Đột quỵ khi ngủ thường khó được phát hiện sớm làm cản trở điều trị và làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. Cùng tìm hiểu về cách phòng chống đột quỵ khi ngủ qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 5 cách phòng chống đột quỵ khi ngủ được các Bác Sĩ khuyến nghị
Contents
Sự khác nhau giữa đột quỵ khi ngủ và đột quỵ khi tỉnh
Đột quỵ là bệnh lý có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, đột quỵ khi ngủ sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng hơn với đột quỵ khi tỉnh như:
- Thường xảy ra ở người cao tuổi nên lúng túng khi gặp biểu hiện bất thường.
- Khó phát hiện bệnh dẫn đến chậm trễ trong điều trị.
- Bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng như liệt nửa người, lú lẫn hoặc hôn mê, thậm chí tử vong.
Đột quỵ khi ngủ thường gặp ở người cao tuổi
Nguyên nhân dẫn tới đột quỵ khi ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đột quỵ khi ngủ, thường liên quan đến chế độ sinh hoạt bất thường như:
Do uống rượu trước khi ngủ nguy cơ cao đột quỵ khi ngủ
Sử dụng rượu bia thường xuyên vào bữa tối, trước khi đi ngủ sẽ tạo ra những tổn thương trên thành mạch. Vì thế, người bệnh dễ bị xơ vữa động mạch gây bít tắc dòng máu hoặc hình thành huyết khối dẫn đến đột quỵ.
Do thói quen ăn khuya
Ăn khuya không những gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu làm giảm chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa, nó sẽ khiến người bệnh dễ bị thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng tốc độ hình thành cục máu đông di chuyển lên não.
Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều
Dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống động mạch não, tuy nhiên người thường xuyên dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Do người bệnh phải việc thức quá khuya, thời gian ngủ ngắn hoặc mất ngủ gây nên.
Lo lắng, căng thẳng
Khi quá lo lắng, stress (căng thẳng) sẽ gây lên những tác động đến hệ thần kinh làm tăng huyết áp, nhịp tim nhanh và phản xạ giao cảm. Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày có thể làm yếu thành mạch dẫn đến đột quỵ.
Stress là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ khi ngủ
Yếu tố nguy cơ tim mạch
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não thường gặp ở những người có tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch do rối loạn lưu thông máu như:
- Xơ vữa động mạch.
- Tăng huyết áp.
- Rung nhĩ.
- Tiền sử nhồi máu cơ tim.
Người bệnh xơ vữa động mạch thường dễ bị đột quỵ khi ngủ
Huyết áp cao
Người bệnh có thể xuất hiện các cơn tăng huyết áp cấp cứu trong đêm nếu không uống thuốc đều đặn. Khi đó, áp lực máu lên các thành mạch là rất lớn khiến mạch máu não bị vỡ ra gây nên xuất huyết não.
Đột quỵ khi ngủ do tuổi cao
Người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ bị đột quỵ não trong đêm do có nhiều bệnh lý mạn tính và thường xuyên mất ngủ. Tuy nhiên, bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa dẫn đến tử vong cho người trẻ tuổi.
Tuổi cao cũng là một nguyên nhân gây bệnh
Cách xử trí đột quỵ khi ngủ
Người bệnh đột quỵ nên được chẩn đoán và xử trí sớm trong vòng 6 giờ đồng hồ để có thể can thiệp kịp thời. Khi phát hiện ra người thân bị đột quỵ, bạn nên thực hiện một số việc sau:
- Lập tức gọi cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
- Kiểm tra nhịp tim, nhịp thở của bệnh nhân và thực hiện hô hấp nhân tạo nếu có bất thường.
- Nới rộng quần áo để tăng cường khả năng hô hấp.
- Tháo toàn bộ răng giả cũng như không để người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì để tránh sặc vào đường thở.
- Giữ ấm cho bệnh nhân bằng khăn hoặc chăn.
Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ khi ngủ, bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức
Cách phòng chống đột quỵ khi ngủ
Bệnh đột quỵ rất nguy hiểm và để lại nhiều di chứng. Tuy nhiên, bạn và người thân có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh nếu áp dụng những biện pháp sau:
Đối với chế độ dinh dưỡng
Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ các chất, lành mạnh với sức khỏe và cải thiện các bệnh lý tim mạch như:
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh để bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa, các loại vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ thành mạch.
- Không ăn đồ nhiều dầu mỡ, cholesterol như gà rán, khoai tây chiên, nội tạng động vật.
- Hạn chế ăn khuya.
- Uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày cũng như ăn giảm muối để phòng ngừa tăng huyết áp.
Tìm hiểu thêm: Giải mã Hội chứng sương mù não sau COVID-19?
Ăn nhiều rau xanh có thể ngăn ngừa đột quỵ khi ngủ
Đối với sinh hoạt hàng ngày
Bạn nên xây dựng cho bản thân một lịch trình sinh hoạt hợp lý để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần, ngăn ngừa đột quỵ như:
- Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
- Tránh dùng cà phê, nước chè, các loại nước ngọt trong bữa tối để giảm tình trạng tiểu đêm gây mất ngủ, khó ngủ.
- Tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe.
Tập thể dục hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh hiệu quả
Trường hợp bệnh nhân đang điều trị bệnh
Những bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý tim mạch, huyết áp hay mỡ máu dễ mắc đột quỵ khi ngủ hơn những đối tượng khác. Do đó, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm túc theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như đến khám sớm nếu có biểu hiện bất thường.
Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ
Ngoài các biện pháp kể trên, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để hạn chế đột quỵ khi ngủ với các tác dụng như:
- Tăng cường tuần hoàn não, hỗ trợ tế bào thần kinh.
- Làm giảm mỡ máu để phòng ngừa xơ vữa động mạch.
- Điều hòa huyết áp và ổn định nhịp tim.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Các biểu hiện sớm của bệnh lý tim mạch, huyết áp hay yếu tố nguy cơ của đột quỵ có thể được phát hiện thông qua việc thăm khám sức khỏe. Do đó, bạn và người thân nên tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần kể cả khi không có triệu chứng bất thường.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những bất thường, ngăn ngừa bệnh
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu
Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm nếu phát hiện những biểu hiện sau:
- Đột ngột tê bì, yếu liệt nửa người.
- Miệng méo, nói ngọng hoặc không thể nói chuyện.
- Mắt nhắm không kín.
- Lú lẫn hoặc hôn mê.
Méo miệng là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ sớm
Các xét nghiệm, chẩn đoán
Nếu nghi ngờ đột quỵ khi ngủ, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng thì các bác sĩ sẽ chỉ định một số cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán như:
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não.
- Chụp cộng hưởng từ sọ não.
- Xét nghiệm máu.
- Siêu âm tim.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa mỏi mắt đơn giản tại nhà ai cũng có thể làm được
Chụp cộng hưởng từ sọ não có thể giúp chẩn đoán đột quỵ khi ngủ
Các bệnh viện chuyên khoa uy tín
Khi phát hiện người bệnh đột quỵ khi ngủ, bạn nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Nội, Tim mạch. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
- Tại Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân đội Trung ương 108, Bệnh viện E Trung ương.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được cách phát hiện, xử trí người bệnh đột quỵ khi ngủ cũng như biết được cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy chia sẻ thông tin này đến cho bạn bè và người thân của bạn nhé!