Trầm cảm là rối loạn tâm lý phổ biến ở giới trẻ hiện nay, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng và trẻ hóa, gây nên các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thể chất, tinh thần và ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các bạn trẻ [1]. Vậy nguyên nhân nào khiến giới trẻ mắc bệnh trầm cảm? Cha mẹ cần quan tâm và lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: 5 nguyên nhân trầm cảm giới trẻ và các lưu ý cha mẹ cần quan tâm
Contents
Bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành viên nguy hiểm như thế nào?
Bệnh trầm cảm là một trong các chứng tâm thần phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì các triệu chứng diễn ra một cách lặng lẽ và âm thầm.
Ở mức độ trầm cảm nhẹ, người bệnh không bị ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe hay sinh hoạt hàng ngày, nên có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh mà không cần dùng thuốc bằng cách điều trị tâm lý, sự giúp đỡ của người thân,..
Ở mức độ trầm cảm nặng, người bệnh có thể biểu hiện mệt mỏi, chán chường và các triệu chứng xuất hiện liên tục, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt và thậm chí là tính mạng của họ.
Vì thế, người bệnh và cả những người thân bên cạnh cần phải quan tâm, chú ý để nhận biết được những sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ, lời nói, hành vi, từ đó kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách, giúp người bệnh tránh hình thành những suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt là hành vi tự sát. [2]
Trầm cảm ở giới trẻ là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Nguyên nhân trầm cảm ở giới trẻ
Nguyên nhân chính xác dẫn đến trầm cảm chưa được xác định rõ, nhưng từ những biểu hiện của người mắc trầm cảm, có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
Do yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bệnh trầm cảm có liên quan đến gen. Năm 2019, một nghiên cứu đã tìm thấy 102 biến thể trong bộ gen có liên quan đến chứng trầm cảm.
Theo các nghiên cứu khác, có tới 50% người bệnh trầm cảm có người thân cũng mắc bệnh tương tự. Các nghiên cứu về những cặp sinh đôi cùng trứng cho thấy nếu một người mắc bệnh, thì 60% đến 80% số người anh/chị/em cùng sinh cũng sẽ bị.
Tóm lại, trẻ có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị trầm cảm thì khả năng trẻ này có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 3 lần so với trẻ khác. [3]
Trẻ có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 3 lần trẻ khác nếu có người thân mắc bệnh này
Do yếu tố môi trường
Đối với trẻ em và đặc biệt là ở độ tuổi vị thành niên, các em đang trong quá trình quan sát, tìm tòi và học hỏi để phát triển.
Nếu trong giai đoạn này, trẻ phải tiếp xúc thường xuyên với người bệnh trầm cảm thì sẽ dễ bắt chước về hành vi, suy nghĩ không tích cực như: ít nói, ít hoạt động, tránh xa mọi người, buồn rầu, mệt mỏi,… và dẫn đến mắc bệnh trầm cảm, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. [3]
Ngoài ra, một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ không hòa thuận cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm ở trẻ em. Trẻ không nhận được sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc đầy đủ của bố mẹ, thường xuyên phải nghe những lời trách mắng, cãi vã khiến tâm trí trẻ mệt mỏi, lạc lõng, chán nản, lâu dần dẫn đến trầm cảm.
Gia đình không hạnh phúc cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm
Do những chấn thương về tâm lý
Những mất mát to lớn như mất đi người thân yêu, bị bỏ rơi, bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục, thậm chí là những sang chấn, chấn thương sau tai nạn,… có thể trở thành kí ức không thể quên, là nỗi ám ảnh dai dẳng, khiến trẻ luôn sợ hãi, lo âu, sống khép mình và không muốn giao tiếp, từ đó dẫn đến trầm cảm. [3]
Trẻ bị bạo hành dẫn đến ám ảnh tâm lý là nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm
Do áp lực học tập
Để phát triển bản thân, giới trẻ ngày nay không ngừng học tập, thi đua thành tích. Nhiều bậc phụ huynh đặt kì vọng quá cao mà tăng thời gian học, khiến trẻ không thể nghỉ ngơi, vui chơi với bạn bè. Trẻ không muốn phụ lòng bố mẹ nên phải ra sức học tập để có thành tích tốt hơn so với bạn bè trang lứa.
Những điều trên vô tình trở thành áp lực tâm lý đè nặng lên trẻ. Khi trẻ không đạt thành tích như mong muốn, nhiều phụ huynh không động viên, an ủi mà còn trách mắng, tức giận khiến trẻ tự ti, rụt rè, sợ hãi hơn và cuối cùng dẫn đến trầm cảm. [3]
Trẻ chịu áp lực học tập quá lớn sẽ dễ dẫn đến trầm cảm
Do bạo lực học đường
Trường học được xem như là ngôi nhà thứ hai của trẻ, nhưng đã có rất nhiều bài báo trên các phương tiện truyền thông đề cập đến tình trạng trẻ bị bắt nạt, ức hiếp, đánh đập, tẩy chay,… mà lại không thể nói với ai hoặc muốn giấu đi vấn đề của mình.
Nếu lúc này, các phụ huynh, thầy cô không chú ý, quan tâm sẽ khiến trẻ cảm thấy lẻ loi, lo âu, nhút nhát, mất niềm tin vào cuộc sống, gây nên trầm cảm và có thể dẫn đến những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. [3]
Trẻ bị bạo lực học đường sẽ mất niềm tin vào cuộc sống và dễ mắc trầm cảm
Nguyên nhân khác
- Sự phát triển của công nghệ: Trẻ em ngày nay được tiếp cận từ sớm với điện thoại, máy tính, máy chơi game,… khiến trẻ thích thú, khám phá và chìm đắm vào đó, từ đó trở nên thụ động, ít hoạt động, ít nói chuyện, ngại giao tiếp với người khác.
- Phân bố thời gian không hợp lý: nhiều bạn trẻ vừa học vừa làm để tự chăm lo cho bản thân. Nhưng nếu không thể cân bằng hai việc này có thể sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, kiệt quệ và mệt mỏi, chán nản và muốn từ bỏ tất cả mọi thứ.
- Do tính cách tâm lí: Trầm cảm thường xảy ra ở những bạn trẻ có tâm lý yếu, nhạy cảm và tiêu cực quá mức, không biết giao tiếp, chia sẻ mà chỉ chịu đựng một mình. Thế nên khi gặp vấn đề lớn dễ khiến họ có những suy nghĩ và hành vi nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: 11 tác dụng của nấm lim xanh tốt cho sức khỏe và cách dùng an toàn
Có nhiều nguyên nhân khiến giới trẻ ngày nay dễ bị trầm cảm
Các yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm ở giới trẻ
Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ra trầm cảm ở thanh thiếu niên, bao gồm:
- Gặp các vấn đề tác động tiêu cực đến lòng tự trọng, chẳng hạn như bị bạn bè trêu chọc, chế giễu, nói xấu.
- Từng là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực.
- Gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, rối loạn tăng động giảm chú ý.
- Mắc bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, HIV,..
- Lạm dụng rượu, nicotine hoặc các loại thuốc khác.
- Là người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính hoặc chuyển giới trong một môi trường không được hỗ trợ.
- Có cha mẹ, ông bà, anh chị hoặc người thân khác bị trầm cảm.
- Có người thân trong gia đình tự sát.
- Trải qua những sự kiện căng thẳng gần đây trong cuộc sống, chẳng hạn như cha mẹ ly hôn, hoặc người thân qua đời. [4]
Giới trẻ thường xuyên phải đối mặc với những nguy cơ trầm cảm
Dấu hiệu trầm cảm của trẻ
Trẻ có thể bị trầm cảm khi xuất hiện những triệu chứng sau đây:
- Cảm xúc tiêu cực: Trẻ thường cảm thấy buồn, trống rỗng, giận dữ, thất vọng hoặc lo lắng vì những lý do nhỏ nhặt.
- Mất hứng thú: Trẻ không còn thích thú hoặc vui vẻ với những hoạt động mà trước đây trẻ yêu thích.
- Suy nghĩ bi quan: Trẻ nghĩ rằng tương lai không có gì tốt đẹp, không có hy vọng hoặc giải pháp cho những vấn đề của mình.
- Tự trọng thấp: Trẻ không tin vào khả năng của mình, tự coi mình là vô dụng, tội lỗi hoặc xấu xí.
- Khó tập trung: Trẻ gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, ghi nhớ, quyết định hoặc học tập.
- Chống đối cha mẹ: Trẻ không nghe lời hay phản ứng tiêu cực khi cha mẹ yêu cầu, hướng dẫn trẻ làm việc.
- Giấc ngủ và ăn uống bất thường: Trẻ ngủ quá ít hoặc quá nhiều, ăn quá ít hoặc quá nhiều.
- Ý nghĩ tự tử: Trẻ có ý định, kế hoạch, hành động tự tử hoặc tự gây hại cho bản thân. [4]
Trẻ hay buồn chán, không còn thích thú là dấu hiệu trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc chứng trầm cảm
Cha mẹ cần làm gì khi nghi ngờ trẻ bị trầm cảm?
Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bố mẹ cần phải:
- Quan tâm, chú ý đến con nhiều hơn.
- Động viên con kết nối với xã hội: khéo léo đưa con đi vui chơi, du lịch, giao tiếp với xã hội.
- Giúp con củng cố về sức khỏe thể chất: tập thể dục, tập nhảy, chơi trò chơi cùng nhau.
- Tâm sự, chia sẻ, an ủi, động viên con, không nên trách mắng hay tức giận, giảm bớt áp lực đối với con của mình. [3]
Tập thể dục cùng nhau là cách bố mẹ giúp trẻ năng động, vui vẻ hơn
Phòng ngừa trầm cảm ở trẻ
Luôn lắng nghe, chia sẻ với trẻ và không để trẻ rơi vào trạng thái tiêu cực:
- Bố mẹ luôn phải quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với trẻ về mọi điều trong cuộc sống.
- Hướng dẫn con đặt mục tiêu phù hợp với khả năng.
- Không áp đặt quá nhiều kỳ vọng về học tập cho con. Không trách mắng, tức giận khi con làm sai mà phải nhẹ nhàng khuyên bảo, an ủi, động viên, phân tích đúng sai, không để con tự ti, xấu hổ, tự trách. [2]
Xây dựng thói quen tốt cho trẻ, đảm bảo đầy đủ tinh thần và vật chất
- Bố mẹ cần xây dựng một gia đình hạnh phúc và ấm áp, yêu thương và quan tâm con.
- Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh để trẻ noi theo: ngủ đúng giờ, ăn uống điều độ, rèn luyện sức khỏe, hoạt bát vui vẻ với hàng xóm,.. giúp trẻ hòa đồng, năng động, tránh buồn rầu, lo âu, trầm cảm. [2]
Bố mẹ nên cùng nhau xây dựng những thói quen tốt cho trẻ để tránh trầm cảm
Bổ sung dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ
Bố mẹ nên cho trẻ bổ sung vitamin và khoáng chất để giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chức năng thần kinh. Một số vitamin và khoáng chất quan trọng giúp phòng ngừa bệnh trầm cảm là:
- Vitamin B: giúp kích thích ăn uống, duy trì sự cân bằng của hệ thần kinh và sản sinh năng lượng cho cơ thể. Người trầm cảm thường thiếu vitamin B, đặc biệt là vitamin B1, vitamin B6, vitamin B9 và vitamin B12.
- Vitamin C: giúp hấp thụ acid folic, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và giảm căng thẳng.
- Vitamin D: giúp điều chỉnh tâm trạng, ngăn ngừa trầm cảm theo mùa và hỗ trợ sự phát triển của xương.
- Vitamin E: giúp bảo vệ tế bào khỏi sự hư hại bởi gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu.
- Canxi: giúp điều tiết tâm trạng và giảm lo âu.
- Magie: giúp ổn định tâm trạng, giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn và ngăn ngừa co giật.
- Kali: giúp duy trì cân bằng nước trong cơ thể, điều hòa áp lực máu và chức năng thần kinh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu ở trẻ cần đến gặp bác sĩ
Dấu hiệu đầu tiên của trầm cảm có thể nhận thấy đó là trẻ mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, trẻ có thể rối loạn về việc ăn uống, kém tập trung, kết quả học tập giảm sút, buồn bã, ít giao tiếp, dễ cáu giận, nóng tính,…
Khi phát hiện trẻ “bỗng dưng” có dấu hiệu mất ngủ hoặc có những thay đổi nói trên kéo dài hơn 2 tuần, bố mẹ cần lắng nghe, chia sẻ và tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để tìm cách xử lý. Nếu thấy khó khăn, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để các bác sĩ có chuyên môn đánh giá, thăm khám.[5]
>>>>>Xem thêm: Xì mũi ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trẻ đột nhiên cáu gắt, khó chịu, chống đối là dấu hiệu của việc trẻ đang gặp vấn đề tâm lí
Thăm khám xét nghiệm, chẩn đoán bệnh
Bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý của trẻ.
Trẻ cũng có thể được yêu cầu làm một số bài kiểm tra tâm lý để đánh giá mức độ trầm cảm. Bố mẹ khuyến khích trẻ nên trung thực và cởi mở khi trả lời các câu hỏi của bác sĩ để có được kết quả chính xác nhất.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho trẻ thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát để loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng giống như trầm cảm, ví dụ như thiếu máu, rối loạn tuyến giáp, rối loạn nội tiết.
Các bệnh viện chuyên khoa tâm lý, tâm thần uy tín
- Tại TP.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tâm thần TP.HCM; khoa Tâm thần kinh – bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Lão khoa Trung ương, bệnh viện Tâm thần Trung ương I,…
Hy vọng rằng những thông tin bổ ích trên đã cung cấp kiến thức về nguyên nhân gây trầm cảm ở giới trẻ để các bậc phụ huynh sẽ chú ý quan tâm đến con em mình hơn. Điều này có thể giúp trẻ phòng tránh những điều tiêu cực và phát triển tốt nhất về cả thể chất lẫn tinh thần!