Viêm phổi là tình trạng viêm tại phế nang và các mô xung quanh. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt ở người già và trẻ em. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng viêm phổi nhé!
Bạn đang đọc: 5 triệu chứng viêm phổi giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
Contents
Sốt cao, ớn lạnh
Một triệu chứng phổ biến của viêm phổi đó là sốt. Sốt thành cơn hoặc sốt liên tục cả ngày, đổ mồ hôi, có thể kèm rét run hoặc không. Mức độ sốt có thể dao động từ sốt nhẹ 38 – 38,5 độ C đến sốt cao 39 – 40 độ C. [1]
Sốt cao, ớn lạnh là triệu chứng phổ biến của viêm phổi
Ho có đờm
Ho là triệu chứng thường xuất hiện sớm, ho có thể thành cơn hoặc ho liên tục cả ngày, thường là ho kèm đờm. Trường hợp phổ biến là đờm có màu rỉ sắt (lẫn máu). Bạn nên tới gặp bác sĩ nếu bạn tiết nhiều đờm hơn bình thường kèm ho dữ dội, sụt cân và mệt mỏi.
Ngoài ra, nhiều trường hợp khi ho ra đờm màu vàng hoặc xanh lá, có mùi hôi (dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng). [1]
Ho, đặc biệt là ho có đờm, thường là triệu chứng sớm của viêm phổi
Thở nhanh, khó thở
Viêm phổi khiến các phế nang bị tổn thương, làm suy giảm chức năng trao đổi khí dẫn đến thiếu oxy máu, có thể kèm theo tăng CO2 trong máu. Nhu cầu cung cấp oxy cho cơ thể không được đảm bảo dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị khó thở, thở nhanh và đau tức ngực,…
Trường hợp viêm phổi nhẹ bệnh nhân có thể không hoặc chỉ khó thở nhẹ. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các biểu hiện của suy hô hấp như: tím tái, thở nhanh nông và co kéo các cơ hô hấp. [1]
Để kiểm tra tình trạng thiếu oxy của cơ thể, bạn có thể sử dụng máy đo nồng độ SpO2 có trong máu tại nhà. Mời bạn tham khảo một số máy đo nồng độ oxy đang kinh doanh tại Kenshin:
Viêm phổi làm suy giảm chức năng hô hấp, gây khó thở
Suy nhược cơ thể
Tình trạng sốt và thở nhanh gây mất nước qua đường da và hô hấp nhiều hơn so với bình thường. Nếu không được bồi hoàn đủ lượng sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, đặc biệt đối tượng trẻ em và trẻ sơ sinh dễ bị mất nước hơn khi bị sốt.
Ngoài ra, trẻ em có thể gặp một số triệu chứng khác ít điển hình hơn như tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn và nôn, điều này càng làm nặng thêm tình trạng suy nhược cơ thể.
Một số hậu quả nghiêm trọng của tình trạng mất nước có thể kể tới như:
- Chuột rút.
- Các bệnh lý liên quan đến thận: tình trạng thiếu nước kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu, nghiêm trọng nhất là suy thận cấp.
- Co giật: Mất nước và khoáng qua mồ hôi dẫn tới rối loạn cân bằng điện giải. Điều này gây rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào trong cơ thể. Hậu quả là các cơn co cơ không tự chủ, trong một số trường hợp có thể gây mất ý thức.
- Sốc do giảm thể tích tuần hoàn: Là một trong những biến chứng nặng nề nhất, đe dọa đến tính mạng. Mất nước khiến thể tích tuần hoàn giảm, dẫn tới huyết áp giảm. Khi đó, các cơ quan thiết yếu không đủ oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động, gây hôn mê và có thể tử vong.
Nói chung, tại thời điểm này, điều quan trọng là phải hạ nhiệt ngay lập tức, bù nước và khoáng cho người bệnh cũng như đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. [1]
Suy nhược cơ thể do sốt cao dẫn đến mất nước
Mạch đập nhanh
Cơ thể phản xạ lại việc thiếu oxy trong máu do viêm phổi bằng cách tăng co bóp cơ tim nhằm cố gắng bơm máu đến các cơ quan thiết yếu của cơ thể, đặc biệt là não. Trong trường hợp suy hô hấp do viêm phổi, huyết áp của bệnh nhân thường tụt trong khi mạch lại nhanh và yếu. [1]
Tìm hiểu thêm: Giới thiệu công ty dược phẩm Shinpoong Daewoo Việt Nam
Mạch đập nhanh do thiếu oxy trong cơ thể
Cách điều trị viêm phổi
Những người bị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) thường có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc. Mặc dù hầu hết các triệu chứng giảm bớt trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài trong một tháng hoặc hơn.
Các phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của viêm phổi cũng như tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bạn. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng để điều trị viêm phổi do vi khuẩn. Lúc đầu, khi chưa có kết quả kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ kê kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm, sau đó, khi có kết quả, họ sẽ đổi sang loại kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh. Thông thường, một đợt kháng sinh sẽ kéo dài từ 5 – 7 ngày.
- Thuốc ức chế ho: Được sử dụng để làm dịu cơn ho của bạn. Vì ho giúp loại bỏ bớt chất đàm nhớt ra khỏi phổi, tránh tắc nghẽn đường thở nên bạn không nên dùng các thuốc ức chế hoàn toàn phản xạ ho.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau chẳng hạn như ibuprofen và paracetamol có thể dùng khi bạn bị sốt và cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng, tránh tác dụng phụ khi quá liều. [2]
Lưu ý khi điều trị viêm phổi
Bạn nên biết rằng viêm phổi là bệnh nguy hiểm, vì vậy, khi bị viêm phổi bạn cần phải có thái độ đúng đắn để không làm bệnh nặng thêm. Bạn nên đến khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà.
Đồng thời, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về kế hoạch dùng thuốc và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
Tuy rằng các biện pháp khắc phục tại nhà không thể điều trị khỏi viêm phổi nhưng các cách dưới đây có thể phần nào giúp bạn giảm được các triệu chứng khó chịu:
- Súc miệng bằng nước muối hoặc uống trà bạc hà để giảm tình trạng ho.
- Uống nước ấm hoặc ăn một bát cháo nóng có thể giúp giảm cảm giác ớn lạnh.
- Nghỉ ngơi điều độ và uống đủ nước. [2]
Bạn nên đến khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà
Khi nào gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn:
- Khó thở, đau ngực.
- Sốt dai dẳng từ 39 độ C trở lên.
- Ho dai dẳng, đặc biệt nếu bạn ho ra mủ vàng, mủ xanh.
Đặc biệt, những người thuộc các đối tượng có nguy cơ cao dưới đây cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức:
- Người lớn trên 65 tuổi.
- Trẻ em dưới 2 tuổi có các dấu hiệu và triệu chứng.
- Những người có bệnh nền, bệnh tật lâu ngày hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Những người đang được hóa trị hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Đối với một số người lớn tuổi, người bị suy tim hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phổi có thể nhanh chóng trở thành một tình trạng đe dọa tính mạng người bệnh. [2]
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn sốt dai dẳng từ 39 độ C trở lên
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, tiền sử bệnh của bạn và tiến hành khám phổi bằng cách nghe phổi bằng ống nghe để kiểm tra đặc điểm của tiếng ran (rales) cũng như tần số thở.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc viêm phổi, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiến hành các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Được sử dụng nhằm xác định rằng bệnh nhân đang bị nhiễm trùng.
- Chụp X-quang ngực: Giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm phổi và xác định mức độ cũng như vị trí nhiễm trùng. Tuy nhiên, nó không thể cho bác sĩ biết nguyên nhân gây bệnh.
- Đo mức oxy trong máu: Viêm phổi có thể gây rối loạn trao đổi khí, làm giảm mức oxy trong máu và tăng carbonic oxide.
- Xét nghiệm đờm: Nhuộm soi đàm hoặc cấy đàm giúp xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng. [2]
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Tân Thịnh của nước nào? Có tốt không?
Xét nghiệm máu giúp xác định nhiễm trùng khi viêm phổi
Bệnh viện điều trị viêm phổi uy tín
Bạn có thể tham khảo thăm khám tại chuyên khoa hô hấp của các bệnh viện sau đây:
- Tại TP.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám Chuyên khoa Phổi Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược I,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phổi Trung ương,…
Bài viết trên đã thông tin cho bạn về bệnh viêm phổi, các triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Khi có các triệu chứng trên, bạn nên thường xuyên theo dõi sức khoẻ và thăm khám kịp thời. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!