6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Rate this post

Rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 gây lo lắng cho các chị em phụ nữ, khiến nhiều người lo ngại có nên tiêm vắc xin hay không. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về 6 nguyên nhân gây tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 nhé!

Bạn đang đọc: 6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Báo cáo về tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau tiêm phòng Covid

Các báo cáo về tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ và lan rộng trên toàn cầu, các nước cũng đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 rộng rãi và đã thu về nhiều hiệu quả to lớn trong công tác phòng chống dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả, vắc xin phòng Covid-19 vẫn có một số tác dụng không mong muốn như sốt, đau mỏi người, đau cơ, sốc phản vệ, rối loạn kinh nguyệt.

Một nghiên cứu tiến hành thống kê trên 950 phụ nữ tại nhiều quốc gia thuộc Châu Mỹ và Châu Âu trong 3 tháng (tháng 7 – 9 năm 2021) đã ghi nhận báo cáo có sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của 184 trên 408 phụ nữ. Trong đó, tỷ lệ thay đổi cao nhất là gia tăng lượng máu kinh nguyệt, xuất hiện ở 127 phụ nữ.[1]

Theo số liệu báo cáo được tổng hợp từ 14 nghiên cứu trên tổng số 78.138 người phụ nữ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đã kết luận có những bất thường về kinh nguyệt ở khoảng 52% đối tượng tham gia nghiên cứu.

39.759 người ghi nhận tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bao gồm rong kinh, rong huyết hoặc đa kinh – là những tình trạng hay gặp nhất. Tuy nhiên, hầu hết những triệu chứng thường không kéo dài liên tục, tự giới hạn và ít người cần phải đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế. [2]

Một nghiên cứu lớn khác được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã tiến hành thu thập dữ liệu trên gần 20.000 người từ Canada, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Châu Âu và các nơi khác trên thế giới đã tiêm bất kỳ loại vắc xin nào trong số 9 loại vắc xin khác nhau.

Kết quả đã ghi nhận mối liên quan giữa tiêm vắc-xin COVID-19 và sự gia tăng về thời lượng trung bình của chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ. Tuy nhiên sự gia tăng này khá nhỏ, gần như nằm trong phạm vi biến đổi bình thường và có tính chất tạm thời không đáng lo ngại nhiều. [3]

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Đã có các nghiên cứu về ảnh hưởng của vắc xin Covid-19 đối với chu kỳ kinh nguyệt

Thực hư về vấn đề rối loạn kinh nguyệt do tiêm phòng Covid-19

Một cuộc khảo sát trực tuyến miễn phí ẩn danh đã được sử dụng để thu thập dữ liệu về ảnh hưởng của vắc xin Covid-19 đối với chu kỳ kinh nguyệt bằng các câu trả lời dành cho những phụ nữ đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin và sống ở khu vực MENA.

Kết quả ghi nhận trên 2269 phụ nữ đến từ 16 quốc gia khác nhau, phần lớn đến từ Jordan, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi, Kuwait và Qatar đáp ứng tham gia vào cuộc khảo sát cho thấy:

  • 66,3% phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt sau khi tiêm phòng.
  • Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt được người tham gia báo cáo lại bao gồm chu kỳ kinh nguyệt không đều, gia tăng số lượng dịch kinh nguyệt hoặc kéo dài số ngày có kinh,…
  • Trong đó, triệu chứng xuất hiện sau 1 tuần là 30,5% và trong vòng 1 tháng đầu là 86,8%.
  • Tuy nhiên, 93,6% các triệu chứng thường tự hết trong vòng 2 tháng.
  • Không có sự khác biệt về tỷ lệ bất thường kinh nguyệt mang ý nghĩa thống kê khi so sánh AstraZeneca, Sinopharm và Pfizer.[nguon title=”Menstrual Symptoms After COVID-19 Vaccine: A Cross-Sectional Investigation in the MENA Region
    ” link=”https://www.dovepress.com/menstrual-symptoms-after-covid-19-vaccine-a-cross-sectional-investigat-peer-reviewed-fulltext-article-IJWH”][/nguon]

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Vắc xin Covid-19 có thể có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Các biểu hiện thường gặp

Chảy máu kinh nguyệt nhiều

Sau tiêm phòng Covid-19, nhiều người phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, họ có thể gặp sự thay đổi về chu kỳ kinh, lượng máu kinh và thời gian có kinh. Trong số đó, hay gặp nhất là tình trạng tăng lượng máu kinh nguyệt trong mỗi chu kỳ.

Trong nghiên cứu đã trình bày đầu tiên ở trên, ghi nhận có 127 người trong tổng số 184 phụ nữ gặp tình trạng gia tăng thể tích máu kinh nguyệt. Cụ thể trong số đó có khoảng 42% gặp tình trạng chảy máu kinh nhiều ở mức độ nặng.[1]

Kinh nguyệt là hiện tượng bong của của lớp niêm mạc tử cung, do đó lượng dịch máu trong mỗi kỳ kinh sẽ bao gồm máu, niêm mạc tử cung và dịch nhầy. Trung bình mỗi chu kỳ kinh nguyệt người phụ nữ có khoảng 80 – 120 ml dịch kinh nguyệt, đồng nghĩa với cơ thể mất khoảng 30 – 40 ml máu.

Chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường sẽ tùy theo từng chu kỳ bình thường của người phụ nữ đó. Người phụ nữ có thể cảm thấy lượng máu kinh ra nhiều hơn, đo chính xác được bằng sử dụng cốc nguyệt san hoặc phải thay nhiều tampon và băng vệ sinh hơn bình thường.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Vắc xin Covid-19 gây chảy máu kinh nhiều

Đau bụng kinh

Một dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt khác liên quan đến vắc xin Covid-19 có thể gặp gia tăng tình trạng đau bụng kinh. Nhiều người phụ nữ phản hồi về việc gia tăng tần suất cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt cũng như thời gian cơn đau kéo dài hơn so với trước đó. Nhiều người trước khi tiêm Covid-19 không bị đau bụng kinh lại xuất hiện cơn đau sau tiêm vắc xin phòng Covid-19.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Vắc xin Covid-19 có thể gây tình trạng đau bụng kinh

Kinh nguyệt kéo dài

Một rối loạn kinh nguyệt khác mà nhiều người phụ nữ gặp phải sau tiêm phòng Covid-19 là tình trạng kinh nguyệt kéo dài.

Kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 1 tuần. Những trường hợp ra máu kinh kéo dài trên 8 ngày được coi là kinh nguyệt kéo dài.

Một nghiên cứu theo dõi trong 4 chu kỳ kinh liên tiếp trên tổng 14.936 người tham gia đã có khoảng 1.342 người có sự gia tăng về số ngày có kinh từ 8 ngày trở lên. Người ta đã nhận ra rằng có sự gia tăng về thời gian kéo dài với số mũi tiêm vắc xin như sau:

  • Những người được tiêm vắc-xin tăng khoảng 0,71 ngày sau liều đầu tiêntăng 0,56 ngày sau liều thứ hai.
  • Những người tiêm cả hai liều trong một chu kỳ duy nhất đã tăng 3,91 ngày trong thời gian chu kỳ.
  • Những người tiêm 1 liều trong 1 chu kỳ sẽ có thời gian kéo dài tăng thêm 0,02 ngày, trong khi ở người tiêm 2 liều trong 1 chu kỳ sẽ tăng 0,85 ngày.
  • Ngoài ra, những phụ nữ trẻ hơn và có thời gian chu kỳ dài hơn từ trước khi tiêm chủng sẽ có nhiều khả năng bị tăng số ngày có kinh nguyệt hơn những đối tượng khác.
  • Những thay đổi về độ dài của chu kỳ không khác nhau giữa các loại vắc-xin được tiêm.[3]

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Vắc xin Covid-19 gây kinh nguyệt kéo dài

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rối loạn kinh nguyệt. Việc điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ do 3 cơ quan phối hợp cùng điều khiển thành một hệ thống: não bộ, buồng trứng và tử cung.

Do đó, mỗi tác động lên 3 cơ quan trên đều có thể gây tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Dưới đây là 6 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19:

Tác động đến buồng trứng

Buồng trứng là nơi sản xuất chính 2 hormone sinh dục nữ là estrogen và progesteron. Đây là 2 hormon quan trọng tham gia điều hòa chu kỳ kinh nguyệt một cách đều đặn.

Tiêm phòng vắc xin là việc đưa vào cơ thể một loại protein có tính kháng nguyên, giúp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể.

Do đó, sau khi tiêm phòng, hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích hoạt, gây các phản ứng miễn dịch tác động lên các hệ cơ quan, trong đó có buồng trứng. Lúc này, nhịp tiết hormone của buồng trứng bị thay đổi, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Phản ứng sau tiêm tác động lên buồng trứng

Tác động đến niêm mạc tử cung

Đã có nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố tác động lên bề mặt niêm mạc tử cung gây rối loạn kinh nguyệt, bao gồm: sự gia tăng của đại thực bào và bạch cầu ở lớp nội mạc tử cung, phản ứng miễn dịch sau tiêm của cơ thể gần giống với phản ứng viêm, gây tăng tiết ra các chất giãn mạch mạnh. Điều này giải thích cho lượng máu kinh ở người phụ nữ tăng lên sau tiêm vắc xin.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Phản ứng sau tiêm tác động lên niêm mạc buồng tử cung

Thay đổi nội tiết tố

Phản ứng sinh kháng thể sau tiêm phòng không chỉ tác động lên buồng trứng mà còn ảnh hưởng đến nhịp sinh học của não bộ, đặc biệt là trục tuyến yên – buồng trứng. Điều này gây rối loạn quá trình sản xuất và thay đổi về nhịp tiết hormone sinh dục nữ.

Rối loạn kinh nguyệt xảy ra do thay đổi nội tiết tố có thể biểu hiện bằng tình trạng chu kỳ kinh không đều, có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường và thay đổi số lượng cũng như số ngày có kinh.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Phản ứng sau tiêm vắc xin gây thay đổi nội tiết tố

Tiểu cầu giảm

Sau tiêm vắc xin có thể gặp tình trạng giảm số lượng tiểu cầu. Tiểu cầu là một loại tế bào máu tham gia vào quá trình đông máu của cơ thể. Trong giai đoạn có kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung bong ra, gây tình trạng chảy máu. Khi cơ thể giảm tiểu cầu gây tình trạng chảy máu nặng, khó cầm, biểu hiện bằng tình trạng đa kinh, rong kinh.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Giảm số lượng tiểu cầu gây tình trạng kinh nguyệt kéo dài

Căng thẳng, lo lắng

Tình hình dịch bệnh gây nhiều áp lực về công việc và sức khỏe, khiến nhiều người lo lắng, căng thẳng, stress. Khi cơ thể bị căng thẳng, việc điều hòa kinh nguyệt cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây rối loạn kinh nguyệt, có thể chậm kinh, mất kinh, đau bụng kinh,…

Tìm hiểu thêm: JSC Farmak của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Căng thẳng, lo lắng gây rối loạn kinh nguyệt

Thay đổi lối sống

Lối sống có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Trong thời kỳ Covid-19 căng thẳng, nhiều người nghỉ việc ở nhà hoặc rối loạn về nhịp sinh học, làm việc,… điều này gây những thay đổi về lối sống như thay đổi chế độ ăn uống, ngủ nghỉ. Từ đó, có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt kèm theo.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Thay đổi lối sống gây rối loạn kinh nguyệt

Vắc xin Covid-19 có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không?

Hiện chưa có nghiên cứu hay bằng chứng nào chứng minh ảnh hưởng của vắc xin Covid-19 đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Những ảnh hưởng của vắc xin gây rối loạn kinh nguyệt chỉ dừng ở mức phản ứng miễn dịch, không gây biến đổi về cấu trúc và không gây ảnh hưởng lâu dài đến khả năng mang thai sau này.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Vắc xin Covid-19 không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Sau bao lâu thì kinh nguyệt bình thường?

Do bản chất cơ chế gây rối loạn kinh nguyệt là đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vắc xin nên những sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt thường không kéo dài.

Thông thường những rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 sẽ tự hết sau 1 – 2 chu kỳ. Khi hình thành được lượng kháng thể chống SARS-COV-2 ổn định, nhịp tiết sinh học sẽ trở lại và chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Kinh nguyệt thường trở về bình thường sau 1 – 2 chu kỳ

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt

Sử dụng các sản phẩm giúp điều hòa nội tiết tố

Do cơ chế chính gây rối loạn kinh nguyệt là quá trình điều hòa nội tiết tố bị ảnh hưởng sau tiêm vắc xin. Việc bổ sung các sản phẩm giúp điều hòa nội tiết tố giúp hỗ trợ chức năng trục nội tiết (sự phối hợp điều hòa nội tiết tố của 3 cơ quan tuyến yên – buồng trứng – tử cung) của cơ thể hoạt động ổn định hơn.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Sử dụng các sản phẩm điều hòa nội tiết tố

Giữ cho tinh thần thoải mái

Tinh thần thoải mái giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, hạn chế được tình trạng kinh không đều và đau bụng kinh. Đặc biệt trong mùa dịch, bạn có thể tập yoga hoặc thiền định tại nhà. Đây vừa là khoảng thời gian giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn vừa giúp hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Giữ tinh thần thoải mái giúp khắc phục rối loạn kinh nguyệt

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn có ảnh hưởng rõ rệt tới kinh nguyệt của người phụ nữ. Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, dinh dưỡng vừa giúp cải thiện tình trạng sức khỏe nữ giới, vừa hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp phòng tránh dịch bệnh.

Hàng ngày, bên cạnh chế độ ăn hợp lý, bạn nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin C, vitamin E,…

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Chế độ ăn hợp lý giúp khắc phục rối loạn kinh nguyệt

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một biện pháp hiệu quả giúp nâng cao sức khỏe, độ dẻo dai cho cơ thể. Hạn chế thời gian nằm, ngồi quá lâu. Các bài tập nhẹ nhàng trước khi ngủ cũng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, thư giãn sau một ngày căng thẳng.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

Tập thể dục hàng ngày giúp khắc phục rối loạn kinh nguyệt

Khi nào cần gặp bác sĩ

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin thường không biểu hiện nặng, thường tự hết sau 1 – 2 chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dưới đây, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn chăm sóc sức khỏe:

  • Tình trạng đa kinh, rong kinh gây biểu hiện nặng, bất thường, kèm đau bụng vùng hạ vị nhiều, dữ dội.
  • Thiếu máu do đa kinh: da xanh xao, nhợt nhạt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt,…
  • Sốt kéo dài sau tiêm vắc xin hoặc có biểu hiện các tác dụng phụ khác sau tiêm vắc xin.

6 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 cần biết!

>>>>>Xem thêm: Mẹo giúp bạn dứt hẳn với chứng nghiện phim đen

Đến khám bác sĩ khi có dấu hiệu trên

Các bệnh viện chuyên khoa uy tín

  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
  • Hoặc các Bệnh viện Phụ Sản lớn tại các tỉnh thành.

Trên đây là những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về vắc xin phòng bệnh. Hãy tham gia tiêm phòng đầy đủ và tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh nhé! Cùng chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến mọi người xung quanh bạn!

Nguồn: Frontiers, VaccinesWork, DovePress, NIH.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *