17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Rate this post

Viêm lợi là tình trạng răng miệng mà ai cũng có thể mắc phải, với các biểu hiện như sưng đỏ, chảy máu chân răng nếu kéo dài có thể dẫn đến tụt lợi, mất răng. Tuy nhiên, tình trạng viêm lợi có thể cải thiện khi áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu những cách chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả nhé!

Bạn đang đọc: 17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Viêm lợi là? Dấu hiệu nhận biết viêm lợi

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi là tình trạng xuất hiện những dấu sưng, đỏ, có mảng bám và dễ chảy máu ở lợi. Bệnh này thường do vi khuẩn trong mảng bám và cao răng tồn tại lâu trong miệng gây ra.

Trong vòng 24 giờ, mảng bám tích tụ trên răng sẽ cứng lại và hình thành cao răng. Vi khuẩn phát triển chủ yếu từ mảng bám trên răng bao gồm cả mảng bám không thể nhìn thấy được bằng mắt thường gây viêm nhiễm ở lợi.

Viêm lợi là một tình trạng viêm nướu nhẹ. Khi không chăm sóc răng miệng đúng cách, tình trạng này có thể tiến triển thành viêm nha chu.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Viêm lợi là tình trạng xuất hiện những dấu sưng, đỏ, có mảng bám

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi

Một số dấu hiệu phổ biến giúp nhận biết viêm lợi như:

  • Lợi sưng và mất săn chắc.
  • Lợi tụt.
  • Lợi dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
  • Lợi thay đổi màu sắc, từ hồng hào đến nâu sẫm đỏ.
  • Thường xuyên bị viêm loét miệng.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Có cảm giác đau khi nhai.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Lợi bị sưng, mềm và chảy máu là dấu hiệu của viêm lợi

Nguyên nhân viêm lợi

Viêm lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, việc tìm đúng nguyên nhân sẽ giúp điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và nhận chỉ định điều trị phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm lợi thường gặp:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười vệ sinh là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm lợi.
  • Ăn nhiều đồ cay nóng có thể làm kích thích viêm lợi.
  • Hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi do ảnh hưởng đến sức khỏe nướu và hệ miễn dịch.
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh thường có thay đổi nội tiết tố, điều này có thể làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn và gây viêm lợi.
  • Một số bệnh như đái tháo đường, ung thư hay tác dụng phụ của thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và gây viêm lợi. [1] [2]

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Mảng bám bám trên răng do vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể gây viêm lợi

Cách chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả

Dưới đây chỉ là những cách làm giảm bớt triệu chứng viêm lợi và chỉ mang lại tác dụng trên một vài trường hợp khi đang cần trì hoãn khám bệnh. Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm nguyên nhân giúp điều trị triệt để tình trạng viêm lợi.

Súc miệng bằng nước muối

Muối là một nguyên liệu có sẵn trong mọi gia đình, có công dụng làm sạch và sát trùng các vết thương, ổ viêm nhiễm. Súc miệng bằng nước muối hằng ngày giúp làm dịu viêm lợi, dọn sạch ổ viêm.

Pha loãng 1 muỗng cà phê muối với 250ml nước ấm thành một dung dịch, súc miệng 3 lần/ngày. Đây là cách pha nước muối tại nhà đúng tỷ lệ, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. [1]

Súc miệng bằng tinh dầu sả

Súc miệng bằng tinh dầu sả được xem là một biện pháp tự nhiên có thể giúp cải thiện các vấn đề về răng miệng bao gồm viêm lợi, hôi miệng và sâu răng. Tinh dầu sả có chứa citral có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm trong khoang miệng.

Cách dùng tinh dầu sả trong điều trị viêm lợi như sau: pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu sả với nước, sau đó dùng để súc miệng 3 – 4 lần một ngày. [3]

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Tinh dầu sả có tính kháng khuẩn và chống viêm giúp điều trị viêm lợi hiệu quả

Dùng nha đam để chữa viêm lợi

Nha đam (tên gọi khác lô hội) có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, giải độc. Sử dụng nha đam sẽ làm dịu đi cảm giác đau rát khó chịu khi bị viêm lợi.

Cách dùng nha đam để chữa viêm lợi như sau:

  • Bước 1: Lá nha đam sau khi rửa sạch, đem cắt gọt vỏ bên ngoài ép lấy phần gel bên trong.
  • Bước 2: Có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng với nước.
  • Bước 3: Súc miệng với nước nha đam 3 lần một ngày sẽ giúp giảm cảm giác đau. [4]

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Gel nha đam có tác dụng kháng viêm giúp làm giảm viêm lợi rất hiệu quả

Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà chứa các hợp chất terpinen-4-ol, cineol, linalool,… có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi và cải thiện tình trạng viêm nướu, đau nhức và sưng đỏ.

Tuy nhiên, các đối tượng cần lưu ý trước khi dùng nước súc miệng bằng tinh dầu tràm trà đó là người mắc bệnh tiểu đường, hen suyễn, phụ nữ đang mang thai và cho con bú vì tinh dầu tràm trà có thể gây kích ứng da. Với các trường hợp trên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cách pha nước súc miệng bằng tinh dầu tràm trà như sau: Dùng một ly nước ấm sau đó nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu tràm trà, khuấy đều và súc miệng ngay, một ngày thực hiện vài ba lần. [5]

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Tinh dầu tràm trà điều trị viêm nướu tại nhà

Súc miệng bằng nước cây xô thơm

Súc miệng bằng nước xô thơm là một cách tự nhiên để làm sạch răng miệng. Nước xô thơm có chứa các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và vi trùng khỏi miệng. Điều này có thể giúp ngăn ngừa hôi miệng, sâu răng và các bệnh về lợi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá xô thơm tươi.
  • Bước 2: Đun lá xô thơm cùng với nước lọc trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Bước 3: Vớt lá xô thơm ra và để nguội nước.
  • Bước 4: Sau khi đã có nước xô thơm nguội, súc miệng trong khoảng 1 – 2 phút, mỗi ngày 2 – 3 lần.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Xô thơm giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và vi trùng khỏi miệng

Súc miệng bằng nước lá ổi

Ổi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá ổi có thể giúp điều trị các bệnh răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng,… Vì vậy nước súc miệng bằng lá ổi giúp loại bỏ mảng bám, kháng viêm, làm săn se niêm mạc miệng, cải thiện tình trạng viêm lợi. [6]

Để làm nước súc miệng từ lá ổi, nguyên liệu cần chuẩn bị là lá ổi đã rửa sạch, sau đó vò nát đem đun sôi với nước ở lửa nhỏ khoảng 15 phút và để nguội. Bạn nên súc miệng một ngày 2 – 3 lần với dung dịch này để cải thiện tình trạng bị viêm lợi.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Làm nước súc miệng bằng lá ổi để chữa viêm lợi

Trị viêm nướu răng tại nhà đinh hương

Đinh hương có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Vì vậy, đinh hương được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh, bao gồm viêm lợi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá đinh hương tươi.
  • Bước 2: Xay nhuyễn lá đinh hương đã được rửa sạch.
  • Bước 3: Vắt lấy nước cốt từ lá đinh hương đã xay nhuyễn.
  • Bước 4: Sau khi đã có nước cốt từ lá đinh hương, chấm trực tiếp lên vùng lợi bị viêm trong khoảng 1 phút, sau đó súc miệng lại với nước lọc ấm.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Đinh hương có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm

Trị viêm nướu răng tại nhà lá trầu không

Lá trầu không có chứa tinh dầu, chủ yếu là peta-phenol, chavicol và hợp chất phenolic khác có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Những hợp chất này giúp giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong viêm lợi.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Rửa sạch và giã nhuyễn lá trầu không, sau đó đun với nước và để nguội. Sử dụng dung dịch này để súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Cách 2: Giã nhuyễn lá trầu không cùng với muối, sau đó ngâm trong rượu trắng trong khoảng 15 phút và lấy nước. Dùng dung dịch này để súc miệng như cách trên.
  • Cách 3: Đắp trực tiếp lá trầu không đã được rửa sạch và giã nhuyễn lên vùng lợi bị viêm trong vòng ít nhất 30 phút.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Lá trầu không giúp giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong viêm lợi

Dùng dầu dừa trị viêm nướu răng tại nhà

Dầu dừa chứa axit lauric và monolaurin có khả năng diệt khuẩn và chống nấm men, giúp giảm viêm nhiễm, từ đó sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm lợi.

Ngoài ra, dầu dừa cũng có khả năng giảm tình trạng tích tụ các mảng bám trên bề mặt răng, một tác nhân chính gây ra bệnh viêm lợi và các vấn đề khác trong răng miệng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy khoảng 5 – 10ml dầu dừa.
  • Bước 2: Rửa miệng bằng dầu dừa trong thời gian từ 20 – 30 phút và hạn chế để dầu chạm đến họng.
  • Bước 3: Sau đó, súc miệng lại với nước.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Dầu dừa giúp giảm viêm nhiễm và chữa viêm lợi hiệu quả

Mật ong trị viêm lợi

Trong một nghiên cứu về bệnh viêm lợi đã cho thấy mật ong có tác dụng tương tự các loại nước súc miệng thông thường trong việc điều trị viêm lợi.[7]

Thoa một lượng vừa đủ mật ong lên vị trí viêm, sưng tấy sẽ giúp làm dịu tình trạng viêm, kháng khuẩn và giảm sưng viêm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh răng miệng và dùng khăn hoặc giấy thấm khô khoang miệng, đặc biệt là vị trí ổ viêm
  • Bước 2: Dùng tăm bông lấy một lượng mật ong nguyên chất thoa đều lên vị trí viêm, phần chân răng bị hở.
  • Bước 3: Giữ nguyên trong vòng 5 phút rồi súc miệng lại với nước ấm.
  • Bước 4: Thực hiện đều đặn hằng ngày để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Dùng lá lốt chữa viêm nướu răng tại nhà

Thành phần của lá lốt có chứa benzylacetat, alkaloid và beta caryophylen có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn và bảo vệ răng miệng tốt. Do đó, lá lốt được dùng để hỗ trợ điều trị viêm nướu rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá lốt và ngâm trong nước muối pha loãng để làm sạch và diệt vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Bước 2: Thái nhỏ và xay nhuyễn. Thêm 1 thìa muối và 100 ml nước ấm vào hỗn hợp lá lốt và tiếp tục xay.
  • Bước 3: Lọc để tách bã ra khỏi nước ép lá lốt.
  • Bước 4: Sử dụng nước ép để súc miệng hàng ngày từ 3 – 4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Abipha của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Lá lốt có khả năng kháng khuẩn và bảo vệ răng miệng tốt

Đắp gừng tươi

Gừng tươi là một loại thảo dược có tác dụng chống viêm và giảm đau giúp điều trị viêm lợi. Bên cạnh đó, gừng tươi có tính ấm, khi đắp gừng tươi đập dập lên nướu sưng có thể giúp giảm sưng tấy hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy một nhánh gừng tươi và làm sạch.
  • Bước 2: Đập nhẹ gừng để phá vỡ một số tinh dầu và chất kháng viêm tự nhiên.
  • Bước 3: Đắp gừng đã đập dập lên vị trí nướu bị sưng đỏ và giữ trong khoảng 10 – 15 phút.
    Bước 4: Làm lại quá trình này một lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Gừng tươi có tính ấm giúp giảm sưng lợi hiệu quả

Dùng tỏi để chữa viêm lợi

Tỏi là một loại gia vị có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc giúp ngăn ngừa và điều trị viêm lợi. Tỏi có chứa allicin, một hợp chất có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho nướu răng, giảm đau và sưng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy một củ tỏi và đập dập.
  • Bước 2: Trộn tỏi đã đập với một chút muối.
  • Bước 3: Đắp hỗn hợp lên phần nướu sưng đỏ.
  • Bước 4: Sau khi đắp, bạn có thể rửa sạch miệng để loại bỏ mùi tỏi.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Tỏi giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho nướu răng

Sử dụng chanh để chữa viêm lợi

Chanh chứa các flavonoid có tính chống oxy hóa và sát khuẩn mạnh giúp làm sạch vùng nướu, đồng thời làm giảm vi khuẩn và vi sinh vật trong khoang miệng.

Bên cạnh đó, axit citric và vitamin C trong chanh có khả năng sát khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm giúp giảm tình trạng đau răng và viêm lợi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy một quả chanh và cắt lát hoặc vắt nước cốt chanh.
  • Bước 2: Thoa nước cốt chanh trực tiếp lên vùng nướu sưng đỏ và massage nhẹ nhàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha nước cốt chanh với một chút muối và nước. Sử dụng dung dịch này để súc miệng cũng có thể làm giảm sưng lợi.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Chanh giúp làm giảm vi khuẩn và vi sinh vật trong khoang miệng

Dùng gel nghệ

Nghệ có chứa curcumin, một hợp chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa giúp giảm đau và sưng, đồng thời bảo vệ nướu răng khỏi các tác hại của vi khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy một lượng nhỏ gel nghệ và thoa lên vùng nướu bị viêm.
  • Bước 2: Để gel nghệ thẩm thấu vào nướu trong khoảng 10 phút.
    Bước 3: Sau đó, rửa sạch vùng nướu với nước và nhổ ra.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Nghệ giúp bảo vệ nướu răng khỏi các tác hại của vi khuẩn

Bài thuốc từ vỏ cây gạo và thạch xương bồ

Vỏ cây gạo và thạch xương bồ là hai loại thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với răng miệng.

  • Vỏ cây gạo có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm giúp ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu.
  • Thạch xương bồ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp làm mát cơ thể, giảm đau nhức và giúp răng trắng sáng hơn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 50g vỏ cây gạo và 50g thạch xương bồ.
  • Bước 2: Nấu vỏ cây gạo và thạch xương bồ với một ít nước, sau đó lọc nước ép.
    Bước 3: Ngậm nước sắc trong vài phút, rồi nhổ đi.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Vỏ cây gạo và thạch xương bồ giúp bảo vệ sức khoẻ răng miệng

Bài thuốc từ lá hương nhu và rau má

Lá hương nhu và rau má đều là những loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm đau và sưng. Do đó, chúng có thể được sử dụng để điều trị viêm lợi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá hương nhu 16g, rau má 24g, hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, đương quy 12g, đan sâm 16g, cam thảo 12g.
  • Bước 2: Sắc các nguyên liệu trên và lấy nước để uống, mỗi ngày nên sắc 3 thang uống trong 3 lần.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Lá hương nhu và rau má giúp giảm đau và sưng lợi

Lưu ý khi điều trị viêm lợi tại nhà

Tần suất chải răng

Tần suất chải răng phù hợp là đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Khi đánh răng, bạn nên chú ý làm sạch từng bề mặt của răng, bao gồm cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Ngoài ra, bạn nên đánh răng ít nhất trong khoảng 2 phút mỗi lần.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày

Lựa chọn nước súc miệng thích hợp

Nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách tối ưu để hạn chế viêm lợi. Bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây để lựa chọn nước súc miệng phù hợp:

  • Dùng nước súc miệng không chứa cồn.
  • Chứa các chất kháng khuẩn như cetylpyridinium chloride (CPC) hoặc chlorhexidine. Những chất này có khả năng giảm vi khuẩn trong miệng và ngăn chặn sự hình thành mảng bám.
  • Không chứa cồn giúp giữ ẩm và không gây kích ứng nướu.
  • Chứa fluorida sẽ giúp bảo vệ men răng, tăng cường chống sâu răng và tái cấu trúc men răng.
  • Một số nước súc miệng có các tính năng đặc biệt như làm hơi thở thơm mát, trắng răng hoặc giảm đau. Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, bạn có thể chọn nước súc miệng phù hợp.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với bạn.

Cách vệ sinh chăm sóc răng miệng

Việc vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa các vấn đề về nướu răng, sâu răng và giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên về vệ sinh răng miệng:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm mại và kem đánh răng chứa fluoride.
  • Đánh răng ít nhất trong 2 phút để đảm bảo loại bỏ hết mảng bám và vi khuẩn trên răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn mắc kẹt trong khoảng các khoảng hở của răng. [8]

Kết hợp massage nhẹ nhàng

Massage nhẹ nhàng vùng nướu có thể làm giảm cảm giác đau và khó chịu tạm thời trong trường hợp nướu bị viêm. Dưới đây là một số bước hướng dẫn về cách massage nhẹ nhàng vùng nướu:

  • Bước 1: Rửa tay sạch với xà phòng.
  • Bước 2: Sử dụng đầu ngón tay đặt lên vùng nướu bị đau, di chuyển đầu ngón tay lên xuống và theo vòng tròn nhẹ nhàng trên bề mặt nướu.
  • Bước 3: Massage trong khoảng 1 – 2 phút hoặc cho đến khi bạn cảm thấy giảm cảm giác đau.
  • Bước 4: Sau đó, rửa sạch miệng bằng nước sạch.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra nếu gặp các dấu hiệu sau:

  • Sưng đỏ lợi kéo dài trên 1 tuần.
  • Chảy mủ hoặc chảy máu chân răng.
  • Đau lợi khi nhai khiến người bệnh ăn uống kém, mệt mỏi.
  • Hôi miệng kéo dài dù đã đánh răng hay vệ sinh răng miệng kỹ.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị nếu có dấu hiệu bất thường

Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh

  • Kiểm tra tình trạng răng miệng: thăm khám về màu sắc, độ phù nề niêm mạc lợi, lượng cao răng, mảng bám trên bề mặt răng và lưỡi.
  • Đo độ sâu túi nha chu: giúp đánh giá khả năng che phủ của lợi và xác định nguy cơ mất răng do viêm lợi tiến triển thành viêm nha chu.
  • Chụp X-quang: có thể đánh giá mức độ lan tỏa của viêm lợi, số lượng răng sâu và xác định có viêm tủy hay không.

17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Kiểm tra tình trạng của răng miệng giúp chẩn đoán viêm lợi

Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám

Bạn nên đến các trung tâm y tế gần nhất hoặc các khoa tai mũi họng của các bệnh viện uy tín thăm khám và chữa trị để đạt kết quả tốt nhất:

  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E Hà Nội, Viện Y học cổ truyền Trung ương,…
  • Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Nhiệt đới, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…

Trên đây là tổng hợp các phương pháp điều trị viêm lợi tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt. Nếu bạn gặp phải tình trạng viêm lợi, hãy thử áp dụng một trong những cách trên nhé. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé!

  • Cách phòng ngừa viêm lợi

    https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/cach-phong-ngua-viem-loi?_101_INSTANCE_4IVkx5Jltnbg_viewMode=view

  • 6 cách chữa trị viêm lợi đơn giản

    https://benhvienthucuc.vn/6-cach-chua-tri-viem-loi-don-gian/

  • Can Aloe Vera Treat Gum Disease?

    Can Aloe Vera Treat Gum Disease?

  • Effectiveness of tea tree oil versus chlorhexidine in the treatment of periodontal diseases: a systematic review

    https://www.nature.com/articles/s41432-022-0259-6

  • Psidium guajava: A review on its potential as an adjunct in treating periodontal disease

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4127827

  • Effect of honey in preventing gingivitis and dental caries in patients undergoing orthodontic treatmen

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4095052

  • Four effective gingivitis home remedies

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/319268#best-practices-for-brushing-and-flossing

  • Xem thêm 17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

    >>>>>Xem thêm: Súp cua bao nhiêu calo? Ăn súp cua có mập không và các lưu ý khi ăn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *