5 lưu ý khi dùng kháng sinh bạn cần cẩn trọng

Rate this post

Hiện nay, thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến đối với người dân Việt Nam. Bên cạnh những công dụng, nếu bạn sử dụng thuốc không đúng cách sẽ gây ra những tác hại, tác dụng phụ khôn lường. Hãy cùng tìm hiểu lưu ý khi dùng kháng sinh nhé!

Bạn đang đọc: 5 lưu ý khi dùng kháng sinh bạn cần cẩn trọng

Không dùng để điều trị các bệnh do virus gây ra như cảm, cúm

Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn chứ không phải đối với các loại lây nhiễm như virus, nguyên nhân của cảm cúm. Ngoài ra, mỗi nhóm kháng sinh chỉ tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định hay còn gọi là phổ tác dụng.[nguon title=”Using medication: Using antibiotics correctly and avoiding resistance
” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK361005/”][/nguon]

Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết sẽ không giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ.

Khi người bệnh cảm thấy khá hơn sau khi bị cảm, cúm lúc này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể đang tự phòng thủ, loại bỏ các yếu tố gây bệnh cho cơ thể người bằng các phản ứng miễn dịch. Vì vậy, việc làm dụng sử dụng thuốc kháng sinh trong các bệnh này hoàn toàn không có tác dụng.

5 lưu ý khi dùng kháng sinh bạn cần cẩn trọng

Không dùng để điều trị các bệnh do virus gây ra như cảm, cúm

Chỉ nên dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ

Nếu bác sĩ của bạn quyết định dùng thuốc kháng sinh là cách điều trị tốt nhất khi bạn bị bệnh thì bạn nên:

  • Uống đúng như lời bác sĩ dặn và uống theo các loại thuốc đã kê toa, bạn phải tuân thủ lời khuyên của bác sĩ là dùng kháng sinh như thế nào, thời điểm và dùng trong bao lâu.
  • Không chia sẻ thuốc kháng sinh của bạn với người khác.
  • Không dùng thuốc kháng sinh được kê đơn cho người khác.
  • Trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về những thuốc bạn đang dùng, tiền sử dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn của bạn.
  • Cung cấp thông tin đầy đủ liên quan các bệnh lý đi kèm, tình trạng có thai hoặc đang có nhu cầu có thai.

Liều lượng khuyến cáo chung của kháng sinh là 2-3 lần/ngày.

Bạn không nên tự ý uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ vì quá liều có thể dẫn tới các biến chứng về đường tiêu hóa. Điều này có thể trì hoãn việc điều trị tốt nhất cho bạn, thậm chí khiến bạn ốm nặng hơn hoặc gây ra tác dụng phụ.

5 lưu ý khi dùng kháng sinh bạn cần cẩn trọng

Chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ

Không được tự ý ngừng thuốc

Điều quan trọng nhất khi dùng kháng sinh là tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý ngừng thuốc khi bạn cảm thấy tốt hơn sau vài ngày.

Với nhiễm khuẩn nhẹ, đợt điều trị thường được kéo dài khoảng 5-7 ngày, nhưng với nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập như: màng tim, màng não, xương… thì đợt điều trị phải kéo dài hơn.

Việc điều trị dần cải thiện, triệu chứng bệnh đã giảm nhưng có thể vi khuẩn mới chỉ yếu đi và bạn có thể trở bệnh lại nếu bạn ngừng sử dụng thuốc kháng sinh sớm. Điều này đã gây nên tình trạng kháng thuốc.

Tìm hiểu thêm: Hãng sản xuất Korea Otsuka Pharmaceutical Co. Ltd của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

5 lưu ý khi dùng kháng sinh bạn cần cẩn trọng

Không được tự ý ngừng thuốc

Không dùng kháng sinh còn lại cho lần sử dụng sau

Bạn không nên dùng thuốc kháng sinh còn sót lại cho lần bệnh sau, bởi các yếu tố sau:

  • Thuốc đó có thể không phải là loại kháng sinh chính xác điều điều trị bệnh cho bạn.
  • Thuốc đó sẽ không đủ cho một liệu trình điều trị đầy đủ.
  • Thuốc đó có thể đã hết hạn sử dụng.
  • Lạm dụng kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại.
  • Có thể điều trị lần này không cần sử dụng kháng sinh, nếu bạn sử dụng sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
  • Không dùng kháng sinh còn lại cho lần sau sử dụng khi chưa chỉ định của bác sĩ.

5 lưu ý khi dùng kháng sinh bạn cần cẩn trọng

Không dùng kháng sinh còn lại cho lần sử dụng sau

Chỉ phối hợp sử dụng nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết

Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường, nên hạn chế phối hợp kháng sinh vì hiện tại đã có nhiều loại kháng sinh phổ rộng.

Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Ví dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm.

Kháng sinh thường có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa vì thuốc diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Tác dụng phụ hay gặp là nôn, tiêu chảy, táo bón, đau bụng…[2]

Khi dùng kháng sinh nếu bị các rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy thì phải dừng thuốc và liên hệ tới bác sĩ để có chỉ định phù hợp

5 lưu ý khi dùng kháng sinh bạn cần cẩn trọng

>>>>>Xem thêm: Phục hồi sức khoẻ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 kéo dài

Ngưng sử dụng thuốc ngay khi bị táo bón hoặc tiêu chảy

Bài viết trên đã đưa ra các lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *