16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Rate this post

Ngủ quá nhiều có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như chứng ngủ rũ, bệnh tim, béo phì hoặc trầm cảm. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân ngủ nhiều để biết được phương pháp điều trị tình trạng này một cách hiệu quả nhé!

Bạn đang đọc: 16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Nên ngủ bao nhiêu giờ vào mỗi đêm?

Mức độ và nhu cầu ngủ có sự khác nhau nhất định tuỳ theo độ tuổi. Để đảm bảo đủ giấc ngủ hàng ngày, Tổ chức Giấc ngủ Mỹ đã đề xuất các thời gian ngủ lý tưởng để duy trì sức khoẻ và hiệu suất làm việc dành cho mỗi độ tuổi như sau:

  • Từ 0 – 3 tháng: Cần ngủ khoảng 14 – 17 giờ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngắn và giấc ngủ ban đêm.
  • Từ 4 – 11 tháng: Cần ngủ khoảng 12 – 15 giờ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngắn và giấc ngủ ban đêm.
  • Từ 1 – 2 tuổi: Cần ngủ khoảng 11 – 14 giờ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngắn và giấc ngủ ban đêm.
  • Từ 3 – 5 tuổi: Cần ngủ khoảng 10 – 13 giờ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ trưa và giấc ngủ ban đêm.
  • Từ 6 – 13 tuổi: Cần ngủ khoảng 9 – 11 giờ mỗi ngày.
  • Từ 14 – 17 tuổi: Cần ngủ khoảng 8 – 10 giờ mỗi ngày.
  • Từ 18 – 64 tuổi: Cần ngủ khoảng 7 – 9 giờ mỗi ngày.
  • Từ 65 tuổi trở lên: Cần ngủ khoảng 7 – 8 giờ mỗi ngày. [1]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Số lượng giờ ngủ mỗi đêm tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau

Ngủ bao nhiêu là nhiều?

Mức độ nhu cầu về giấc ngủ có thể khác nhau đối với từng người, tuy nhiên, nhìn chung một người trưởng thành khỏe mạnh nên ngủ khoảng 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.

Các chuyên gia tại bệnh viện Johns Hopkins cho biết nếu bạn thường xuyên cần ngủ hơn 8 hoặc 9 tiếng mỗi đêm để nghỉ ngơi mà khi tỉnh dậy vẫn thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.[1]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Ngủ hơn 8 – 9 tiếng mỗi đêm được cho là ngủ nhiều

Nguyên nhân gây ngủ nhiều phổ biến

Giấc ngủ bị gián đoạn

Mỗi đêm, cơ thể trải qua bốn hoặc năm chu kỳ khác nhau của giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) và giấc ngủ không REM. Những chu kỳ này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người ta cảm thấy tỉnh táo và năng động vào ngày hôm sau.[2]

Sự gián đoạn trong các chu kỳ giấc ngủ có thể gây ra tình trạng buồn ngủ và ngủ nhiều ở một số người. Các yếu tố có thể gây gián đoạn giấc ngủ có thể kể đến như:

  • Môi trường xung quanh: Có nhiều yếu tố gây phiền nhiễu, ví dụ như tiếng động (tiếng ngủ ngáy, em bé, hàng xóm,…) hoặc chăn đệm không thoải mái.[3]
  • Rượu bia và các chất kích thích: Các thành phần có trong những rượu, bia và chất kích thích gây gián đoạn giấc ngủ do tác động tiêu cực lên hệ thần kinh và các quá trình sinh hóa trong não khiến cơ thể khó vào giấc và giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Cảm giác đau: Làm cho người ngủ khó vào giấc và thức giấc nhiều lần trong đêm.
  • Hội chứng chân không yên: Làm rối loạn hệ thần kinh vận động, gây ra cảm giác thôi thúc được di chuyển chân khi đang thư giãn hoặc cố gắng ngủ.[3]
  • Nghiến răng: Có thể tạo ra tiếng ồn và cảm giác khó chịu, làm giảm chất lượng giấc ngủ và làm thức giấc nhiều lần trong đêm.[1]

Những tình trạng này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ra tình trạng mất ngủ hoặc giấc ngủ không đủ sâu, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và kém hiệu quả trong hoạt động hàng ngày.

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Môi trường xung quanh ồn ào có thể gây gián đoạn giấc ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng gây gián đoạn nhịp thở thường xuyên trong giấc ngủ. Hầu hết những người bị ngưng thở khi ngủ sẽ có ngủ ngáy, nghẹt thở vào ban đêm và mệt mỏi vào ban ngày.

Để bù đắp cho khoảng thời gian mất ngủ, họ có thể chợp mắt vào ban ngày và cố gắng ngủ lâu hơn vào ban đêm, nhưng điều này có thể dẫn đến tình trạng ngủ nhiều nhưng giấc ngủ không có hiệu quả.[4]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Hội chứng ngưng thở do tắc nghẽn đường hô hấp gây mệt mỏi, ngủ nhiều

Hội chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ là một tình trạng rối loạn hệ thần kinh có tác động đến khả năng ngủ, thức của con người. Người bị ngủ rũ sẽ thấy buồn ngủ dữ dội vào ban ngày và không thể kiểm soát được. Người bệnh có thể đột nhiên ngủ vào bất cứ thời điểm nào và trong bất kỳ hoạt động nào.

Ngoài cảm giác buồn ngủ, chứng ngủ rũ cũng có thể gây ra các vấn đề khác về giấc ngủ, bao gồm các triệu chứng suy giảm về thể chất và nhận thức. Mặc dù không quá phổ biến và không phải là bệnh lý đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, thế nhưng các đợt ngủ rũ có thể dẫn đến tai nạn và khiến người bệnh bị thương tích. [2]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Chứng ngủ rũ khiến người bệnh có thể đột nhiên ngủ vào bất kỳ thời điểm nào

Hội chứng rối loạn trì hoãn giấc ngủ

Hội chứng rối loạn trì hoãn giấc ngủ là một rối loạn nhịp sinh học hoặc đồng hồ sinh học của bạn dẫn đến việc thức giấc vào nửa đêm và gặp khó khăn trong việc thức dậy vào buổi sáng. Điều này dẫn đến tình trạng buồn ngủ cả ngày, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.[1]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Hội chứng rối loạn trì hoãn giấc ngủ gây thức giấc lúc nửa đêm

Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự động của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng tự động của cơ thể như nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa và hô hấp.

Khi có sự cố về hệ thống này, cơ thể có thể trải qua nhiều biến đổi không thể kiểm soát được, và điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của một số người. Họ luôn cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày, mất tập trung và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.[5]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của một số người

Hội chứng Kleine – Levin

Hội chứng Kleine – Levin là một tình trạng bao gồm các đợt mất ngủ cực độ tái phát kèm với các rối loạn tâm thần và hành vi. Mỗi đợt mất ngủ có thể kéo dài khoảng 10 ngày, có các trường hợp kéo dài từ vài tuần đến vài tháng và tái diễn nhiều lần trong năm.

Trong giữa các đợt, người bị mắc hội chứng Kleine – Levin duy trì sự tỉnh táo và hoạt động bình thường. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới trẻ tuổi và giảm dần trong 8 – 12 năm. Những người mắc hội chứng này luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.[6]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Hội chứng Kleine – Levin gây mất ngủ kéo dài

Trầm cảm và lo âu

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và trầm cảm là hai chiều. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất ngủ không chỉ là một triệu chứng mà còn là yếu tố nguy cơ của bệnh trầm cảm, lo âu.

Một nghiên cứu khác đã tìm thấy nhiều dạng rối loạn giấc ngủ là yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm, bao gồm chứng ngủ rũ, rối loạn nhịp sinh học và mất ngủ. Trầm cảm, lo âu kéo dài làm trầm trọng thêm cảm giác buồn ngủ suốt cả ngày.[2]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Chứng ngủ nhiều vừa là triệu chứng vừa là yếu tố nguy cơ của trầm cảm lo âu

Suy giáp

Tuyến giáp hoạt động kém có thể gây ra cảm giác buồn ngủ, ngay cả sau khi đã ngủ đủ thời gian cần thiết. Điều này có thể dẫn đến tình trạng buồn ngủ vào ban ngày, cảm giác chậm chạp, mệt mỏi.

Ngoài ra, suy giáp còn có những triệu chứng phổ biến khác bao gồm ớn lạnh, cơ thể suy nhược và tăng cân không rõ nguyên nhân.[2]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Suy giáp gây cảm giác buồn ngủ dù đã ngủ đủ giấc

Các vấn đề về hô hấp

Các vấn đề về hô hấp do hút thuốc, hen suyễn, béo phì hoặc nhiễm trùng kéo dài gây rối loạn giấc ngủ do tác động tiêu cực lên hệ thống hô hấp, làm gián đoạn quá trình thư giãn và chuyển đổi giữa các giai đoạn giấc ngủ.

Điều đó dẫn đến khó khăn trong việc vào giấc, duy trì giấc ngủ đủ sâu và ổn định, khiến người bệnh thường xuyên buồn ngủ và cần ngủ nhiều.[7]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Các cơn hen suyễn có thể gây gián đoạn giấc ngủ

Các cơn đau mạn tính

Các cơn đau mạn tính gây ngủ nhiều do chúng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vào giấc và giấc ngủ không đủ sâu. Cảm giác đau làm cho người bệnh thức giấc nhiều lần trong đêm và gây rối loạn giấc ngủ.[7]

Tìm hiểu thêm: 8 tác dụng của đại táo đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Các cơn đau mạn tính dẫn đến khó ngủ và ngủ không sâu giấc

Lạm dụng chất kích thích

Chất kích thích hoặc đồ uống chứa caffeine gây chứng ngủ nhiều do ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống thần kinh và quá trình điều chỉnh giấc ngủ. Những chất này tăng cường hoạt động của hệ thống thần kinh, làm giảm sự thư giãn và chuyển đổi giữa các giai đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. [5]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Uống cà phê trước khi đi ngủ dễ gây mất ngủ và ngủ không sâu giấc

Jet lag (Thay đổi múi giờ)

Jet lag là một ví dụ của rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học. Khi thay đổi múi giờ, cơ thể chúng ta không thể thích nghi ngay với chu kỳ sáng tối 24 giờ của môi trường mới đó. Ngay cả một vài giờ thay đổi cũng có thể làm lệch đồng hồ bên trong của một người, gây ra các vấn đề về giấc ngủ, trong đó có tình trạng ngủ nhiều.

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Thay đổi múi giờ có thể gây rối loạn nhịp sinh học dẫn đến ngủ quên, ngủ nhiều

Dùng một số loại thuốc

Nhiều loại thuốc có thể làm bạn mệt mỏi như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ, thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn beta.

Mặc dù một số trong số này có thể giúp ngủ ngon như thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống trầm cảm, nhưng các loại thuốc khác có thể gây gián đoạn lịch trình giấc ngủ đến mức trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn ngủ quá nhiều, hãy thảo luận với bác sĩ để xem liệu có thể thay đổi sang một loại thuốc khác hay không.[8]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Một số loại thuốc có thể gây gián đoạn giấc ngủ khiến bạn ngủ quá nhiều

Chế độ ăn uống

Sau khi ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate hoặc protein, bạn có thể cảm thấy mệt và buồn ngủ, do những chất này cần nhiều thời gian để cơ thể tiêu hóa. Ăn quá no cũng gây cảm giác mệt mỏi và chứng ngủ nhiều.

Để giảm tình trạng này, bạn hãy chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá gần giờ đi ngủ và tránh ăn quá nhiều thực phẩm gây mất cân bằng như đường hoặc mì gói.[8]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Ăn quá no trước khi đi ngủ gây cảm giác mệt mỏi và chứng ngủ nhiều

Di truyền

Giấc ngủ và nhịp sinh học của chúng ta được ảnh hưởng bởi các gen. Một số người có gen hiếm, đột biến ADN cho phép họ cảm thấy tỉnh táo dù chỉ ngủ 4 tiếng. Trong khi đó, hầu hết mọi người cần ít nhất 7 – 8 tiếng ngủ mỗi đêm để cảm thấy thư giãn và sảng khoái.[9]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Gen di truyền có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và nhịp sinh học

Chứng ngủ nhiều vô căn

Ngay cả sau khi đưa ra chẩn đoán đầy đủ, các bác sĩ cũng có thể không biết nguyên nhân của tình trạng ngủ nhiều. Hiện tượng này được gọi là chứng ngủ nhiều vô căn. Người mắc bệnh này có thể đơn giản là cảm thấy buồn ngủ quá mức và ngủ nhiều mà không có nguyên nhân cụ thể.[2]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Người mắc chứng ngủ nhiều vô căn luôn cảm thấy buồn ngủ không rõ nguyên nhân

Một số tác hại khi ngủ quá nhiều

  • Đau đầu: Ngủ quá nhiều có thể khiến bạn gặp nguy cơ bị đau nửa đầu hoặc đau đầu. Tương tự, ngủ trưa quá nhiều cũng gây khó khăn trong việc có giấc ngủ tốt vào buổi tối và dễ dẫn đến chứng đau đầu vào buổi sáng.
  • Uể oải, mệt mỏi: Ngủ nhiều nhưng luôn cảm thấy mệt mỏi có thể gây hậu quả tiêu cực cho cuộc sống như thay đổi tâm trạng, giảm khả năng nhận thức và tăng nguy cơ gặp tai nạn.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe trí não: Ngủ quá nhiều có thể gây tác hại đến khả năng nhận thức của não bộ. Điều này dẫn đến sự kém tập trung, suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các công việc hàng ngày.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch: Người ngủ từ 9 đến 11 giờ mỗi đêm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên đến 28%. Bên cạnh đó, ngủ quá nhiều có thể làm tăng mức đường trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Ngủ quá nhiều có thể làm cơ thể cảm thấy ì ạch, mệt mỏi, giảm chức năng miễn dịch và dễ căng thẳng hơn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, một yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ và tử vong.

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Người mắc chứng ngủ nhiều có thể bị suy giảm trí nhớ

Điều trị tình trạng ngủ nhiều

Chứng mất ngủ được điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Có hai phương pháp chính là sử dụng thuốc và thay đổi lối sống.

Phương pháp sử dụng thuốc bao gồm việc dùng các loại thuốc kích thích giúp bạn tỉnh táo. Nếu những loại thuốc này không hiệu quả, bạn có thể phải sử dụng thuốc kích thích tâm thần. Tuy nhiên, các loại thuốc này có nguy cơ gây tác dụng phụ cao.

Phương pháp thay đổi lối sống cũng rất quan trọng. Duy trì thói quen ngủ tốt giúp bạn ngủ sâu hơn và tỉnh táo hơn khi thức dậy. Các thói quen ngủ tốt bao gồm:

  • Thiết lập lịch trình ngủ đều đặn.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái (phòng tối, mát mẻ, gối và giường thoải mái).
  • Hạn chế sử dụng cafein và tập thể dục trước khi đi ngủ.[6]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Phòng ngủ thoáng đãng, mát mẻ giúp giảm chứng ngủ nhiều

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy buồn ngủ quá mức dù đã ngủ hơn 7 tiếng kèm theo một trong các dấu hiệu: Buồn ngủ nhiều lần trong ngày, ngủ hơn 9 tiếng nhưng vẫn không tỉnh táo, cảm thấy không tỉnh táo khi thức dậy đột ngột.
  • Có ít nhất 3 lần mất ngủ/tuần trong ít nhất 3 tháng.
  • Tinh thần suy giảm rõ rệt, giảm hứng thú với các hoạt động xã hội.

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Ngủ đủ giấc vẫn cảm thấy mệt mỏi là dấu hiệu đáng lưu tâm

Chẩn đoán

Nếu triệu chứng buồn ngủ kéo dài hơn sáu tuần, bạn nên đến thăm khám bác sĩ. Trước tiên, bác sĩ sẽ khám sức khỏe, kiểm tra thể lực, hỏi về thói quen ngủ và lối sống của bạn, các loại thuốc đã sử dụng và tiểu sử sức khỏe.[10]

Nếu việc ngủ quá nhiều không liên kết với các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể đề xuất các bài kiểm tra sau:

  • Đánh giá mức độ buồn ngủ của bạn trên thang điểm Epworth Sleepiness Scale: Bạn sẽ đánh giá mức độ buồn ngủ để giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về cách giấc ngủ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
  • Ghi nhật ký giấc ngủ: Bạn sẽ ghi lại các thói quen ngủ, chẳng hạn như lúc nào bạn đi ngủ, thức dậy và tần suất thức giấc, để bác sĩ có thể xem xét về thời lượng giấc ngủ. Bạn nên theo dõi giấc ngủ của mình trong một tuần trước khi đến cuộc hẹn với bác sĩ.
  • Tiến hành xét nghiệm polysomnogram: Bạn sẽ ở lại đêm tại bệnh viện và được kết nối với các thiết bị theo dõi hoạt động của não, chuyển động mắt, chuyển động chân, nhịp tim và nhiều thông số khác.
  • Thực hiện bài kiểm tra đo lường đa giác ngủ: Bài kiểm tra này thường được thực hiện vào ngày tiếp theo sau khi hoàn thành xét nghiệm polysomnogram. Nó đo lường giấc ngủ khi bạn ngủ vào ban ngày.

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

Ghi lại nhật ký giấc ngủ giúp bác sĩ chẩn đoán chứng ngủ nhiều

Các bệnh viện uy tín

Nếu có dấu hiệu ngủ nhiều, người bệnh nên đến thăm khám các chuyên khoa thần kinh hoặc tâm thần tại một số bệnh viện như:

  • TP.HCM: Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nguyễn Trãi,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân y 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Phòng ngừa hiện tượng ngủ nhiều

Để phòng ngừa việc ngủ quá nhiều, bạn có thể thực hiện một số hoạt động sau:

  • Đặt 1 – 2 báo thức.
  • Đi ngủ trước 12 giờ đêm.
  • Ăn sáng trong vòng 30 phút sau khi thức dậy.
  • Hãy nghĩ đến điều gì đó bạn mong chờ vào ngày hôm sau khi vào giấc ngủ.
  • Giảm sử dụng các thiết bị thông minh trước khi ngủ.
  • Đối diện với các cảm xúc tiêu cực trước khi đi ngủ thay vì trốn tránh.
  • Tăng cường tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Tìm một công việc mới và chọn lọc các mối quan hệ độc hại.[11]

16 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Bổ sung kẽm cho bé đúng cách, an toàn, hiệu quả bố mẹ không nên bỏ qua

Ăn sáng sau khi thức dậy 30 phút giúp giảm tình trạng ngủ nhiều

Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân ngủ nhiều. Đây vốn là hiện tượng không hiếm gặp và hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh và giữ cho tinh thần luôn được thư giãn, thoải mái, nên bạn không cần quá lo lắng nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *