Viêm ruột thừa cấp tính là căn bệnh nguy hiểm và thời gian diễn biến nhanh. Dưới đây là những thông tin cần thiết về triệu chứng viêm ruột thừa cấp cũng như những phương pháp điều trị hiện nay.
Bạn đang đọc: 5 triệu chứng và phương pháp điều trị viêm ruột thừa cấp tính nên biết
Viêm ruột thừa cấp là tình trạng nhiễm trùng ruột thừa
Contents
Các dấu hiệu, triệu chứng của viêm ruột thừa cấp tính
Đau bụng, buồn nôn, chán ăn
Đau bụng là các triệu chứng phổ biến nhất của viêm ruột thừa. Cơn đau trong viêm ruột thừa thường bắt đầu ở vùng bụng trên, quanh rốn. Sau 4 – 6 giờ, cơn đau lan xuống vùng hố chậu phải, đau âm ỉ, liên tục và có lúc trở nên dữ dội.
Những tác động liên quan tới khu vực này như: ấn vào chỗ đau, ho hoặc đi lại có thể làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
Cần lưu ý cơn đau bụng không điển hình ở nhiều bệnh nhân, có thể gây nhầm lẫn với đau bụng do các nguyên nhân khác, đặc biệt là người già và trẻ em.
Chán ăn, buồn nôn hay nôn chỉ xảy ra khoảng 75% bệnh nhân và không có các đặc điểm điển hình của riêng cho tình trạng viêm ruột thừa, người bệnh có thể bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa.
Đau vùng thượng vị, quanh rốn rồi khu trú hố chậu phải là triệu chứng phổ biến nhất
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa do viêm ruột thừa không phải là triệu chứng điển hình, dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa thông thường.
Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa bao gồm:
- Buồn nôn, nôn và chán ăn: Xảy ra với khoảng 75% bệnh nhân. Nôn có thể không xảy ra liên tục, chỉ khoảng 1 – 2 lần, cơn buồn nôn sẽ qua đi khi cơn đau chuyển xuống vùng hố chậu phải.
- Chướng bụng: Bụng đầy hơi hoặc căng ra. Cần cẩn trọng với triệu chứng này vì đây có thể là một dấu hiệu cho thấy ruột thừa đã bị vỡ.
- Tiêu chảy: Một số người có thể gặp phải tình trạng ruột bị kích thích quá mức khiến việc đi ngoài thường xuyên hơn. Nguyên nhân có thể là do tình trạng viêm ruột thừa đang kích thích phần cuối của đại tràng khiến nó hoạt động quá mức.
- Liệt ruột: Khi cơ thể chuyển hướng lưu lượng máu từ ruột đến ruột thừa, có thể khiến ruột tạm thời ngừng hoạt động, gây nên trạng thái liệt ruột.
Rối loạn tiêu hoá là triệu chứng không điển hình trong viêm ruột thừa cấp.
Mệt mỏi, khó chịu
Cơ thể bị mất sức, mệt mỏi hay khó chịu là hệ quả của việc đau bụng, buồn nôn, chán ăn kéo dài kết hợp với các triệu chứng khác của viêm ruột thừa.
Viêm ruột thừa cấp khiến cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu
Sốt
Bệnh nhân thường sốt nhẹ khoảng 38 độ C do tình trạng viêm nhiễm. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch đang tăng cường hoạt động để bảo vệ cơ thể hay tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể đang gia tăng hoặc sự nhiễm trùng đang có dấu hiệu lan rộng.
Sốt là biểu hiện của hệ miễn dịch đang tăng cường hoạt động để bảo vệ cơ thể
Các dấu hiệu tiết niệu
Ruột thừa bị viêm có thể kích thích các dây thần kinh nối với bàng quang. Từ đó dẫn tới các hiện tượng như đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp, khó nhịn tiểu,…[nguon title=”Symptoms
-Appendicitis” link=”https://www.nhs.uk/conditions/appendicitis/symptoms/”][/nguon][5]
Bệnh nhân có thể đi tiểu thường xuyên trong cơn viêm ruột thừa cấp
Phương pháp chẩn đoán
Khám lâm sàng
Khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể dùng tay ấn nhẹ vào vùng hố chậu phải. Nếu là đau ruột thừa, cơn đau sẽ nặng hơn khi bác sĩ bỏ tay ra, kết hợp với những triệu chứng lâm sàng điển hình như: sốt, chướng bụng, chán ăn, táo bón,… Lúc đó bác sĩ có thể đưa ra các hướng trị liệu phù hợp.
Xét nghiệm
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra số lượng bạch cầu và CRP, dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng.
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu, loại trừ nguyên nhân gây đau là nhiễm trùng tiểu hay sỏi thận.
- Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp X-quang bụng, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để giúp xác nhận viêm ruột thừa hoặc tìm các nguyên nhân khác gây ra cơn đau của bạn.[6][7]
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc và theo dõi bé sau khi tiêm phòng
Siêu âm bụng giúp chẩn đoán cơn đau do viêm ruột thừa
Phương pháp điều trị
Viêm ruột thừa được coi là một trường hợp khẩn cấp, vì vậy cần được điều trị tại phòng cấp cứu.
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm được coi là tiêu chuẩn vàng cho việc điều trị. Đây là phương pháp hiệu quả giúp điều trị dứt điểm tình trạng viêm ruột thừa.
Phẫu thuật cần được tiến hành càng sớm càng tốt do nguy cơ ruột thừa bị nhiễm trùng có thể bị vỡ và nguy cơ lây nhiễm sang khác cơ quan khác là rất cao.
Phẫu thuật nội soi là lựa chọn đầu tay cho phẫu thuật cắt ruột thừa trong mọi trường hợp trừ khi có chống chỉ định mổ nội soi. Đây là phương pháp được dùng nhiều nhất trong điều trị viêm ruột thừa vì nhiều ưu điểm vượt trội: thời gian hồi phục nhanh hơn, ít đau hơn, vết mổ nhỏ, phù hợp với cả những người có thành bụng dày.
Trong những ca viêm ruột thừa khó (bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch, COPD, hen,…) không thể thực hiện phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ chuyển sang phương pháp truyền thống, an toàn và phù hợp nhất là mổ mở. Phương pháp này có diện tích xâm lấn lớn, để lại sẹo, thời gian phục hồi lâu hơn so với mổ nội soi.
Phương pháp phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ mở trong điều trị viêm ruột thừa cấp.
Điều trị bằng thuốc
Thuốc sử dụng trong viêm ruột thừa nhằm mục đích điều trị các đám quánh ruột thừa, tránh cho tình trạng nhiễm trùng lan sang các khu vực lân cận. Do đó, thuốc cần được sử dụng song song với phương pháp phẫu thuật.
Cần lưu ý không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ, vì việc sử dụng thuốc trong giai đoạn cấp có thể làm lu mờ triệu chứng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị.
Thuốc không phải là phương pháp dự phòng hay trị dứt điểm viêm ruột thừa cấp
Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ruột thừa
Trong sinh hoạt và sử dụng thuốc
- Có thể sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để giảm đau vết mổ bệnh nhân có thể dùng túi chườm lạnh chườm nhẹ nhàng lên xung quanh vết mổ.
- Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng để đẩy nhanh quá trình hồi phục, tránh hiện tượng dính ruột. Bệnh nhân không nên mang vác vật nặng hay thực hiện các hoạt động gắng sức.
- Vệ sinh vết mổ tại nhà nhẹ nhàng: sử dụng các loại dung dịch vệ sinh như nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn,… thấm vào băng gạc và lau nhẹ nhàng phía bên ngoài vết mổ.
- Tránh tiếp xúc với nước quá lâu (tắm bồn, tham gia các hoạt động dưới nước) trong vòng 1 tháng cho tới khi vết mổ lành hẳn.
- Mặc quần áo thoải mái, tránh đồ bó sát gây kích ứng da quanh vị trí vết mổ.
- Bảo vệ bụng khi ho bằng cách đặt một cái gối trước bụng, đè vào khi ho, cười hoặc xoay người để giảm đau và tránh làm hở miệng vết thương.
- Vết sẹo sẽ liền lại sau 4 – 6 tuần và sẽ mềm, nhạt dần theo thời gian, có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trị sẹo, làm mờ sẹo để hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn.
Vệ sinh vết mổ nhẹ nhàng tại nhà bằng nước muối sinh lý
Trong chế độ ăn uống
- Chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ trong ngày: 6 – 8 bữa/ngày, nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón hoặc bổ sung các vitamin và khoáng chất để tăng đề kháng như vitamin C, kẽm,…
- Uống nhiều nước và tránh thức uống chứa cafein, thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ,… để tránh táo bón sau phẫu thuật.[8]
Phòng ngừa viêm ruột thừa cấp tính
Không có phương pháp nào được chứng minh có thể ngăn chặn sự khởi phát của viêm ruột thừa. Tuy nhiên bạn hãy tham khảo một số thói quen sau để hạn chế những nguyên nhân dẫn đến viêm ruột thừa:
- Hướng tới một thói quen sống khoẻ mạnh, dành thời gian tập luyện thể thao, nâng cao sức khoẻ.
- Uống đủ nước trong một ngày (ngăn ngừa hình thành sỏi – nguyên nhân gây viêm ruột thừa).
- Tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng viêm ruột thừa (ớt cay, nóng vừa có hại cho đường ruột, hạt ớt còn có thể tích tụ lại dẫn tới viêm ruột thừa).
- Chú ý tẩy giun định kỳ (giun đũa cũng là nguyên nhân gây viêm ruột thừa). [9]
Uống đủ nước ngăn ngừa sỏi
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của viêm ruột thừa, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời, tránh các biến chứng xấu. Các triệu chứng bao gồm:
- Cơn đau bắt đầu từ vùng giữa bụng, quanh rốn, sau khoảng 4 – 6 giờ, cơn đau dần lan xuống 1/4 góc dưới bên phải của bụng (vùng hố chậu phải), cảm thấy đau và khó chịu hơn khi ấn vào vùng này.
- Cơn đau bụng ngày một nặng dần.
- Đau bụng kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt,…
>>>>>Xem thêm: Cách xác định dáng người chuẩn xác cho nữ và 5 kiểu dáng người cơ bản
Đến gặp bác sĩ có bất kỳ triệu chứng nào của viêm ruột thừa
Các bệnh viện chuyên khoa uy tín
- Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
Bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin về 5 triệu chứng và phương pháp điều trị viêm ruột thừa cấp tính nên biết. Gặp bác sĩ nếu bạn có một những dấu hiệu của viêm ruột thừa cấp tính. Hãy chia sẻ bài viết này tới người thân và bạn bè của mình nhé!