Dâu tằm được biết đến với đặc tính chống oxy hóa và nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên loại quả này cũng có tác dụng bất lợi với cơ thể mà bạn cần phải lưu ý. Cùng tìm hiểu về tác hại của dâu tằm khi dùng nhiều nhé!
Bạn đang đọc: 4 tác hại của nước dâu tằm khi dùng nhiều – Lưu ý ăn dâu tằm bạn cần biết
Dâu tằm là loại quả mọng giàu chất dinh dưỡng
Contents
Ảnh hưởng chức năng của thận
Dâu tằm cũng chứa nhiều kali, chất không thể thiếu cho hoạt động bình thường của cơ thể. Nhưng nồng độ kali cao có thể dẫn đến mất nước, chảy máu trong và gây mệt mỏi, tê, buồn nôn, đau ngực, rối loạn nhịp tim và đánh trống ngực. Do đó, những người bị suy thận mãn tính phải hạn chế hoặc thậm chí tránh ăn dâu tằm. [1]
Nguy suy thận mãn tính không nên ăn dâu tằm
Cản trở sự hấp thu carbohydrate
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ báo cáo rằng các chất chiết xuất từ trà (bao gồm cả dâu tằm) dẫn đến tình trạng kém hấp thu carbohydrate. [2]
Đặc tính này của dâu tằm có thể cản trở sự hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng và dẫn đến những tác động có hại cho cơ thể.
Dâu tằm ảnh hưởng tới sự hấp thu tinh bột
Gây rối loạn tiêu hóa
Dâu tằm và các dẫn xuất của chúng có thể gây khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy và đầy hơi. [3]
Hơn nữa, mủ (nhựa màu trắng sữa) từ dâu tằm rất độc, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày nhẹ ở người.[4]
Dâu tằm có thể gây ra tình trạng tiêu chảy
Hạ đường huyết quá mức
Dâu tằm được biết là làm giảm lượng đường trong máu với các triệu chứng bao gồm đói, nhức đầu, mờ mắt, đổ mồ hôi nhiều, chóng mặt, lú lẫn và run. Trà dâu tằm ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn 90 phút kể từ khi uống. [5]
Chất chiết xuất từ lá dâu tằm, như alpha-glucosidase, có thể giúp trì hoãn quá trình tiêu hóa carbohydrate. Điều này có thể dẫn đến sự giảm đột ngột lượng đường trong máu, đặc biệt là ở những người đã dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
Dâu tằm có thể gây hạ đường huyết quá mức
Bạn có thể bị dị ứng với dâu tằm không?
Cây dâu tạo ra một lượng lớn phấn hoa khi mùa hoa đến, khiến những người bị dị ứng với dâu tằm khổ sở với các biểu hiện như sau:
- Sổ mũi.
- Ho.
- Sự tắc nghẽn.
- Hắt xì.
- Cổ họng ngứa ngáy.
- Ngứa mắt.
- Chảy nước mắt.
Các triệu chứng trầm trọng hơn nếu bạn bị hen suyễn. Khi số lượng phấn hoa cao, thì các triệu chứng dị ứng có thể trở nên tồi tệ hơn hoặc gặp nhiều triệu chứng hơn.
Quả và nước dâu tằm tuy hiếm gặp nhưng cũng có 1 số người dị ứng, bạn nên theo dõi và tránh sử dụng nếu có các dấu hiệu tương tự.
Tìm hiểu thêm: Các loại tinh dầu tràm tốt trên thị trường
Phấn hoa dâu tằm có thể gây dị ứng
Đối tượng không nên dùng dâu tằm
- Người có cơ thể suy yếu, ho do lạnh, ho không có đờm hoặc kèm nóng sốt.
- Bệnh nhân đại tiện lỏng.
- Người bị viêm tiết niệu hay bị chứng mộng tinh.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Người bị hạ huyết áp hoặc sau phẫu thuật. [6]
Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn dâu tằm
Lưu ý cần biết khi ăn dâu tằm
Không chọn quả chín nhũn
Khi quả dâu tằm chín nhũn có thể có hiện tượng vi khuẩn gây lên men từ đó xuất hiện các độc tố có hại cho sức khỏe như aflatoxin hay mycotoxin. Vì vậy, nên lựa những quả dâu tằm đạt đến độ chín vừa phải và phải bảo quản đúng cách, bạn có thể ăn gần 40 gam dâu tằm mỗi ngày.
Nên chọn quả dâu tằm tươi mọng nước thay vì quả bị chín nhũn
Ngâm rửa sạch trước khi ăn
Bên ngoài quả dâu tằm có chứa nhiều bụi bẩn và thuốc trừ sâu bên ngoài nên trước khi ăn nên ngâm rửa trái dâu tằm với nước muối loãng. Tốt nhất nên ngâm dâu tằm trong nước muối ít nhất 10 phút, sau đó rửa từ 2 – 3 lần cho sạch, rồi để ráo nước.
Nên ngâm dâu tằm với nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn và thuốc trừ sâu
Không ăn ngay sau bữa ăn
Không nên ăn dâu tằm ngay sau bữa ăn do lượng đường và chất xơ trong quả có thể hút nước vào ruột, gây ra tình trạng chướng bụng. Do vậy thời điểm thích hợp ăn dâu tằm là cách xa bữa ăn chính từ 30 phút – 1 tiếng.
Ngoài ra, cần hạn chế ăn dâu tằm khi còn đói bụng, ví có thể gây hạ đường huyết, dẫn tới hoa mắt chóng mặt.
Ăn dâu tằm ngay sau bữa cơm có thể gây chướng bụng
Bảo quản dâu tằm trong lọ thủy tinh
Trong quả dâu tằm có chứa tanin nên cần được bảo quản trong các lọ thủy tinh. Còn khi nấu nước dâu tằm hay chế biến thành các món ăn thì cần dùng nồi tráng men hoặc nồi inox đạt tiêu chuẩn.
>>>>>Xem thêm: 10 cách ăn uống giảm mỡ bụng bạn không thể bỏ qua!
Nên bảo quản nước dâu tằm trong lọ thủy tinh
Để hạn chế tác dụng phụ của dâu tằm bạn nên chọn quả chín vừa phải, ngâm rửa trước khi ăn, không dùng sau bữa ăn và bảo quản đúng cách. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!