6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Rate this post

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh lý phổ biến và gây ra những ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sử dụng thuốc hiện đang là liệu pháp chính trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các nhóm thuốc dạ dày phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.

Bạn đang đọc: 6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Viêm loét dạ dày – hành tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày – hành tá tràng là bệnh lý mạn tính ở đường tiêu hoá trên, đặc trưng bởi sự hiện diện của vết loét ở lớp niêm mạc ăn sâu đến lớp dưới niêm mạc.

Các vị trí loét thường gặp là ở đoạn dưới dạ dày (vùng bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị) và hành tá tràng. Nếu không được phát hiện, điều trị bệnh kịp thời có thể dẫn tới: xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày.[1]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Vị trí loét có thể xảy ra ở dạ dày hoặc tá tràng

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn gram âm hiếu khí, là tác nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng phổ biến.

Khả năng bám dính của vi khuẩn lên lớp tế bào niêm mạc giúp đưa độc tố vào tế bào thuận lợi hơn, từ đó gây ra phản ứng viêm, làm nặng thêm các tổn thương trên niêm mạc dạ dày. [1]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

H.pylori là tác nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng phổ biến

Sử dụng thuốc

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) là một nhóm thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị đau, viêm và sốt. Tuy nhiên, NSAIDs cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm viêm loét dạ dày.

Những thuốc này gây nên các biến chứng dạ dày thông qua 2 cơ chế là kích ứng trực tiếp dạ dày hoặc làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, việc sử dụng NSAIDs phải luôn được hết sức thận trọng và có sự chỉ định của bác sĩ. [1]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Sử dụng NSAIDs làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng

Lối sống

Lối sống là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Các yếu tố lối sống có thể góp phần gây viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu chất xơ, giàu axit, và nhiều đồ cay nóng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
  • Tiêu thụ nhiều rượu bia: Rượu bia có thể làm tổn thương niêm mạc và làm giảm khả năng tự bảo vệ của dạ dày.
  • Căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
  • Ngủ không đủ giấc: Ngủ không đủ giấc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). [1]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Stress tâm lý có thể gây nên tình trạng tăng tiết dịch vị dạ dày

Biến chứng của viêm loét dạ dày – hành tá tràng

Viêm loét dạ dày – hành tá tràng là một bệnh lý mạn tính, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Các biến chứng thường gặp của viêm loét dạ dày – hành tá tràng bao gồm:

  • Xuất huyết tiêu hoá: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày – hành tá tràng, có thể gây ra tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Chảy máu tiêu hóa có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc thiếu máu. [2].
  • Thủng dạ dày: Biến chứng này xảy ra khi vết loét ăn sâu qua lớp niêm mạc dạ dày, gây thủng thành dạ dày. Thủng dạ dày có thể gây đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn và sốc.
  • Hẹp môn vị: Biến chứng này xảy ra khi vết loét ăn sâu vào thành dạ dày, gây chít hẹp môn vị.
  • Ung thư dạ dày: Viêm loét dạ dày – hành tá tràng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày. [1]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Viêm loét dạ dày – tá tràng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Các nhóm thuốc dạ dày

Nhóm thuốc kháng acid (Antacid)

Antacid là thuốc có tính kiềm yếu, có tác dụng trung hoà môi trường acid ở dạ dày mà không ảnh hưởng đến sự tiết acid. Nhóm thuốc này khởi phát tác dụng nhanh, giúp giảm nhanh triệu chứng đau thượng vị do tăng tiết acid, thường kèm theo ợ nóng.

Nhóm thuốc kháng acid thường được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Bệnh lý dạ dày và tá tràng: Antacid được sử dụng để giảm các triệu chứng liên quan đến tăng acid dạ dày, như đau nửa trên hoặc dưới lồng ngực, chuột rút dạ dày và kích thích nôn.
  • Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản: Khi acid dạ dày trở ngược lên thực quản, gây ra cảm giác châm chích và đau nửa trên lồng ngực, antacid có thể giúp giảm các triệu chứng này.
  • Kiểm soát acid sau phẫu thuật dạ dày: Sau các ca phẫu thuật dạ dày, antacid thường được sử dụng để kiểm soát mức acid dạ dày và giảm đau sau mổ.
  • Dùng để giảm tác dụng phụ của một số loại thuốc: Antacid cũng có thể được sử dụng để giảm tác dụng phụ của một số loại thuốc khác, đặc biệt là những loại thuốc gây kích thích acid dạ dày.

Các dạng antacid được sử dụng phổ biến hiện nay là dạng muối magne trisilicat, nhôm hydroxit, canxi carbonat do ít hấp thu vào tuần hoàn chung. Thuốc hiện được lưu hành với nhiều dạng bào chế khác nhau, bao gồm: viên nhai, dạng gel uống.

Liều lượng và cách dùng nhóm thuốc kháng acid sẽ tùy thuộc vào loại thuốc, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Thông thường, thuốc kháng acid được dùng theo đường uống và sử dụng sau khi ăn hoặc trước lúc ngủ.

Tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng nhóm thuốc antacid có thể gặp là: tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, táo bón.

Ngoài ra, thành phần kim loại đa hoá trị trong antacid có thể tạo phức với một số thuốc như tetracyclin, ciprofloxacin, warfarin, digoxin, isoniazid và làm giảm hấp thu của các thuốc này. [3]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Các thuốc antacid có tác dụng trung hoà dịch vị dạ dày

Nhóm thuốc ức chế thụ thể histamin H2

Thuốc kháng histamin H2 được biết đến với các hoạt chất như: cimetidin, famotidin, nizatidin có khả năng ức chế tiết acid bằng cách cạnh tranh gắn trên thụ thể H2 ở tế bào viền dạ dày.

Thuốc được chỉ định điều trị trong các trường hợp:

  • Làm lành vết loét tá tràng tiến triển và loét dạ dày lành tính tiến triển, bao gồm cả loét do stress và do thuốc chống viêm không steroid.
  • Điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp sau khi vết loét đã lành để giảm nguy cơ tái phát.
  • Điều trị với viêm loét thực quản ở người bị trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Điều trị cho các bệnh lý tăng tiết ở đường tiêu hoá như hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh tăng tế bào bón toàn thân và bệnh đa u tuyến nội tiết.

Liều lượng và cách dùng: Tùy theo tình trạng bệnh, bạn có thể dùng 1 lần/ngày vào ban đêm để có hiệu quả giảm tiết acid tốt nhất.

Tác dụng không mong muốn (ADR) thường gặp là nhức đầu, khó tiêu, chóng mặt và tiêu chảy.

Các tác dụng phụ ít gặp bao gồm giảm tiểu cầu có hồi phục, giảm bạch cầu, rối loạn chức năng gan, suy thận, lú lẫn, ảo giác và ngủ gà. [4]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Thuốc kháng histamin H2 có thể được chỉ định cho các trường hợp loét dạ dày

Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) với những hoạt chất thường gặp là omeprazol, esomeprazol, pantoprazol, rabeprazol là thuốc kháng tiết acid bằng cách ức chế không thuận nghịch bơm proton dẫn đến ngăn tiết acid vào lòng dạ dày.

Đây là nhóm thuốc có bằng chứng về hiệu quả kháng tiết acid hiệu quả nhất hiện nay và cũng là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi nhất.

Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Phòng và điều trị loét dạ dày – tá tràng do thuốc chống viêm không steroid.
  • Phòng và điều trị loét do stress.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Xuất huyết do loét dạ dày – tá tràng nặng.[5]

Liều lượng và cách dùng: Tùy theo tình trạng bệnh, với trào ngược dạ dày có thể dùng từ 4-8 tuần. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc giữa các yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày vì thuốc PPI có thể che đi các triệu chứng của ung thư dạ dày.

Tác dụng không mong muốn (ADR): Quá trình dùng thuốc có thể gặp phải nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, với người dùng lâu dài có thể gặp nguy cơ gãy xương do giảm hấp thu canxi, giảm hấp thu sắt và vitamin B12 làm tăng nguy cơ thiếu máu, tăng tiết gastrin gây viêm teo niêm mạc dạ dày,…

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Thuốc nhóm PPI là lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nhóm thuốc này có tác dụng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm cho quá trình lành vết loét dạ dày – tá tràng được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến bao gồm sucralfat, misoprostol, bismuth.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thường được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Người bệnh bị nhiễm H.pylori.
  • Phòng ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng.
  • Phòng ngừa chảy máu dạ dày ruột khi loét do stress.

Tác dụng không mong muốn chủ yếu của các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là táo bón, rối loạn tiêu hoá, một số thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có thể cản trở sự hấp thu của thức ăn cũng như của các thuốc khác.

Do đó, bệnh nhân cần uống các thuốc khác ít nhất 2 giờ trước khi uống thuốc này. [6]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có thể hỗ trợ làm lành vết loét

Nhóm thuốc kháng sinh tiêu diệt H.pylori

H.pylori là tác nhân gây loét dạ dày – tá tràng thường gặp. Do đó, tất cả bệnh nhân nghi ngờ loét dạ dày – tá tràng đều cần xét nghiệm kiểm tra xem có nhiễm H.pylori hay không.

Nếu kết quả dương tính, bệnh nhân cần được điều trị bằng phác đồ diệt trừ H.pylori thích hợp. [7]

Để tiệt trừ H.pylori, cần phối hợp hiệu quả giữa kháng sinh và thuốc kháng tiết acid, việc điều trị thành công giúp ngăn ngừa diễn biến xấu và phòng ngừa tái phát viêm loét dạ dày – tá tràng.

Tuỳ vào tiền sử và khả năng dung nạp thuốc mà bác sĩ có thể chỉ định các loại kháng sinh thích hợp như: amoxicillin, clarithromycin, tetracyclin, metronidazol.

Để nâng cao hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể cần phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên và việc sử dụng kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc. [8]

Tìm hiểu thêm: Iodine (Iốt) là gì? lợi ích, liều dùng, tác dụng phụ, những loại thực phẩm chứa nhiều i ốt

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Kháng sinh cần được phối hợp trong phác đồ điều trị H.pylori

Nhóm thuốc kết hợp giảm triệu chứng khác

Bên cạnh các nhóm thuốc chính, một số nhóm thuốc làm giảm nhẹ các triệu chứng do viêm loét dạ dày – tá tràng gây nên cũng được chỉ định kết hợp để mang lại hiệu quả điều trị cao như:

  • Simethicon: Là thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng do có quá nhiều khí ở đường tiêu hoá gây ra ở cả người lớn và trẻ em. Hỗ trợ điều trị các chứng đầy hơi, trướng căng dạ dày và đau do đầy hơi sau khi mổ.
  • Buscopan: Là thuốc có tác dụng chống co thắt trên cơ trơn dạ dày ruột, được chỉ định trong các bệnh lý như làm giảm cơn đau do co thắt cơ trơn trên đường tiêu hoá, đường tiết niệu – sinh dục, hội chứng ruột kích thích nhẹ.
  • Papaverin: Là thuốc giảm đau chống co thắt, được dùng để chống cơn co thắt cơ trơn đường tiêu hoá, tiết niệu, đường mật. Được chỉ định trong các trường hợp như đau bụng do tăng nhu động ruột, dạ dày, cơn đau quặn thận, mật. [9]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Bạn có thể cần phối hợp các thuốc khác để giảm triệu chứng đau bụng, đầy hơi

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị dạ dày

Thời gian dùng thuốc

Thời gian dùng thuốc tùy theo tình trạng bệnh bạn nên theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên bạn có thể tham khảo thời gian dùng thuốc như sau:

  • Nhóm thuốc antacid: Uống thuốc 1 – 2 giờ sau ăn hoặc khi đau. Nên uống cách các thuốc khác 2 giờ.
  • Nhóm thuốc kháng histamin H2: Uống 1 lần/ngày, trước khi đi ngủ.
  • Nhóm thuốc PPI: Uống trước ăn 30 – 60 phút.
  • Sucralfat: Uống trước khi ăn 1 giờ, uống sau các thuốc khác 2 giờ.
  • Bi subsalicylat: 525 mg x 4 lần/ngày, uống trong bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Bi subcitrat: 120mg x 4 lần/ngày, uống trong bữa ăn và trước khi đi ngủ. [10]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Bạn cần tuân thủ thời gian sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất

Tác dụng phụ

Bạn nên theo dõi các tác dụng phụ của thuốc được bác sĩ, dược sĩ tư vấn hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc, cụ thể:

  • Nhóm thuốc antacid: Bao gồm tiêu chảy, táo bón, sỏi thận, tăng kali máu, giảm canxi máu.
  • Nhóm thuốc kháng histamin H2: Bao gồm đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, ngủ gà.
  • Nhóm thuốc PPI: Bao gồm buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy hơi, nhức đầu.
  • Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfat có thể gây táo bón, bismuth khiến cho phân có màu đen nên thận trọng phân biệt với những trường hợp xuất huyết đường tiêu hoá, misoprostol gây tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, nhức đầu. [10]

Tác dụng phụ của thuốc điều trị dạ dày thường nhẹ và sẽ biến mất khi ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng và cần được điều trị y tế.

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Bạn cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc trong suốt quá trình sử dụng

Các trường hợp kháng thuốc

Kháng thuốc là một vấn đề nghiêm trọng trong điều trị dạ dày, đặc biệt là trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP). Trước đây, các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do HP thường bao gồm ba loại thuốc:

  • Một loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt HP.
  • Một loại thuốc ức chế bơm proton để giảm tiết axit dạ dày, giúp thuốc kháng sinh hoạt động hiệu quả hơn.
  • Một loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày để giảm tổn thương dạ dày do axit dạ dày.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ kháng thuốc HP ngày càng gia tăng, khiến việc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do HP trở nên khó khăn hơn. Các trường hợp kháng thuốc HP phổ biến:

  • Kháng clarithromycin: Tỷ lệ kháng clarithromycin ở HP đang ngày càng gia tăng, hiện nay đã lên đến hơn 20% ở một số nước.
  • Kháng amoxicillin: Tỷ lệ kháng amoxicillin ở HP hiện nay vẫn còn thấp, nhưng cũng đang có xu hướng gia tăng.
  • Kháng metronidazol: Tỷ lệ kháng metronidazol ở HP cũng đang gia tăng, hiện nay đã lên đến gần 70% ở một số nước. [11]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Bạn cần lưu ý thận trọng với một số trường hợp đề kháng thuốc

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý dạ dày – tá tràng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp giảm tiết axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, và ngăn ngừa tái phát bệnh.

Các nguyên tắc chung của chế độ dinh dưỡng điều trị dạ dày:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ, chia đều trong ngày: Ăn 5 – 6 bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau 2 – 3 giờ, giúp giảm áp lực lên dạ dày.
  • Chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: Tránh ăn các thực phẩm cứng, dai, khó tiêu hóa, như thịt đỏ, hải sản, rau củ sống và các loại hạt.
  • Hạn chế các thực phẩm gây kích thích dạ dày: Tránh ăn các thực phẩm gây kích thích dạ dày, như cà phê, rượu bia, đồ uống có ga, thực phẩm cay nóng và đồ ăn chiên rán.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp trung hòa axit dạ dày và ngăn ngừa táo bón.

Các loại thực phẩm nên ăn trong chế độ dinh dưỡng điều trị dạ dày:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp tăng cường nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và đậu đỗ.
  • Thực phẩm giàu protein: Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể, bao gồm cả niêm mạc dạ dày. Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, cá, trứng, và sữa.
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tổn thương. Các loại thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, phô mai và các chế phẩm từ sữa.
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. [12]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Bạn cần tránh xa các tác nhân làm trầm trọng thêm tình trạng loét ở dạ dày

Lối sống

Lối sống cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng:

  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức đề kháng. Người trưởng thành nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây kích thích dạ dày và làm nặng thêm các triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng. Cần tìm cách giảm căng thẳng bằng các phương pháp như yoga, thiền hoặc tập thể dục.
  • Không hút thuốc lá và uống rượu bia: Hút thuốc lá, rượu bia làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày – tá tràng và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh. Bạn cần bỏ thuốc lá và rượu bia để bảo vệ sức khỏe tổng thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng và giảm căng thẳng. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. [12]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Thiền là phương pháp thư giãn giúp giảm stress tâm lý

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu dưới đây, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Đau bụng: Đau âm ỉ hoặc dữ dội, thường xảy ra khi đói hoặc no, vị trí đau thường ở vùng thượng vị.
  • Ợ chua: Cảm giác nóng rát ở ngực, thường xảy ra sau khi ăn, khi nằm hoặc khi cúi gập người.
  • Buồn nôn và nôn: Có thể xảy ra khi đói hoặc no.
  • Khó tiêu: Cảm giác đầy bụng, khó chịu, thường xảy ra sau khi ăn.
  • Chảy máu dạ dày, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Các triệu chứng của bạn không cải thiện sau khi dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Các triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bạn có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng. [13]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Đau thượng vị là triệu chứng thường gặp ở viêm loét dạ dày – tá tràng

Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực một số xét nghiệm cần thiết, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu của viêm loét dạ dày – tá tràng, chẳng hạn như mức độ cao của các tế bào bạch cầu hoặc protein phản ứng C (CRP).
  • Xét nghiệm hơi thở: Xét nghiệm hơi thở có thể giúp bác sĩ phát hiện nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn gây ra khoảng 90% các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân có thể giúp bác sĩ phát hiện máu trong phân, dấu hiệu của chảy máu dạ dày.
  • Nội soi dạ dày – tá tràng: Nội soi dạ dày – tá tràng là phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng chính xác nhất. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ có gắn camera để quan sát bên trong dạ dày và tá tràng. Nếu phát hiện vết loét, bác sĩ có thể lấy mẫu mô để xét nghiệm. [14][15]

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

Nội soi dạ dày – tá tràng là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất

Các bệnh viện chuyên khoa tiêu hoá uy tín

Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm loét dạ dày – tá tràng, hãy đi khám các bệnh viện chuyên khoa tiêu hoá uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân Y 108, Bệnh viện Đại học y Hà Nội.
  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115.

6 nhóm thuốc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng thuốc

>>>>>Xem thêm: Có thể bổ sung glucosamin bằng thực phẩm không?

Bạn nên lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín để điều trị bệnh

Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về các nhóm thuốc điều trị dạ dày hiệu quả hiện nay. Những thông tin trên chỉ mang tính chất hỗ trợ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có một phác đồ điều trị phù hợp. Nếu thấy bài viết trên hữu ích hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *