4 dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cần lưu ý kịp thời

Rate this post

Bấm lỗ tai là một cách làm đẹp rất phổ biến hiện nay. Hầu hết sau khi bấm lỗ tai chúng ta sẽ được hướng dẫn cách vệ sinh tai sao cho đúng. Tuy nhiên, vẫn sẽ có vấn đề ngoài ý muốn, nhiễm trùng là tình trạng đáng lo ngại nhất. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai nhé!

Bạn đang đọc: 4 dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cần lưu ý kịp thời

Dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai

Chảy mủ

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi vết thương đang bị nhiễm trùng. Mủ xuất hiện là do khi vùng tai bấm lỗ bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ bạch cầu trung tính đến để tiêu diệt vi khuẩn. Trong quá trình này, một số bạch cầu trung tính và mô xung quanh khu vực bị nhiễm bệnh sẽ chết, tạo thành mủ chảy ra. Dịch mủ thường đặc có màu vàng đục hoặc vàng xanh, có mùi hôi khó chịu.

Tình trạng này có thể xuất hiện 3 – 4 ngày khi bấm lỗ tai. Tình trạng sưng đỏ tấy không thuyên giảm sau nhiều ngày.

4 dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cần lưu ý kịp thời

Vị trí bấm xuất hiện tình trạng chảy mủ

Ngứa rát

Cảm giác đau không giảm đi đồng thời xuất hiện cảm giác ngứa và rát ở vị trí vết thương. Bình thường tình trạng này chỉ kéo dài khoảng hai ngày, đỉnh điểm là ngày thứ hai sau khi bấm lỗ tai.

Tuy nhiên, nếu vết thương nhiễm trùng thì các biểu hiện trên sẽ ngày càng tăng lên kèm theo triệu chứng sưng, nóng, đỏ của viêm không thuyên giảm.

4 dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cần lưu ý kịp thời

Tai cảm giác ngứa và rát

Dị ứng

Nếu bị dị ứng sau khi bấm lỗ tai sẽ xuất hiện các biểu hiện như: đỏ, ngứa, sưng tấy, có thể khô da hoặc phát ban. Nếu xuất hiện những tình trạng này bạn nên đến khám bác sĩ để được kê đơn thuốc chống dị ứng.

Triệu chứng dị ứng không phải là triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm trùng, có thể gặp với tần suất tương đối ở những người bấm lỗ tai, nhất là những người dùng khuyên tai niken. Tuy nhiên cũng cần theo dõi những người có biểu hiện dị ứng vì tình trạng này có thể làm nặng thêm bệnh cảnh nhiễm trùng nếu đồng thời mắc phải cả hai cùng một lúc.

4 dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cần lưu ý kịp thời

Tình trạng dị ứng sau khi bấm lỗ tai

Sốt

Sốt là một dấu hiệu điển hình khi cơ thể đang có vùng bị nhiễm trùng. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động liên tục nhằm bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân lạ từ môi trường bên ngoài. Khi đó nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên tạo điều kiện bất lợi cho những vi khuẩn xâm nhập cơ thể nhưng đồng thời cũng làm chúng ta xuất hiện tình trạng sốt.

Tìm hiểu thêm: Cây chùm ngây là gì? 4 tác dụng của cây chùm ngây đối với cơ thể

4 dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cần lưu ý kịp thời

Bệnh nhân xuất hiện tình trạng sốt

Những vị trí nhiễm trùng thường gặp

Nhiễm trùng dái tai

Bấm lỗ tai là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng dái tai do nhu cầu làm đẹp.

Dấu hiệu thường gặp nếu có nhiễm trùng là sưng tấy, đỏ, ấn vào dái tai thấy đau, thậm chí chảy mủ. Khi đó bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

4 dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cần lưu ý kịp thời

Tình trạng nhiễm trúng dái tai

Nhiễm trùng sụn

Nhiễm trùng sụn và màng sụn ở vành tai. Đây cũng là một tình trạng phổ biến khi bấm lỗ tai ở vị trí vành tai. Triệu chứng cũng tương tự như nhiễm trùng dái tai như: đỏ, sưng tấy, nóng và rất đau. Thông thường nhiễm trùng sụn sẽ không ảnh hưởng đến dái tai.

Khi xuất hiện tình trạng này nên đến gặp bác sĩ để điều tri kịp thời tránh các biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe.

4 dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cần lưu ý kịp thời

Tình trạng nhiễm trùng sụn cần điều trị sớm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

  • Ớn lạnh hoặc sốt cao.
  • Sưng và đau nhiều ở dái tai hoặc sụn.
  • Mủ vàng chảy ra liên tục từ vị trí bấm lỗ tai.

4 dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai cần lưu ý kịp thời

>>>>>Xem thêm: Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Đến gặp bác sĩ khi có những biểu hiện trên

Chẩn đoán

Tình trạng nhiễm trùng rất nguy hiểm nên được chẩn đoán sớm và chỉ định kháng sinh phù hợp. Để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng, ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng trên thì xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm vi trùng học: Cấy máu, cấy bệnh phẩm hoặc soi nhuộm gram để nhận định xem vi khuẩn Gram (-) hay Gram (+) cho thêm một gợi ý về vi khuẩn đang nhiễm để chọn kháng sinh điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm sinh hóa: Định lượng các maker sinh học như C-Reactive, Protein (CRP), Procalcitonin (PCT).
  • Xét nghiệm huyết học: Làm công thức máu (công thức bạch cầu), xét nghiệm tốc độ lắng máu.
  • Phương pháp RT-PCR: Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán, nâng cao hiệu quả điều trị.

Các bệnh viện có thể thăm khám

Một số bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng bạn có thể tham khảo:

  • Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai (Nhà A5 – Khoa Tai Mũi Họng).
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Ngoài những bệnh viện trên, bạn có thể đến các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Bạn nên lưu ý những dấu hiệu nhiễm trùng khi bấm lỗ tai. Đừng quên chia sẻ đến người thân và bạn bè để mọi người cùng biết đến nhé!

Nguồn: WebMD, Cleveland Clinic.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *