17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Rate this post

Rau mồng tơi có tính mát nên được nhiều gia đình sử dụng để nấu canh trong những ngày hè nóng bức. Bên cạnh khả năng giải nhiệt cơ thể, loại rau này còn nhiều công dụng quý khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tác dụng của rau mồng tơi đối với sức khỏe nhé!

Bạn đang đọc: 17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Cải thiện tình trạng đau nhức xương

Theo Đông y, nguyên nhân chính của tình trạng đau nhức xương khớp là do tà khí xâm nhập vào gân cơ, xương khớp dẫn tới quá trình lưu thông khí huyết bị tắc nghẽn. Đối với người lớn tuổi bệnh còn do khí huyết hư, can thận hư, thoái hóa xương khớp, dính khớp hoặc cơ bị teo do tuổi tác.

Đau nhức xương khớp có thể sử dụng thuốc tây y để chữa trị. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thuốc quá nhiều và trong thời gian dài thì sẽ gây nên các tác dụng không mong muốn, đặc biệt là trong đường tiêu hóa.

Sử dụng rau mồng tơi chế biến thành món ăn ngon, bổ dưỡng là một trong những giải pháp cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả mà ít gây tác dụng phụ.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Mồng tơi giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp

Ngừa loãng xương

Hàm lượng canxi trong rau mồng tơi khá cao, người ta ước tính 44g mồng tơi (một bát nhỏ) cung cấp gần 55mg canxi. Việc bổ sung loại rau này thường xuyên giúp xương, răng và móng của bạn chắc khỏe hơn, giảm thiểu nguy cơ loãng xương và gãy xương ở người cao tuổi.

Tuy nhiên, bạn cần kết hợp ăn mồng tơi với đa dạng các loại thực phẩm khác giàu canxi, vì 1000 – 1200mg là lượng dùng khuyến cáo hàng ngày cho người Việt Nam.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Ăn mồng tơi thường xuyên giúp ngăn ngừa loãng xương

Hỗ trợ giảm chất béo, cholesterol

Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có tác dụng hấp phụ cholesterol trong lòng ruột. Do đó, cholesterol không thể hấp thu qua thành ruột vào máu. Người mắc bệnh béo phì muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó cung cấp ít calo (trong 100g chỉ chứa 19 kcal), lại thông tiểu, nhuận tràng và giảm được cả mỡ máu.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Mồng tơi hỗ trợ giảm chất béo, cholesterol

Chữa yếu sinh lý

Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào các kinh tâm, can, tỳ giúp lưu thông khí huyết, cải thiện chứng rối loạn chức năng tình dục.

Bài thuốc từ rau mồng tơi giúp cải thiện chức năng sinh lý nam thường bao gồm mồng tơi, rau ngót, rau má, lòng gà hoặc lòng vịt. Cho tất cả những nguyên liệu này vào nấu canh và sử dụng trong 1 bữa, dùng 2-3 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Rau mồng tơi giúp cải thiện chức năng sinh lý nam

Trị mụn nhọt

Mồng tơi chứa các loại vitamin nhóm B và các chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin C có tác dụng giảm tình trạng mụn sưng đỏ, chống viêm và sát khuẩn, nhờ đó làm giảm nguy cơ mụn tái phát.

Cách làm:

  • Giã nát lá mồng tơi đắp ngoài da ở vị trí sưng viêm do mụn nhọt.
  • Để khoảng 20 phút rồi dùng khăn lau cho sạch.

Thực hiện đều đặn hàng ngày để sát trùng, giúp các vết thương do mụn nhanh lành lại.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Mồng tơi giúp trị mụn nhọt

Trị mụn trứng cá

Việc dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hàng ngày giúp dưỡng da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả, giải nhiệt trong mùa nóng. Các chất chống oxy hóa có trong mồng tơi như vitamin C, A còn giúp chống viêm, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng do các vi sinh vật từ môi trường xâm nhập vào vết mụn.

Bạn hãy giã nát rau mồng tơi và diếp cá với tỷ lệ bằng nhau. Sau đó lọc lấy nước cốt thoa lên khu vực bị mụn 3-4 lần/tuần.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Mồng tơi trị mụn trứng cá, rôm sảy

Chữa bệnh trĩ

Mồng tơi chứa nhiều chất xơ, sắt và vitamin B3, có tác dụng hạn chế tổn thương ở búi trĩ, ngăn ngừa táo bón và đặc biệt phù hợp với bệnh nhân thường xuyên đại tiện ra máu.

Bạn hãy giã nát rau rồi đắp trực tiếp vào búi trĩ trong khoảng 30 phút, thực hiện cách ngày. Hoặc có thể nấu canh rau mồng tơi với cá diếc, cua đồng hoặc tôm ăn khoảng 2-3 lần/tuần để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Mồng tơi giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhẹ

Chữa say nắng

Say nắng là hiện tượng phổ biến vào mùa hè, khi bị say nắng bạn có thể áp dụng bài thuốc nhân gian để chữa trị. Mồng tơi có tác dụng giải nhiệt, bạn hãy giã nát lá mồng tơi rồi đắp lên trán người bệnh, để bệnh nhân nằm nơi thoáng mát, nghỉ ngơi một lúc sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Mồng tơi có tác dụng giải nhiệt rất tốt, dùng để chữa say nắng

Chữa nám, thâm da

Lá mồng tơi có tác dụng lưu thông khí huyết, từ đó cung cấp các dưỡng chất, vitamin cần thiết đến tái tạo lại làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, trong thành phần của rau mồng tơi rất giàu các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự phá hủy tế bào và sản sinh bất thường melanin gây ra hiện tượng nám da, lão hóa.Bạn hãy lấy lá mồng tơi rửa thật sạch, giã nhuyễn, sau đó đắp lên da sẽ giúp da giảm thâm, nám đáng kể.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Mồng tơi chữa nám, thâm da hiệu quả

Chống oxy hóa, cải thiện thị lực

Vitamin A rất cần thiết cho thị lực và sức khỏe của mắt. Retinol (dạng hoạt hóa của vitamin A) sau khi kết hợp với một loại protein trong cơ thể sẽ tạo thành rhodopsin, một chất cần thiết cho khả năng phân biệt màu sắc và nhìn trong bóng tối.

Nó cũng giúp bảo vệ và duy trì giác mạc, đây là một lớp màng mỏng bao phủ bề mặt mắt và bên trong mí mắt của bạn.Chính vì các tác dụng nêu trên, việc bổ sung đủ vitamin A là cần thiết nhằm phòng ngừa nguy cơ mắc đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực, đặc biệt ở người cao tuổi.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Rau mồng tơi chứa các chất chống oxy hóa giúp cải thiện thị lực

Nâng cao hệ miễn dịch

Người ta ước tính 100g lá mồng tơi chứa tới 102 mg vitamin C. Hoạt chất vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật, chống viêm nhiễm do vi sinh vật có hại và giảm thời gian mắc bệnh.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Mồng tơi giúp tăng cường hệ miễn dịch

Chữa hơi thở nóng, có mùi khó chịu

Mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giúp trị chứng nóng trong, hơi thở nóng, thở phì phò qua mũi. Nếu bạn bị tình trạng như vậy, hãy thử nấu canh rau mồng tơi cùng cua đồng ăn vào buổi trưa hè, món ăn này sẽ giúp tiêu nội nhiệt và giảm chứng thở nóng khó chịu.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Mồng tơi trị chứng nội nhiệt khiến hơi thở nóng, thở phì phò qua mũi

Chữa đầy bụng, ăn không tiêu

Chất xơ và chất nhầy pectin trong rau mồng tơi giúp kích thích nhu động ruột, giảm chứng đầy bụng khó tiêu. Theo Y học cổ truyền, loại rau này có tác dụng thanh trừ thấp nhiệt ứ trong trường vị, giúp cho hoạt động bài tiết diễn ra thuận lợi hơn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Alzheimer’s có chữa được không?

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Chất xơ và chất nhầy trong mồng tơi giúp kích thích nhu động ruột, giảm chứng đầy bụng khó tiêu

Tăng lượng sữa đáng kể cho sản phụ

Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ thường yếu, mất máu và các chất dinh dưỡng. Do vậy, trong chế độ ăn hàng ngày cần tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu. Bên cạnh đó, một chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, khoa học sẽ giúp người mẹ nhanh chóng hồi phục thể lực và có đủ sữa cho con bú.

Rau mồng tơi chứa các vitamin A, vitamin B3, sắt và acid folic giúp bổ máu, làm tăng lượng sữa nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Mồng tơi giúp tăng lượng sữa đáng kể cho sản phụ

Ổn định huyết áp và kiểm soát cân nặng

Chất nhầy pectin và chất xơ trong rau mồng tơi giúp giảm mỡ máu, giảm lượng đường trong máu, gây cảm giác no lâu và giảm sự thèm ăn. Hơn nữa, lượng calo trong loại rau này lại rất thấp. Chính vì vậy, mồng tơi rất phù hợp cho các đối tượng cao huyết áp, tiểu đường, béo phì hoặc người đang có nhu cầu giảm cân.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Ăn rau mồng tơi góp phần kiểm soát huyết áp ổn định

Thanh nhiệt, giải độc cơ thể và chữa táo bón

Chất xơ và magie trong rau mồng tơi có tác dụng kích thích nhu động ruột, giảm táo bón hiệu quả. Chất xơ hòa tan là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, giúp hệ vi khuẩn hoạt động tốt trong hệ tiêu hóa.

Hơn nữa, chất xơ hòa tan có thể hút nước, làm cho phân mềm hơn, giúp cho việc đào thải diễn ra thuận lợi, dễ dàng và tránh nguy cơ ung thư đại tràng.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Chất xơ và magie trong rau mồng tơi có tác dụng giảm táo bón hiệu quả

Bổ sung sắt và canxi

Sắt và canxi là hai nguyên liệu quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống xương khớp, các tế bào trong hệ miễn dịch, tế bào máu và thần kinh. Mồng tơi có chứa hàm lượng sắt và canxi khá cao, lại lành tính không độc, vì vậy khi bé đến độ tuổi ăn dặm thì có thể cho bé ăn loại rau này.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Mồng tơi chứa hàm lượng sắt và canxi cao

Ai không nên ăn rau mồng tơi?

Những người hấp thu kém

Những người hấp thu kém không nên ăn rau mồng tơi bởi mồng tơi chứa hàm lượng lớn axit oxalic. Chất này có khả năng kết hợp với canxi và sắt khiến cơ thể không thể hấp thụ hai chất dinh dưỡng quan trọng này.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Những người hấp thu kém không nên ăn mồng tơi

Những người mới lấy cao răng

Việc lấy cao răng giúp loại bỏ các mảng thức ăn bám dính, tích tụ trên răng. Tuy nhiên, những ngày đầu sau khi lấy cao răng, men răng của bạn sẽ yếu đi, răng dễ bị tác động bởi thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc các chất có trong thành phần thức ăn, nước uống.

Rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau kết hợp với canxi trên răng. Vì vậy, những người mới lấy cao răng không nên ăn mồng tơi trong 1 – 2 tuần đầu.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic tạo phức với canxi trên răng

Người bị sỏi thận

Rau mồng tơi chứa nhiều purin khi hấp thụ qua cơ thể sẽ tạo thành axit uric làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi có khả năng liên kết với canxi trong máu, lắng đọng tại thận gây sỏi thận. Tốt nhất những người đã bị sỏi thận nên hạn chế ăn loại rau này.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Những người bị sỏi thận nên hạn chế ăn mồng tơi

Người đau dạ dày

Người đau dạ dày không nên ăn nhiều rau mồng tơi bởi lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Người đau dạ dày không nên ăn nhiều rau mồng tơi

Người đang bị tiêu chảy

Mồng tơi có tính hàn, giúp nhuận tràng tiêu thũng. Người bệnh đang bị tiêu chảy mà ăn các món ăn chế biến từ mồng tơi sẽ càng làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Mồng tơi có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy

Lưu ý khi dùng rau mồng tơi

Rau mồng tơi kỵ với gì?

Loại rau này tương kỵ với thịt bò. Khi kết hợp với nhau sẽ làm giảm tác dụng nhuận tràng của mồng tơi, đồng thời gây đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, bạn cũng không nên kết hợp phô mai với rau mồng tơi. Cả hai loại thực phẩm này đều giàu đạm nên khi ăn chung sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho đường ruột.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Thịt bò có thể làm giảm tác dụng nhuận tràng của mồng tơi

Tác hại khi dùng không đúng cách

Mồng tơi tuy có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể gây ra một số tác hại như:

  • Cản trở khả năng hấp thụ sắt và canxi của cơ thể do chứa nhiều axit oxalic.
  • Làm tăng nguy cơ bị sỏi thận nếu ăn quá nhiều.
  • Gây hình thành mảng bám trên răng.
  • Do chứa lượng chất xơ lớn, ăn nhiều mồng tơi có thể khiến dạ dày bị khó chịu.
  • Rau mồng tơi làm tăng axit uric trong máu do trong thành phần chứa nhiều nhân purin, tăng nguy cơ tạo sỏi thận và bệnh gút.
  • Gây lạnh bụng, tiêu chảy khi ăn nhiều.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

Ăn nhiều mồng tơi có thể tăng nguy cơ mắc bệnh gút

Lưu ý và thận trọng

  • Nên phối hợp mồng tơi cùng với các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để giảm bớt tính hàn của vị thuốc.
  • Các món ăn từ rau mồng tơi nên ăn hết trong ngày. Trước mỗi bữa ăn nên hâm nóng lại để giảm tính hàn. Tránh để qua đêm gây biến chất, ngộ độc.
  • Chọn rau mồng tơi sạch, không nhiễm các chất bảo vệ thực vật để dùng. Loại rau không nhiễm hóa chất thường có thân, lá nhỏ, hơi cứng. Ngược lại, rau nhiễm hóa chất thường có thân to mập, ngọn vươn dài, lá to và xanh mướt nhìn rất bắt mắt.

17 tác dụng của rau mồng tơi và tác hại khi dùng sai cách bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh thế giới 2023

Các món ăn chế biến từ rau mồng tơi nên ăn hết trong ngày

Trên đây là bài viết về tác dụng của rau mồng tơi cũng như các lưu ý khi ăn. Nếu bạn thấy hữu ích, đừng quên chia sẻ thêm cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

Nguồn: Bvnguyentriphuong, Benhvienquan11

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *