Hẳn trong chúng ta, ai cũng đều rất khó chịu khi gặp phải tình trạng đờm vướng ở cổ họng. Đặc biệt, ở quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, tình trạng này rất phổ biến do đây là điều kiện thuận lợi cho rất nhiều bệnh về đường hô hấp phát triển. Hãy để Kenshin mách cho bạn cách trị đờm ở cổ hiệu quả.
Bạn đang đọc: 6 cách trị đờm ở cổ đơn giản, an toàn giúp bạn loại bỏ đờm tại nhà
Contents
Giữ ẩm không khí
Có thể bạn đã nghe đến không khí ẩm có khả năng làm loãng chất nhờn và làm thông mũi, họng.
Thực tế chứng minh, ở những gia đình sử dụng máy tạo độ ẩm không khí có thể phòng ngừa nghẹt mũi vì thông thường máy điều hòa chỉ có thể duy trì nhiệt độ không khí nhưng lại làm không khí trở nên khô.
Nếu như gia định bạn cũng có một máy tạo độ ẩm không khí thì nên sử dụng dạng phun sương thay vì dạng hơi. Đồng thời phải nhớ thay nước và vệ sinh mỗi ngày cho máy nhé!
Uống đủ nước và giữ ấm cơ thể
Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, đặc biệt là nước ấm sẽ giúp đờm di chuyển dễ dàng hơn mà không bị vướng lại cổ gây ngứa cổ. Không chỉ vậy nước ấm còn góp phần làm lỏng các liên kết disulfide, oligosaccharide giúp làm loãng đờm.
Ngoài nước lọc hay nước ấm bạn cũng có thể bổ sung nước từ các loại thức ăn, nước uống khác như nước trái cây, nước dùng trong các món súp, trà không chứa caffein, nước chanh,…
Có một nghiên cứu chỉ ra rằng giữ ấm cơ thể có thể chống lại các căn nguyên tạo ra dịch đờm (ví dụ như là bệnh cảm cúm). [3]
Các tiêu chí để giữ ấm cơ thể bao gồm:
- Tắm nước ấm.
- Mặc áo ấm trong thời tiết lạnh.
- Ngoài tấm chăn chính, cần có thêm tấm chăn phụ.
Ăn các loại thực phẩm có lợi cho đường hô hấp
Nên sử dụng thực phẩm và đồ uống có chứa chanh, gừng và tỏi. Một khảo sát trong năm 2018 chỉ ra rằng các loại thực phẩm kể trên giúp điều trị cảm lạnh, ho, xuất tiết dịch đờm hiệu quả. Thức ăn cay mà trong đó bao gồm capsaicin, như là ớt cayenne hoặc ớt thường, cũng có công dụng làm thông nút xoang và thúc đẩy dịch đờm di chuyển.
Có vài bằng chứng khoa học từ năm 2016 cho rằng các loại thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng được chiết xuất từ những thành phần sau đây có thể hỗ trợ điều trị và làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh về hô hấp do virus gây ra:
- Rễ cây cam thảo.
- Nhân sâm.
- Quả mọng.
- Hoa cúc dại Mỹ.
- Trái lựu.
Vài nghiên cứu cũng đồng ý là súp gà hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị cảm lạnh và hạn chế tiết dịch đờm. Điều này có được chính là vì súp gà có khả năng làm chậm sự chuyển động của bạch cầu trung tính bên trong hệ tuần hoàn của cơ thể bạn. [4]
Chú ý thêm, nếu như bạn đang trong quá trình điều trị phải sử dụng thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ/ dược sĩ để chắc chắn không xảy ra tương tác giữa thuốc với thức ăn; thuốc với thuốc.
Các loại thực phẩm có lợi
Súc miệng bằng nước muối hoặc nước muối sinh lý
Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ làm sạch dịch đờm tắc nghẽn trên hầu họng. Thậm chí, nước muối còn có tác dụng giữ ẩm làm dịu cổ họng hơn. [5]
Khi súc miệng bằng nước muối, hãy làm theo chỉ dẫn sau:
- Hoà tan 100ml nước ấm với 1 muỗng cà phê muối (tương đương 5 gram muối). Sẽ tốt hơn nếu nước bạn dùng để pha là nước lọc hoặc nước cất vì nó không chứa clo.
- Hơi ngửa đầu về sau.
- Hớp một lượng vừa phải dung dịch nước muối đã pha và cố gắng đưa vào sâu bên trong hầu họng, nhưng nhớ là không được uống.
- Nhẹ nhàng thổi khí từ phổi lên, duy trì như thế từ 30 đến 60 giây, sau đó phun ra.
- Súc miệng nước muối khoảng 2 – 3 lần trong 1 ngày.
Lorem ipsum dolor sit amet…
Một nghiên cứu trong năm 2018 ủng hộ cho ý kiến rằng dịch đờm hoặc dịch nhầy nói chung, sẽ được làm loãng ra sau khi liên tục sử dụng dung dịch nước muối sinh lý trong hơn một tuần.
Tìm hiểu thêm: Biến chứng sau khi mổ u xơ tử cung là gì? 9 biến chứng có thể gặp
Súc miệng bằng nước muối
Dùng dầu khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp có thể giúp giảm tình trạng xuất dịch nhầy trong lồng ngực của bạn. Cơ chế làm lỏng chất nhầy của tinh dầu khuynh diệp là làm lỏng các liên kết disulfide, oligosaccharide của các glycopeptide.
Khi liên kết của các glycopeptide trong dịch đờm lỏng lẻo, đờm sẽ không có khả năng bám dính như bình thường, và bạn có thể ho ra dễ dàng hơn. Nếu như bạn đang trong tình trạng ho liên tục, thì hãy yên tâm vì tinh dầu có tác dụng làm dịu cổ họng.
Nếu có nhu cầu giảm tình trạng xuất dịch lồng ngực có thể sử dụng máy xông dạng khí dung dưới sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.
Dùng thuốc không kê đơn
Có rất nhiều chế phẩm trên thị trường có tác dụng trị đờm:
- Máy khí dung.
- Thuốc dạng viên nén hoặc viên nang.
- Thuốc dạng lỏng hoặc siro.
- Thuốc dạng bột.
Có 2 nhóm thuốc không kê đơn thường được sử dụng trong điều trị tình trạng đờm ở cổ:
- Thuốc làm loãng đờm: Có tác dụng làm giảm độ nhớt của dịch đờm bằng cách tăng tiết dịch đường hô hấp, gia tăng thể tích khối đờm. Vì thể tích lớn, đờm sẽ khó bám vào hầu họng. Các hoạt chất thông dụng có thể kể đến như: terpin hydrate, natri benzoat,…
- Thuốc tiêu đờm: Công dụng của các thuốc tiêu đờm là cắt các cầu nối disulfide và oligosaccharides giúp phá vỡ cấu trúc và làm giảm thể tích của đờm. Từ đây, dịch đờm sẽ được lông mao tống ra ngoài thông qua phản xạ ho. Các hoạt chất tiêu đờm thường thấy là: acetylcystein, bromhexin, ambroxol, carbocysteine, eprazinon,…
Trên đây, chỉ là giới thiệu về thuốc không kê đơn cùng với liều thường dùng. Bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ để biết thêm chi tiết về liệu trình điều trị, cũng như cá thể hóa liều dùng cho mỗi cá nhân với cơ địa riêng.
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi gặp phải tình trạng ho ra đờm liên tục, kéo dài trên 1 tháng, bạn cần đến bác sĩ thăm khám để đưa ra các chẩn đoán phân biệt về nguyên nhân gây ra bệnh của bạn. Qua đó có thể kiểm soát tốt quá trình điều trị vì các trường hợp khác nhau sẽ có chỉ định điều trị và hỗ trợ điều trị khác nhau.
Một số bệnh mạn tính hoặc yếu tố nguy cơ có thể gây tăng tiết đờm nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng như:
- Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Hen suyễn.
- Tiếp xúc dị ứng nguyên trong thời gian dài.
- Bệnh xơ nang.
- Viêm phế quản mạn tính.
- Một số bệnh về đường hô hấp khác.
Đôi khi, tăng tiết dịch đờm lại là dấu hiệu của các tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Bạn bắt buộc phải đến gặp bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu sau:
- Dịch đờm có lẫn máu.
- Đau thắt ngực dữ dội.
- Thở gấp hoặc hụt hơi.
- Thở khò khè.
>>>>>Xem thêm: Kiwi bao nhiêu calo? Ăn kiwi có béo không? Cách ăn giảm cân và lưu ý
Các bệnh viện Đa khoa uy tín
- Tại TP.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhân Dân 115,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
Nhìn chung, tiết dịch đờm là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể, hãy quản lý tốt lối sống của bản thân để có cơ thể khỏe mạnh. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé!
Nguồn: Pubmed, Heathline, Medicalnewstoday