16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Rate this post

Đậu phộng là một nguồn cung cấp protein, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá tuyệt vời. Chúng mang lại nhiều lợi ích đối cho sức khoẻ của chúng ta, đặc biệt là giúp bảo vệ chống lại các bệnh lý về tim mạch. Hãy cùng tìm hiểu về những công dụng của đậu phộng (lạc) qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: 16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Tác dụng của đậu phộng

Tốt cho sức khoẻ tim mạch

Trong thành phần của đậu phộng chứa phần lớn là các chất béo chưa bão hoà, điều này khiến cho đậu phộng có lợi cho tim mạch hơn so với những nguồn chất béo bão hoà khác. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, chiết xuất vỏ đậu phộng giàu nguồn polyphenol có thể làm giảm các chứng viêm gây nên các bệnh lý tim mạch[2].

Trong đậu phộng có chứa resveratrol (một chất chống oxy hoá) có khả năng làm giảm các tình trạng viêm, tăng cường lưu thông máu và giảm huyết áp. Bên cạnh đó, resveratrol còn liên quan đến việc ngăn chặn quá trình oxy hoá LDL, từ đó hạn chế được tình trạng xơ vữa động mạch và các bệnh mạch vành như đột quỵ [3].

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Đậu phộng là sản phẩm tốt cho sức khoẻ tim mạch

Ngăn ngừa sỏi mật

Đậu phộng có tác dụng có lợi đối với mức cholesterol trong máu, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của sỏi mật, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật. Bởi vì, sỏi mật có thành phần bao gồm các cholesterol không hòa tan.

Theo nghiên cứu, tiêu thụ đậu phộng hoặc bơ đậu phộng 5 lần mỗi tuần có khả năng giảm 25% các bệnh lý liên quan đến mật [3].

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Nguy cơ mắc sỏi cholesterol khi áp dụng chế độ ăn có đậu phộng

Hỗ trợ giảm cân

Mặc dù đậu phộng chứa lượng calo rất cao, tuy nhiên việc ăn đậu phộng lại có khả năng hỗ trợ giảm cân. Đậu phộng sẽ giúp chúng ta no lâu hơn, do đó nó thường được sử dụng trong các bữa ăn nhẹ vì sẽ giúp tránh ăn nhiều hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung đậu phộng hoặc bơ đậu phộng vào chế độ ăn hằng ngày là một cách để tăng cường dinh dưỡng mà không gây tăng cân. Ngoài ra, đậu phộng còn chứa các chất béo, protein và chất xơ có lợi cho sức khoẻ, phù hợp để trở thành một bữa ăn nhẹ hỗ trợ duy trì cân nặng lý tưởng [1].

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Đậu phộng là một món ăn vặt cho tác dụng no lâu

Giàu các chất chống oxy hoá

Đậu phộng rất giàu các hợp chất chống oxy hóa. Hầu hết các hợp chất này đều có sẵn trong vỏ lụa của đậu phộng nên được áp dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh.

Một số hợp chất chống oxy hoá có sẵn trong đậu phộng bao gồm resveratrol, acid coumaric và phytosterol có khả năng giúp làm giảm sự hấp thụ cholesterol, isoflavone và acid phytic có trong hạt thực vật.

Đồng thời, các thành phần chống oxy hoá có thể giúp loại bỏ các gốc tự do hình thành trong cơ thể chúng ta, là nguyên nhân gây nên các bệnh lý như tim mạch, ung thư.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Resveratrol là một trong những hợp chất chống oxy hoá trong đậu phộng

Chống viêm

Một số giả thuyết đã đưa ra rằng nhờ sự có mặt của các chất béo tốt, chất xơ, arginin, magie và chất chống oxy hóa trong đậu phộng, nên đậu phộng có thể kiểm soát các tình trạng viêm trong cơ thể.

Tình trạng viêm mạn tính là nguyên nhân gây nên các bệnh lý như ung thư, tim mạch, đái tháo đường, Alzheimer. Do đó, việc bổ sung đậu phộng trong chế độ ăn có thể giúp giảm viêm và giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý này. [4].

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Đậu phộng ngăn ngừa hình thành nên các phản ứng viêm gây mắc các bệnh mạn tính

Kiểm soát đường huyết

Đậu phộng là một loại thực phẩm tuyệt vời cho người bị đái tháo đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Đậu phộng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, có nghĩa là chúng không có nguy cơ gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Những thực phẩm có GI từ 55 trở xuống là thực phẩm có GI thấp và đậu phộng có chỉ số GI là 23.

Đậu phộng giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt bởi vì chúng tương đối ít carb nhưng lại giàu protein, chất béo và chất xơ. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, cho phép giải phóng năng lượng ổn định hơn và protein có thời gian phân huỷ dài hơn so với carb, giúp tránh đường huyết tăng đột ngột.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Đậu phộng là một loại thực phẩm có GI thấp phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường

Tăng năng lượng, giảm mệt mỏi

Đậu phộng là một nguồn protein và chất xơ phong phú giúp chuyển hóa carb thành năng lượng. Sự kết hợp chất xơ và protein trong đậu phộng làm chậm quá trình tiêu hóa để tạo điều kiện giải phóng năng lượng ổn định vào cơ thể. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để biết rõ được lợi ích này của đậu phộng.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Đậu phộng có thể được chế biến thành các món ăn bổ sung năng lượng cao

Ngăn ngừa ung thư

Trong đậu phộng có chứa một thành phần có tên gọi là phytosterols, một hợp chất được công nhận là có đặc tính chống lại ung thư. Những hợp chất này được chứng minh là có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Ngoài ra, các chất chống oxy hoá polyphenol có trong đậu phộng có thể chống lại sự hình thành của các gốc tự do để góp phần ngăn ngừa ung thư. Do đó, đậu phộng có thể được xem như một loại thực phẩm hỗ trợ từ tự nhiên với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch [5].

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Đậu phộng chứa các chất giúp ngăn ngừa ung thư

Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương

Đậu phộng rất giàu arginin, một loại acid amin thiết yếu. Mà arginin đã được nghiên cứu rộng rãi như một phương pháp điều trị khả thi cho chứng rối loạn cương dương, nhờ có khả năng chuyển hoá thành oxit nitric, một chất gây giãn mạch giúp cải thiện tuần hoàn máu.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Đậu phộng được dùng để ngăn ngừa để hỗ trợ rối loạn cương dương

Giảm triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang

Nồng độ cao các chất béo chưa bão hoà trong đậu phộng có thể cải thiện khả năng chuyển hoá, trao đổi chất ở phụ nữ, đặc biệt là những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, từ đó có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của hội chứng này.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Sử dụng đậu phộng có thể giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc hội chứng đa nang

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Đậu phộng là một thực phẩm tuyệt vời cho việc cải thiện sức khỏe não bộ. Chúng có nhiều vitamin E và vitamin B, niacin. Trong đó niacin từ thực phẩm đã được chứng minh là làm giảm tốc độ suy giảm nhận thức ở người lớn trên 65 tuổi, bên cạnh đó lượng vitamin E cao có thể làm giảm bệnh Alzheimer tới 70%.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Đậu phộng có thể làm giảm 70% nguy cơ mắc Alzheimer ở người cao tuổi

Tăng cường trí nhớ

Đậu phộng cung cấp một lượng vitamin B3 cho não bộ, từ đó cải thiện các chức năng của não bộ bao gồm tăng cường trí nhớ, cải thiện nhận thức. Bổ sung dưỡng chất này từ đậu phộng sẽ giúp tăng cường trí nhớ ở trẻ em và tăng hiệu suất làm việc ở người trưởng thành.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Vitamin B3 là một trong những thành phần hỗ trợ tăng cường trí nhớ có trong đậu phộng

Phòng ngừa trầm cảm

Các bác sĩ đã đưa ra những khuyến cáo về việc thêm đậu phộng vào chế độ ăn của những bệnh nhân đang được điều trị trầm cảm bởi vì chúng có khả năng cải thiện chức năng của não bộ và giúp cải thiện tâm trạng.

Nguyên nhân là do đậu phộng có chứa thành phần acid amin tryptophan, một thành phần quan trọng trong sản xuất serotonin, hợp chất được gọi là hormone hạnh phúc.

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Exeltis của nước nào? Có tốt không?

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Serotonin được sản sinh sau khi ăn đậu phộng có thể cải thiện tình trạng trầm cảm

Hạn chế phát triển dị tật ở thai nhi

Phụ nữ đang mang thai nếu có thể dung nạp tốt đậu phộng thì có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Bởi đây là một nguồn acid folic tự nhiên dồi dào, vô cùng cần thiết cho sự phát triển của em bé trong bụng mẹ và có khả năng ngăn chặn dị tật ống thần kinh ở trẻ.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Phụ nữ mang thai ăn đậu phộng để bổ sung dưỡng chất cho thai nhi

Hỗ trợ làm đẹp da

Đậu phộng có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi bị cháy nắng và tổn thương nhờ thành phần vitamin E, magie và kẽm có trong đậu phộng, ngoài ra chúng còn có thể chống lại vi khuẩn và làm sáng da. Beta-carotene, một hợp chất chống oxy hóa và chống viêm có sẵn trong đậu phộng, cũng có khả năng giúp cải thiện sức khỏe của da.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Đậu phộng cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho làn da

Tốt cho tóc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần acid amin và protein trong đậu phộng có thể góp phần vào sự phát triển của tóc. Hơn nữa, thành phần vitamin E còn giúp cho tóc được dày hơn. Vì thế, dầu đậu phộng còn có được dùng để dưỡng ẩm đối với những loại tóc bị chẻ ngọn và giúp tái tạo tóc bị hư tổn.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Đậu phộng giúp tóc mọc nhanh hơn

Tác dụng phụ của đậu phộng

Ngộ độc thực phẩm

Trong đậu phộng đôi khi có thể bị nhiễm một loại nấm mốc có tên gọi là Aspergillus flavus, đây là một nguyên nhân sinh ra độc tố aflatoxin. Ngộ độc aflatoxin nghiêm trọng có thể dẫn đến suy gan và ung thư gan.

Nguy cơ nhiễm aflatoxin phụ thuộc vào cách bảo quản đậu phộng, nguy cơ gia tăng khi đậu phộng được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm ướt, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới.

Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm aflatoxin một cách hiệu quả bằng cách làm khô đậu phộng đúng cách sau khi thu hoạch và kiểm soát nhiệt độ cũng như độ ẩm thấp trong quá trình bảo quản [6].

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Nấm mốc từ vỏ đậu phộng có thể hình thành nên độc tố aflatoxin

Chứa chất phản dinh dưỡng

Không chỉ có những thành phần mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, đậu phộng còn có chứa một số chất như acid phytic (phytate), là một chất phản dinh dưỡng có khả năng làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bạn và làm giảm giá trị dinh dưỡng như sắc, kẽm trong đậu phộng.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Acid phytic trong đậu phộng có thể làm giảm sự hấp thu của sắc và kẽm

Gây dị ứng

Đậu phộng là một trong những loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất. Bởi vì hệ miễn dịch của con người xem protein trong đậu phộng là một yếu tố gây hại cho cơ thể, từ đó sản sinh ra các chất trung gian hoá học gây dị ứng.

Một số triệu chứng dị ứng đậu phộng là ngứa da, khó thở và tiêu chảy. Khi có bất kỳ các triệu chứng nói trên sau khi dung nạp đậu phộng, bạn cần liên hệ gấp với bác sĩ, trung tâm y tế để được xử trí kịp thời.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Dị ứng đậu phộng có thể gây tử vong cho con người

Tương tác với một số loại thuốc

Thành phần resveratrol trong đậu phộng có thể gây một số tương tác với một số thuốc và làm tăng độc tính của chúng như:

  • Thuốc kháng histamin H1.
  • Thuốc benzodiazepin điều trị các chứng lo âu, mất ngủ.
  • Thuốc chẹn kênh calci trong điều trị tăng huyết áp.
  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương.
  • Thuốc ức chế protease HIV được sử dụng để điều trị nhiễm HIV.
  • Thuốc statin trong điều trị rối loạn lipid máu.

Ăn nhiều đậu phộng có tốt không?

Tiêu thụ quá nhiều đậu phộng có thể gây hại cho sức khoẻ của bạn:

  • Tăng cân ngoài ý muốn: Vì đậu phộng là một nguồn giàu chất béo nên việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn. Theo nghiên cứu, một nắm đậu phộng có 170 calo, bạn rất dễ vượt quá lượng tiêu thụ hàng ngày và có thể dẫn đến tăng cân.
  • Gây tăng huyết áp: Đậu phộng thường được chế biến với nhiều muối, việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể khiến huyết áp tăng cao.
  • Tăng phản ứng viêm trong cơ thể: Việc dung nạp quá nhiều đậu phộng có thể gây nên sự mất cân bằng nồng độ các acid béo không bão hoà trong cơ thể, dẫn đến hình thành nên các phản ứng viêm [7]. Ngoài ra, đậu phộng còn chứa lectin, là một chất gây viêm và làm phát sinh các tình trạng viêm như viêm khớp dạng thấp.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Ăn quá lượng đậu phộng cho phép có thể gây tăng cân

Các lưu ý khi ăn đậu phộng

Đối tượng không nên ăn đậu phộng

Một số đối tượng không nên sử dụng đậu phộng:

  • Người có hệ tiêu hoá kém: Vì đậu phộng chưa một lượng lớn chất đạm, nên khiến cho hệ tiêu hoá của chúng ta vận hành quá mức gây đầy bụng và khó tiêu.
  • Bệnh nhân gout: Chất béo có thể làm giảm sự đào thải acid uric trong máu, khiến cho bệnh gout có xu hướng trầm trọng hơn, do đó những thực phẩm chứa nhiều protein, chất béo như đậu phộng không thích hợp cho bệnh nhân gout.
  • Bệnh nhân tiểu đường: Vì trong đậu phộng chiếm một nguồn năng lượng khá lớn. Do đó người tiểu đường nên thận trọng với loại thực phẩm này.
  • Bệnh nhân có vấn đề về gan mật: Hàm lượng protein và chất béo cao trong đậu phộng sẽ gây nên gánh nặng cho gan và mật. Cơ thể sẽ kích thích mật hoạt động nhiều để tiết ra các chất tiêu hoá và hấp thu các thành phần này.
  • Người mắc bệnh huyết khối: Đậu phộng có khả năng hình thành nên các huyết khối do cơ chế cầm máu, làm tăng huyết dịch và thúc đẩy quá trình đông máu. Do đó những bệnh nhân mắc các bệnh về huyết khối nên hạn chế sử dụng thực phẩm này.
  • Bệnh nhân rối loạn mỡ máu: Lượng mỡ trong máu sẽ gia tăng bởi hàm lượng chất béo có trong đậu phộng, từ đó có nguy cơ cao gây nên các bệnh về tim mạch như xơ vữa, cao huyết áp.
  • Người bị nóng trong: Theo y học cổ truyền, đậu phộng có vị ngọt, tính nóng do đó rất dễ gây nên chứng nội nhiệt vì sẽ làm tăng hoả khí.
  • Người có da dầu, nhiều mụn: Các chất béo có chứa trong đậu phộng có thể làm gia tăng bài tiết tuyến bã nhờn ở nang lông, tăng tiết dầu làm da dễ bị nổi mụn.
  • Người đang bị ho: Dầu trong đậu phộng có thể gây kích ứng cổ họng, tăng tiết đờm và làm nặng thêm tình trạng ho.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Người đang bị ho không nên ăn đậu phộng

Nên ăn bao nhiêu đậu phộng một ngày?

Chúng ta nên tiêu thụ khoảng 30g đậu phộng, tương đương với khoảng 53 hạt, một ngày để mang lại nhiều giá trị về dinh dưỡng và phòng ngừa các tác dụng bất lợi. Bạn nên ăn ở mức vừa phải để mang lại các tác dụng có lợi cho sức khoẻ, nếu ăn quá mức có thể gây tăng cân và gặp các vấn đề về sức khoẻ khác.

Lưu ý khi chọn mua và bảo quản đậu phộng

Để lựa chọn mua đậu phộng có chất lượng cao bạn nên dựa vào những đặc điểm sau:

  • Đậu có kích thước to, tròn, chắc và mẩy.
  • Vỏ bên ngoài sáng, không bị mốc, hạt đều không bị mối mọt.
  • Không lựa chọn những loại có mùi hoặc màu sắc bất thường.

Đậu phộng còn vỏ và chưa bóc vỏ nên được bảo quản trong tủ đựng thức ăn khô, mát có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng, nhưng thời hạn sử dụng của chúng có thể kéo dài đến 4 đến 6 tháng nếu để trong tủ lạnh. Bơ đậu phộng đã mở nắp có thể sử dụng được từ 2 đến 3 tháng trong tủ đựng thức ăn và 6 đến 9 tháng trong tủ lạnh.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Đậu phộng được bảo quản đúng cách có thể hạn chế được sự phát sinh các độc tố

Lưu ý khi ăn đậu phộng

Một số lưu ý khi sử dụng đậu phộng:

  • Không nên ăn đậu phộng sống: Đậu phộng chứa nhiều chất béo khó tiêu thụ, do đó cần chế biến trước khi sử dụng để tránh gây hại cho đường tiêu hoá. Bên cạnh đó, đây là một loại cây được trồng trong đất nên nguy cơ gặp phải kí sinh trùng, nấm mốc là rất cao.
  • Không kết hợp đậu phộng với dưa leo: Khi kết hợp sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hoá, gây ra rối loạn tiêu hoá.

16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

Cần sơ chế, làm sạch các bụi bẩn và nấu chín trước khi sử dụng đậu phộng

Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp cho bạn các công dụng của đậu phộng đối với sức khoẻ cũng như những lưu ý khi sử dụng chúng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng để tránh gây ra phản ứng có hại bạn nhé!

  • Peanuts: 12 Health Benefits, Nutritions, And Possible Side Effects

    https://www.stylecraze.com/articles/amazing-health-benefits-of-peanuts/

  • Peanuts Nutrition Facts and Health Benefits

    https://www.verywellfit.com/peanuts-and-peanut-butter-are-good-for-your-diet-2506569

  • Peanuts: Uses, Benefits, Side Effects By Dr.Rajeev Singh

    Peanuts: Uses, Benefits, Side Effects By Dr. Rajeev Singh

  • 9 benefits of peanuts oil, types, and side effect

    https://www.stylecraze.com/articles/best-benefits-of-peanut-oil-for-skin-hair-and-health/

  • Peanuts 101: Nutrition Facts and Health Benefits

    https://www.healthline.com/nutrition/foods/peanuts

  • Eating too many peanuts? Here”s why you need to STOP now

    https://www.healthshots.com/healthy-eating/superfoods/peanuts-side-effects-of-eating-too-many-at-a-time/

  • Xem thêm 16 công dụng của đậu phộng (lạc) và các tác dụng phụ bạn nên lưu ý

    >>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất Meyer Organics Pvt. Ltd của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *