Đau bụng trên rốn là triệu chứng tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng tìm hiểu và cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà nhé!
Bạn đang đọc: 6 cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà hiệu quả và nhanh chóng
Contents
Đau bụng thượng vị là bệnh gì?
Vùng bụng trên rốn (đau thượng vị) liên quan đến một số cơ quan như dạ dày, gan, túi mật,… Vì thế, nếu gặp rối loạn về chức năng của các cơ quan này sẽ dẫn đến triệu chứng đau bụng trên rốn. Chẳng hạn như:
- Viêm ruột thừa: đây là một bệnh lý cấp cứu cần được phát hiện càng sớm càng tốt. Dấu hiệu của viêm ruột thừa là cảm giác đau bụng trên và quanh vùng rốn sau đó đau lan về phía hố chậu phải và có thể kèm theo sốt nhẹ, chán ăn hoặc buồn nôn.
- Bệnh dạ dày: viêm loét dạ dày nói riêng và bệnh dạ dày nói chung cũng là một nguyên nhân gây đau bụng trên rốn. Đau bụng trong bệnh lý dạ dày thường đau thành từng cơn, âm ỉ hoặc dữ dội, hay xảy ra khi bụng đói và kèm theo ợ hơi, ợ chua.
- Bụng đầy hơi, khó tiêu: đây là nguyên nhân đau bụng trên rốn hay gặp nhất với các biểu hiện kèm theo như bụng chướng hơi, óc ách khó chịu, chán ăn hoặc táo bón. Dù không nguy hiểm nhưng đầy hơi, khó tiêu lại đem đến nhiều phiền toái trong sinh hoạt.
- Virus dạ dày: các loại vi-rút dạ dày như rotavirus hay norovirus có thể gây ra đau bụng ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, đau nhức các cơ, nôn ói và sốt nhẹ.
- Sỏi mật: cơn đau bụng trên rốn do sỏi túi mật thường xuất hiện ở phía bên phải với cường độ rất dữ dội. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng đường mật hoặc viêm tụy cấp.
- Tắc ruột: đau bụng trên rốn là một trong bốn triệu chứng đầu tiên của tắc ruột với tính chất đau quặn thành từng cơn kéo dài khoảng 1 – 2 phút kèm theo nôn mửa hoặc táo bón. Đây là một bệnh cần điều trị cấp cứu nên phải đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.
- Các bệnh lý về gan và tuyến tụy: do nằm ở vùng bụng trên rốn nên các bệnh lý về gan, tụy như viêm gan, áp xe gan hoặc viêm tụy đều có biểu hiện đau bụng. Với mỗi bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau nên cần được thăm khám kỹ càng để được điều trị đúng cách.
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng trên rốn
Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà hiệu quả
Chườm ấm
Nhiệt độ có vai trò làm giãn các cơ đang bị căng cứng, cải thiện sự co bóp của nhu động dạ dày – ruột nhờ vậy có thể giúp giảm táo bón, đầy hơi. Ngoài ra, việc chườm ấm còn làm giảm căng thẳng và tránh đau dạ dày.
Bạn có thể chuẩn bị một bình giữ nhiệt hoặc túi sưởi với nhiệt độ nước từ 37 – 40 độ C sau đó di chuyển nhẹ nhàng quanh vùng trên rốn trong 15 – 20 phút. Lưu ý, trong quá trình chườm ấm bạn cần nằm yên và thả lỏng cơ thể.
Chườm ấm giúp giảm đau bụng quanh rốn
Uống đủ nước
Nhiều trường hợp đau bụng trên rốn là do cơ thể bị thiếu nước, mất cân bằng pH dịch dạ dày hoặc dạ dày đang ở trạng thái “co bóp rỗng”. Vì thế, bạn cần cung cấp đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn nên sử dụng nước ấm và chia nhỏ số lần uống nước trong ngày, không nên uống quá nhiều nước một lúc để tránh tạo quá nhiều áp lực cho dạ dày.
Uống đủ nước
Uống trà gừng
Gừng là một thảo dược có tính ấm giúp giảm tình trạng co bóp quá mức của dạ dày và giảm đau bụng trên rốn hiệu quả. Ngoài ra, gừng còn giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn, táo bón và hỗ trợ tiêu hóa.
Bạn có thể pha trà bằng gừng với nước ấm cùng mật ong và có thể sử dụng các loại trà gừng được đóng gói sẵn hoặc có thể thêm gừng vào cháo hoặc canh để sử dụng.
Uống trà gừng chữa đau bụng quanh rốn tại nhà
Dùng bạc hà
Tinh dầu bạc hà có chứa hợp chất monoterpene làm giảm co thắt cơ trơn đường ruột nên có tác dụng giảm viêm, giảm đau dạ dày, giảm căng thẳng và hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.
Bạn có thể nhai từ từ 2 – 3 lá bạc hà tươi khi đau hoặc pha trà bạc hà bằng cách ngâm lá bạc hà trong nước ấm khoảng 15 – 20 phút để lấy tinh dầu. Nếu thực hiện cách làm này hàng ngày có thể giúp cải thiện đau bụng trên rốn do nguyên nhân đến từ dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Tăng phosphat máu là gì? Triệu chứng và cách điều trị
Dùng bạc hà
Ăn quế
Quế có chứa hợp chất chống oxy hóa – Cinnamaldehyde giúp làm mát dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy bụng, chướng hơi và giúp chống lại vi-rút dạ dày, chống viêm hiệu quả. Do vậy, bổ sung bột quế như một gia vị trong món ăn hoặc uống trà quế mật ong hàng ngày có thể ngăn ngừa được đau bụng trên rốn.
Ăn quế hỗ trợ chữa đau bụng quanh rốn
Tránh nằm thẳng người
Tư thế nằm thẳng sẽ khiến cho các cơ vùng bụng dễ bị kích thích, căng cứng khiến tình trạng đau bụng trên rốn ngày càng tồi tệ hơn. Vì thế, nằm với gối gập về phía mông giúp cơ bụng được chùng lại có thể làm giảm đau tương đối tốt. Tuy nhiên, người bệnh có thể nằm nghiêng trái, nghiêng phải, thậm chí ngồi gập người về phía trước tìm tư thế giúp bản thân dễ chịu nhất.
Tránh nằm thẳng người giúp giảm đau bụng quanh rốn
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Đau bụng trên rốn rất hay gặp và do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cần theo dõi chặt chẽ tại nhà trong những tiếng đầu tiên, nếu phát hiện ra triệu chứng bất thường thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt như:
- Đau bụng thành cơn dữ dội ở vùng trên rốn phía bên phải, người bệnh phải cúi gập người xuống để giảm đau.
- Các cơ vùng bụng căng cứng.
- Cơn đau di chuyển từ trên rốn ra các vùng bụng khác như bụng dưới bên phải.
- Bụng chướng tăng dần có thể kèm theo buồn nôn, nôn dẫn đến rối loạn điện giải.
- Đau bụng kèm theo sốt trên 38,5 độ C.
- Đau bụng trên rốn kéo dài.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Cvin của nước nào? Có tốt không?
Thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu cảnh báo
Các bệnh viện đa khoa uy tín
Nếu có các dấu hiệu đau bụng kéo dài, bạn nên đến chuyên khoa Nội – Tiêu hoá để được thăm khám và điều trị:
- TP HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ,…
- Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 118,…
Kenshin hi vọng bài viết trên đã đem lại cho bạn kiến thức về cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà. Hãy chia sẻ bài viết đến tất cả bạn bè và người thân của bạn nhé!
Nguồn: MedicineNet.