3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ phụ huynh nên chú ý

Rate this post

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm ở trẻ gây sốt, khó chịu và đau do các vết loét trong miệng. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng để có các biện pháp điều trị và phòng bệnh sớm nhất nhé!

Bạn đang đọc: 3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ phụ huynh nên chú ý

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh tay chân miệng gồm có: sốt, xuất hiện tổn thương ở trên da ở các vị trí như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông và các tổn thương trong miệng,…

Bệnh tay chân miệng tùy vào từng giai đoạn mà các dấu hiệu nhận biết cũng khác nhau như:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài khoảng 3 – 6 ngày. Lúc này các dấu hiệu bệnh không rõ ràng, các triệu chứng thường có như sốt rất nhẹ, đau họng, chán ăn, trẻ có vẻ kém linh hoạt hơn.
  • Giai đoạn khỏi phát: Trẻ xuất hiện một số triệu chứng dễ thấy như: sốt nhẹ (37,5 – 38°C) hoặc sốt cao (38 – 39°C), mệt mỏi, đau họng, đau rát ở miệng, chảy nước bọt, lười ăn, tiêu chảy.
  • Giai đoạn toàn phát: Trẻ bắt đầu có các triệu chứng điển hình cho bệnh như: phát ban dạng hồng ban có nước ở bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông; xuất hiện các bọng nước ở niêm mạc má, lợi và lưỡi khi vỡ tạo các vết loét; dấu hiệu toàn thân (rối loạn tri giác, mê sảng, co giật, nôn, khó thở, tay chân run rẩy) và lúc này trẻ cần được nhập viện ngay lập tức.

3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ phụ huynh nên chú ý

Vết loét ở miệng, phát ban trên cơ thể là các triệu chứng điển hình của tay chân miệng

Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng ở giai đoạn nặng

Có 3 triệu chứng điển hình xuất hiện rất sớm cảnh báo diễn biến của bệnh tay chân miệng. Nếu trẻ xuất hiện 1 trong 3 biểu hiện dưới đây thì cần được đi khám để được xử trí kịp thời:

  • Sốt cao, không đáp ứng với điều trị: Lúc này trẻ bị sốt cao trên 38,5°C kéo dài (trên 48 giờ) và việc sử dụng thuốc hạ sốt không có tác dụng. Đây là quá trình đáp ứng viêm xảy ra rất mạnh trong cơ thể, gây nên nhiễm độc thần kinh. Và trẻ lúc này ngoài thuốc hạ sốt chứa paracetamol, cần sử dụng thuốc hạ sốt mạnh hơn, ví dụ như thuốc có thành phần Ibuprofen.
  • Giật mình: Giật mình là dấu hiệu của nhiễm độc toàn thân. Biểu hiện của giật mình là trẻ giật nảy người, nâng hai tay hai chân, mở mắt nhìn lên rồi nhắm mắt thiu thiu. Ở tình trạng nặng, trẻ sẽ bị giật mình liên tục hoặc giật mình ngay cả lúc ngủ sâu. Tần suất giật mình có liên quan đến mức độ nặng và diễn tiến của tổn thương thần kinh, vì thế cha mẹ cần để ý nếu tần suất giật mình của trẻ tăng lên theo thời gian.
  • Quấy khóc dai dẳng, kéo dài: Trẻ lúc này quấy khóc rất nhiều, trẻ có thể ngủ khoảng 15 – 20 phút rồi tỉnh dậy khóc khoảng 15 – 20 phút sau đó lại ngủ tiếp. Lúc này cha mẹ giải thích là do các nốt trên miệng khiến trẻ bị đau, tỉnh dậy và quấy khóc. Nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm. [2]

3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ phụ huynh nên chú ý

Quấy khóc kéo dài là dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm

Cách điều trị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do vi-rút gây ra nên không có điều trị đặc hiệu. Nếu trẻ em bị tay chân miệng mức độ nhẹ, không có dấu hiệu cảnh báo, không có biến chứng thì có thể được điều trị ngoại trú tại nhà. Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể làm để hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Nếu trẻ bị loét miệng thì vệ sinh răng miệng là điều vô cùng cần thiết. Cha mẹ có thể dùng các loại gel chấm lên các vết loét trong khoang miệng để giảm đau cho trẻ, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn. Nếu loét miệng quá nhiều thì nên đi khám bác sĩ để được sử dụng kháng sinh để tránh gây bội nhiễm.
  • Hạ sốt: Khi bị tay chân miệng, trẻ rất dễ bị sốt. Lúc này phụ huynh có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ kèm các biện pháp làm mát cho cơ thể trẻ như lau người, chườm khăn tại các vị trí như cổ, nách, bẹn, trán để hạ nhiệt cơ thể cho trẻ, đồng thời kết hợp uống nhiều nước, mặc quần áo rộng.
  • Ăn uống phù hợp: Trong thời gian này trẻ bị loét miệng nên sẽ rất đau khi ăn, và thường sẽ bỏ ăn, quấy khóc khi ăn. Trẻ được khuyến khích nên ăn các món ăn nguội, mát, dễ nuốt và tránh các loại thức ăn cay, nóng, chua để không ảnh hưởng tới vết loét ở miệng. [3]

Tuy nhiên, vì tay chân miệng có thể diễn tiến nặng lên một cách nhanh chóng, và có thể có những biến chứng nguy hiểm nên nếu cha mẹ không chắc chắn về mức độ bệnh của trẻ, hoặc trẻ có các dấu hiệu trở nặng như đã nêu trên, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám và theo dõi sát trẻ, tái khám theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Tìm hiểu thêm: 13 nguyên nhân chậm kinh mà không có thai bạn nữ cần lưu ý

3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ phụ huynh nên chú ý

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ ngăn các vết loét có cơ hội lan rộng

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh dễ lây lan, vì thế bạn có thể ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho trẻ và những người xung quanh bằng những cách đơn giản sau:

  • Rửa tay: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và rửa dưới nước trong ít nhất 20 giây để loại bỏ các loại bụi bẩn hay vi khuẩn trên tay. Các loại nước rửa tay khô chứa cồn cũng được khuyến khích sử dụng khi không có xà phòng. Phụ huynh cũng nên hướng dẫn trẻ rửa tay hoặc để ý trẻ rửa tay.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Tay chân miệng là bệnh lây lan qua tiếp xúc và có thể lây thành dịch. Do đó, nếu trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh không nên cho trẻ đi học và chăm sóc tại nhà cho tới khi khỏi hẳn.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi, miệng: Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ không chạm tay vào các bộ phận như mắt, mũi và miệng để tránh bị lây nhiễm tay chân miệng.
  • Khử trùng vật dụng: Nếu trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh nên thường xuyên khử trùng bề mặt các vật dụng mà trẻ hay chạm vào hoặc các vật dùng chung như đồ chơi hay tay nắm cửa.

3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ phụ huynh nên chú ý

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân viêm mào tinh hoàn có thể bạn chưa biết

Rửa tay là bước đầu để phòng tránh tay chân miệng

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về những dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân miệng và các phương pháp ngừa bệnh như rửa tay, không tiếp xúc gần, khử trùng đồ vật để bạn bảo vệ gia đình trong những ngày thời tiết giao mùa. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *