Cách phòng tránh bệnh cúm như tiêm vắc xin, hạn chế đám đông, rửa tay, tăng cường sức đề kháng, vệ sinh môi trường,… Cùng Kenshin theo dõi bài viết ngay để tìm hiểu về bệnh cúm và cách phòng ngừa nhé!
Bạn đang đọc: 6 cách phòng ngừa bệnh cúm bạn cần biết để không bị lây nhiễm
Contents
Tiêm vắc xin cúm
Cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả nhất ngày nay là tiêm vắc xin cúm hàng năm. Vắc xin giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và giúp hạn chế các biến chứng.
Các đối tượng đặc biệt:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể tiêm ngừa, cách bảo vệ trẻ tránh lây nhiễm bệnh là những người thân xung quanh bé cần được tiêm phòng.
- Phụ nữ có thai có thể tiêm ngừa vì không chỉ bảo vệ sức khỏe của người mẹ mà còn bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm sau khi chào đời.
Thời điểm nên tiêm phòng là mùa thu và mùa đông vì đây là mùa cúm hoạt động mạnh trong năm. Sau khi tiêm ngừa cần ít nhất 2 tuần để vắc xin bắt đầu có khả năng hoạt động tốt bạn nên chú ý sức khỏe trong thời gian này.
Vắc xin cúm có độ an toàn cao. Một số phản ứng thường gặp như sưng nhẹ ở vết tiêm, đau nhức, đau đầu, có thể sốt. Tuy nhiên, các phản ứng thường nhẹ, sau 1 – 2 ngày triệu chứng sẽ tự hết và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các loại vắc xin cơ chế bất hoạt cúm đang lưu hành tại Việt Nam gồm:
- Vaxigrip Tetra của Pháp.
- Influvac Tetra của Hà Lan.
- GC Flu GCFlu Quadrivalent của Hàn Quốc.
- Ivacflu-S của Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm
Tránh đám đông
Bệnh cúm có đặc tính truyền nhiễm, dễ lây lan từ người này sang người khác bằng nhiều con đường. Chúng ta nên hạn chế tụ tập những nơi đông người khi không cần thiết để tránh khả năng lây nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó bản thân khi mắc bệnh cúm cũng nên ý thức hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây truyền bệnh, đặc biệt là những người thân. Khi ra đường cần mang khẩu trang và khuyến khích thay mỗi 2 giờ.
Hạn chế đi đến nơi đông người
Rửa tay
Vệ sinh tay thường xuyên bằng nước rửa tay để giúp làm sạch và đánh bay virus, vi khuẩn. Rửa tay với nước chưa đủ sạch bạn nên lựa chọn các loại nước rửa tay có khả năng làm sạch như xà phòng, lifebuoy,…
Bàn tay là bộ phận tiếp xúc nhiều vật dụng trong ngày nên lượng virus dám dính là rất nhiều. Chúng ta có xu hướng dùng tay sờ lên mặt, miệng, mũi,.. điều này khiến dễ dẫn truyền mầm bệnh vào cơ thể.
Rửa tay sạch với xà phòng thường xuyên
Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho
Ho và hắt hơi là những phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các vi khuẩn, virus, tống đờm, bụi bẩn ra khỏi cơ thể.
Vì đặc tính đó chúng ta cần che miệng mũi khi hắt hơi hoặc ho để hạn chế lây truyền cho những người xung quanh. Đây cũng là hành động thể hiện phép lịch sự của bạn.
Ngoài ra, bạn cần vệ sinh mũi và họng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý để giúp sát khuẩn.
Tìm hiểu thêm: Có nên sử dụng mật ong manuka trị mụn không?
Che miệng, mũi mỗi khi ho hoặc hắt hơi
Tăng cường đề kháng
Sức khỏe suy giảm là cơ hội cho virus phát triển thành bệnh. Vì thế bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng.
Các loại thực phẩm sau đây giúp nâng cao sức khỏe đề cho bản thân và gia đình bạn phòng ngừa cúm hiệu quả:
- Thực phẩm giàu vitamin C: hỗ trợ sự hình thành kháng thể, có nhiều trong các loại trái cây (ổi, cam, quýt, chanh, bưởi,…) và các loại rau (bông cải xanh, rau cải thìa, rau mầm,…)
- Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm giúp khống chế sự sản sinh của virus cúm, bổ sung từ thịt heo nạc, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, gan lợn,…
- Các loại rau thơm như rau diếp cá, thì là, kinh giới, húng quế, rau răm,…có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa.
- Củ gừng hoặc tỏi đều có tính ấm vị cay, uống trà gừng mật ong nóng giúp giảm triệu chứng bệnh cúm hiệu quả.
Bổ sung thực phẩm cần thiết để tăng sức đề kháng
Vệ sinh môi trường xung quanh
Vệ sinh môi trường ở của bạn thật sạch sẽ, tạo bầu không khí trong lành giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh cúm.
Dù là nhà ở hay nơi làm việc đều cần được dọn dẹp thường xuyên. Đặc biệt, môi trường làm việc có nhiều người và nhiều đồ dùng, thiết bị, máy móc (bàn ghế, máy tính,…) nên việc lau chùi bằng chất sát khuẩn rất quan trọng để phòng ngừa bệnh cúm lây lan rộng.
Vệ sinh nhà ở thường xuyên
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Sốt hơn 40°C.
- Co giật.
- Khó thở, thở nông.
- Đau tức vùng ngực, vùng bụng.
- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
- Đau mỏi cơ khó di chuyển.
- Bí tiểu.
- Mặt tái nhợt, xanh xao.
- Nhức đầu, chóng mặt kéo dài.
- Suy nhược yếu ớt.
- Tình trạng bệnh lý mạn tính diễn biến xấu đi.
Nhóm có nguy cơ bị biến chứng cúm: trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, người già lớn hơn 65 tuổi, phụ nữ đang mang thai,người suy giảm miễn dịch và người mắc các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, COPD, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường.
Các chẩn đoán/xét nghiệm
- Xét nghiệm Real time RT-PCR.
- Test nhanh kháng nguyên.
- Phân lập virus.
- Miễn dịch huỳnh quang.
- Xét nghiệm huyết thanh học.
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
Nếu có các dấu hiệu mắc bệnh cúm, bạn nên đến chuyên khoa Bệnh Truyền Nhiễm để được thăm khám và điều trị:
- Khu vực TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da Liễu, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Trưng Vương, bệnh viện Đại học Y Dược,…
- Khu vực Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, bệnh viện Quân Y 108,…
>>>>>Xem thêm: Tất tần tật các vật dụng cần thiết để chuẩn bị đi tắm biển
Đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng nặng
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Sở Y tế Hà Giang, NSW, Bệnh Nhiệt đới Trung ương.