Các bệnh lây qua đường đường tiêu hóa: viêm gan do virus, bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn,… Cùng Kenshin tìm hiểu các bệnh lây qua đường ăn uống nhé!
Bạn đang đọc: 6 bệnh lây qua đường tiêu hoá phổ biến và các nguyên nhân điển hình
Contents
Viêm gan do virus
Bệnh viêm gan do một nhóm virus viêm gan A và E gây ra. Các loại virus này thường tồn tại trong phân người, nếu quản lý nguồn phân không hợp lý sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước và đất. Virus viêm gan A còn xuất hiện trong thực phẩm, vật dụng sinh hoạt, đồ dùng cá nhân, bể bơi.
Trong xét nghiệm ở người nhiễm virus A sẽ được tìm thấy tác nhân trong phân là chủ yếu ngoài ra có trong nước bọt, nước tiểu. Chúng tồn tại tốt ở nhiệt độ 25°C và sẽ chết nếu ở nhiệt độ 100°C trong 5 phút.
Đường lây nhiễm: đường tiêu hóa (đường phân – miệng), hiếm trường hợp lây qua đường máu. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm nhanh nên có thể gây thành dịch.
Các triệu chứng xuất hiện sau 15 – 45 ngày nhiễm mầm bệnh từ thức ăn:
- Mệt mỏi.
- Chán ăn.
- Sốt nhẹ.
- Vàng mắt, vàng da.
- Đi tiểu ít.
- Đi phân có màu bạc.
Bệnh viêm gan do virus có khả năng truyền nhiễm
Bệnh tiêu chảy do virus
Bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ em, do nhiễm virus Rota gây ra. Loại virus này gây viêm dạ dày và ruột ở trẻ.
Theo WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khảo sát cho thấy số ca tử vong mỗi năm, do nhiễm virus Rota gây tiêu chảy ở trẻ 215.757 ca.[1]
Nguyên nhân do ăn trúng thực phẩm có nhiễm mầm bệnh sau 1 – 4 ngày sẽ xuất hiện các dấu hiệu.
Triệu chứng thông thường:
- Đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần/ngày dẫn đến mất nước và các chất khoáng quan trọng của cơ thể.
Triệu chứng nặng: Đe dọa tính mạng nếu không kịp thời chữa trị.
- Đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
- Nôn nhiều.
- Sốt.
- Mất nước.
Bệnh tả
Bệnh tả lây lan qua đường phân – miệng và các nghiên cứu chứng minh rằng việc ăn phải vi khuẩn Vibrio cholerae xảy ra do tiêu thụ thực phẩm và nước bị ô nhiễm, tiếp xúc với các ca bệnh tả và lây truyền từ các nguồn điểm môi trường bị ô nhiễm.
Ước tính có khoảng 2,9 triệu trường hợp mắc bệnh tả và 95.000 ca tử vong xảy ra trên 69 quốc gia lưu hành dịch tả. Con đường lây nhiễm từ môi trường sang người và từ người sang người có thể dẫn đến đại dịch tả.[2]
Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa của người bình thường thông qua thức ăn (hải sản) và nước uống có nhiễm vi khuẩn tả.
Triệu chứng:
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn, ói mửa.
- Mất nước.
- Rối loạn điện giải cấp tính.
- Đi phân loãng, trắng như nước vo gạo.
Bệnh tả do nhiễm vi khuẩn Vibrio cholerae
Bệnh kiết lỵ
Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ là do vi khuẩn Shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh lây truyền qua phân, nên dễ lây lan rộng. Bệnh kiết lỵ được phân thành 2 loại: bệnh lỵ do amip và bệnh lỵ do trực trùng.
Bệnh lỵ do amip: Diễn ra nhiều ở người lớn hơn là trẻ em, có thể trở thành bệnh mạn tính. Amip làm tổn thương gan gây tình trạng áp-xe, gan sưng lên và có mủ. Triệu chứng: Sốt, đau quặn bụng, đi cầu nhiều lần, đi phân ít có lẫn máu và chất nhầy.
Bệnh lỵ do trực trùng: Diễn ra ở trẻ em nhiều hơn là ở người lớn. Do độc tố của vi trùng có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Triệu chứng: Sốt cao, đau bụng, đi cầu nhiều lần, phân lẫn nước màu đỏ của máu.
Bệnh kiết lỵ do vi khuẩn Shigella gây ra
Bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn có thể gặp ở người lớn và trẻ em. Vi khuẩn Salmonella Typhi là nguyên nhân gây bệnh thương hàn và là sinh vật hạn chế ký chủ ở người. Bệnh thương hàn từng là gánh nặng toàn cầu và gần đây cũng đã có sự cải thiện các nghiên cứu về bệnh.[nguon title=”” link=”https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30767000/”][/nguon]
Triệu chứng: Sốt kéo dài khoảng 2 tuần, ban đầu sốt nhẹ sau đó tăng dần thành sốt cao (40°C) kèm đau bụng, nhức đầu, đầy hơi, chậm tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm giàu canxi nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày
Thương hàn gây sốt cao
Bệnh bại liệt
Bệnh bại liệt, một căn bệnh đáng sợ của thế kỷ trước đã làm tê liệt hàng triệu người trên toàn cầu, hiện bệnh đang giảm nhờ chủ yếu vào hai loại vắc-xin bại liệt, vắc-xin bại liệt bất hoạt (IPV) và vắc-xin bại liệt uống (OPV).
Bệnh bại liệt nguyên nhân do nhiễm virus, thông qua đường ăn uống. Trong cơ thể, vi rút di chuyển qua đường máu tới cư trú ở não và tủy sống, gây tổn thương các tế bào thần kinh tại đó. Tổn thương gây liệt ở người bệnh, liệt mềm, không phục hồi sau khi chữa khỏi bệnh. Người bệnh thải trừ vi rút gây bệnh qua đường phân.
Hình ảnh bệnh nhân bị bệnh bại liệt
Cách phòng tránh bệnh
- An toàn vệ sinh thực phẩm: Ăn chín uống sôi, hạn chế món ăn sống.
- Vệ sinh cá nhân: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ và chăm sóc người bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, không xả nước thải, phân người, phân súc vật ra ngoài môi trường, cống, ao hồ, sông, ngòi.
- Tiêm và uống vắc xin phòng bệnh đối với các bệnh: tả, thương hàn, viêm gan A, viêm dạ dày ruột do virus Rota,… theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Bảo vệ nguồn nước sạch, nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với vùng đang có dịch để hạn chế lây nhiễm.
- Nên bổ sung đủ nước mỗi ngày.
- Tập thể dục tăng cường sức khỏe.
- Cho trẻ em từ 2 tháng trở lên uống đủ 2 liều vắc xin Sabin để phòng bệnh bại liệt.
- Khẩn trương báo cho cơ sở y tế gần nơi bạn ở khi người thân có dấu hiệu tiêu chảy cấp.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Mebiphar của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Giữ gìn vệ sinh để phòng tránh bệnh
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Tiêu chảy cấp.
- Sốt cao kéo dài.
- Không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Mất nước, chất khoáng nghiêm trọng.
- Cơ thể suy nhược, xanh xao.
Các chẩn đoán/xét nghiệm
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm phân: Soi phân trực tiếp hoặc nuôi cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.
- Soi trực tràng.
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tiêu hoá, bạn có thể đến chuyên khoa Nội – Tiêu hoá để được thăm khám và điều trị:
- Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: bệnh viện Trưng Vương, bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Nguyễn Trãi, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,…
- Khu vực Hà Nội: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, bệnh viện Quân Y 108,…
Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hay về các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế Hà Nam