Trong cuộc sống hàng ngày, sẽ đôi lúc bạn bị mắc phải ù tai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này thường hết nhanh chóng và có thể cải thiện tình trạng bằng cách bấm huyệt. Hãy cùng tìm hiểu một số cách bấm huyệt chữa ù tai nhé.
Bạn đang đọc: 5 cách bấm huyệt chữa ù tai hiệu quả có thể bạn chưa biết
Contents
Huyệt quanh tai
Đặt các đầu ngón tay của cả hai tay cách tai bạn khoảng 1cm. Nhắm mắt lại và cảm nhận những điểm hõm chính là các huyệt dọc theo sau tai và đặt đầu ngón tay của bạn vào từng vết lõm này.
- Huyệt Thính hội: Đây là huyệt nằm phía trước dái tai, được xác định bởi vị trí lõm khi bạn há miệng ra. Bạn sử dụng ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái để bấm huyệt trong thời gian khoảng 2 phút.
- Huyệt Thính cung: Huyệt này nằm phía trên huyệt Thính hội và được xác định nằm ở vị trí lõm ngang phía trước bình tai. Sử dụng ngón tay bấm vào huyệt này trong khoảng 2 phút.
- Huyệt Nhĩ môn: Vị trí huyệt này nằm ở vị trí lõm phía trước khe vành tai, bên trên huyệt Thính cung. Sử dụng ngón tay bấm huyệt với lực vừa đủ cho tới khi thấy bớt đau thì dừng lại. Mỗi lần thực hiện với thời gian khoảng 2 phút.
Các huyệt quanh tai
Huyệt đáy sọ và đỉnh đầu
Huyệt Phong trì có 2 huyệt và được xác định nằm ở vị trí chỗ lõm dưới xương chẩm, khi ấn vào bạn có thể thấy cảm giác tức nặng. Bấm huyệt Phong trì được xem như phương pháp hiệu quả giúp cải thiện chứng ù tai của người bệnh.
Cách thực hiện: Sử dụng hai ngón tay cái ấn vào hai huyệt này, đồng thời dùng bốn ngón tay còn lại sẽ ôm chặt lấy đầu. Sau đó bạn dùng lực day và bấm huyệt trong khoảng thời gian 2 phút.
Các huyệt đáy sọ và đỉnh đầu
Phía sau và bên dưới vành tai của bạn
Huyệt Ế phong được xác định ở vị trí lõm trung điểm của xương hàm dưới và xương chũm, sá với bờ dưới của dái tai khi ép vào sát xương. Bạn có thể sử dụng ngón tay trỏ và ngón tay giữa bấm huyệt Ế phong trong khoảng thời gian 2 phút.
Đặt ngón trỏ và ngón tay giữa của bạn bên dưới và bên dưới dái tai của bạn ở một vết lõm mềm và thường rất dễ chịu với bất kỳ loại áp lực nào. Giữ nhẹ cả hai bên khi bạn hít thở sâu trong 2 đến 3 phút.
Huyệt Ế phong
Dùng tay đưa đầu gối lên ngực
Dùng hai tay đưa đầu gối về phía ngực giữ ống quyển ngay dưới đầu gối. Hít vào khi bạn đưa đầu gối ra khỏi ngực và thở ra khi bạn đưa đầu gối về phía ngực.
Sau đó để đầu gối của bạn xuống nằm phẳng và duỗi thẳng cơ thể. Thực hiện quy trình này từ từ và lặp lại năm lần. Điều này làm phẳng đường cong ở lưng dưới, có thể làm giảm đau lưng dưới và tốt cho thận và giảm ù tai.
Dùng tay nâng đầu gối lên sát ngực
Điểm giữa rốn và xương mu
Huyệt Khí hải là một huyệt thường được sử dụng lưu thông khí huyết, hỗ trợ cải thiện tình trạng các bệnh hen suyễn, huyết áp và cả bệnh ù tai. Huyệt có vị trí nằm giữa rốn và xương mu của bạn. Giữ điểm này và hít thở sâu chậm. Hãy để bản thân đi vào trạng thái thư giãn sâu trong 5 đến 10 phút.
Tìm hiểu thêm: Uống nước đậu đen có tác dụng gì? 11 công dụng của đỗ đen với sức khỏe
Huyệt Khí hải
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi bạn gặp phải các dấu hiệu khó chịu trong tai hoặc ảnh hưởng nặng nề khả năng nghe và tác động không tốt đến quá trình sinh hoạt và làm việc của bạn thì hãy thăm khám bác sĩ ngay để có phương pháp can thiệp kịp thời.
Khi bạn xuất hiện các dấu hiệu ù hay khó chịu ở tai thì bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
Thông thường đối với bệnh ù tai, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cho bạn dựa trên khám lâm sàng, nội soi tai hoặc có thể kèm theo một số chẩn đoán hình ảnh.
Khám lâm sàng thì bác sĩ sẽ dựa vào thời gian khởi phát, tính chất ù tai (tiếng kêu, ù một hay cả hai bên tai,…) và những triệu chứng kèm theo.
Một số chẩn đoán hình ảnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện khi nguyên nhân có xác định như chụp CT sọ não, chụp MRI, chụp mạch não đồ nhằm tìm ra các nguyên nhân có thể dẫn đến ù tai.
Nội soi tai là một phương pháp để chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây ù tai
Tham khảo một số bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng
Nếu bạn có nhu cầu khám tai mũi họng thì có thể tham khảo một số bệnh viện, khoa phòng khám uy tín sau đây.
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương (Bệnh viện tai mũi họng tw), Bệnh viện Quân Y 108…
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Nexpharm của nước nào? Có tốt không?
Bệnh viện Tai mũi họng Thành phố Hồ Chí Minh
Trên đây là tổng quát về bệnh ù tai và những cách bấm huyệt có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh này. Nếu bạn thấy bài viết này hay và có ích thì hãy chia sẻ những thông tin này đến với mọi người xung quanh bạn nhé.
Nguồn: Acupressure