7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Rate this post

Ung thư dạ dày là ung thư đường tiêu hóa, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, những triệu chứng của ung thư này lại dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Cùng tìm hiểu dấu hiệu ung thư dạ dày qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: 7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Tổng quan về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là khối u tại dạ dày được hình thành do sự phát triển không kiểm soát các tế bào có nguồn gốc từ biểu mô dạ dày. Các tế bào này có thể theo đường bạch huyết di chuyển đến các cơ quan như não, phổi, xương, thận và tạo thành khối u.

Ung thư dạ dày có thể gặp ở bất cứ ai nhưng một số đối tượng dễ mắc bệnh ung thư này có thể kể đến là:

  • Người trung niên trên 55 tuổi.
  • Trong gia đình có người mắc đã từng mắc ung thư dạ dày.
  • Người có bệnh lý nền liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, polyp dạ dày, nhiễm HP.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với các chất độc như làm việc trong môi trường kim loại nặng, hút thuốc lá.
  • Di truyền như đa polyp tuyến gia đình, hội chứng Peutz-Jeghers, hội chứng Lynch cũng dễ mắc ung thư dạ dày hơn.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Ung thư dạ dày là sự phát triển không kiểm soát của các tế bào biểu mô dạ dày

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất

Khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng

Khi các khối u xuất hiện tại dạ dày sẽ ảnh hưởng tới thể tích chứa đựng cũng như quá trình hoạt động của các tế bào niêm mạc dạ dày gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuyên xảy ra như khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng kể trên chỉ xuất hiện sau khi ăn nhưng theo thời gian cùng với sự phát triển của khối u, chức năng dạ dày suy yếu gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng diễn ra trong thời gian dài.

Bình thường, tình trạng khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào khi thói quen ăn uống bị thay đổi nhưng nếu các dấu hiệu này xuất hiện trong thời gian dài có thể là cảnh báo bệnh lý ung thư dạ dày.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Trong giai đoạn đầu, ung thư dạ dày có thể xuất hiện khó tiêu

Khó nuốt, đau họng

Khối u tại dạ dày có thể xâm lấn lên vùng thực quản và gây tổn thương ở vùng này. Chính điều này sẽ khiến cho thức ăn gặp khó khăn khi đi qua cơ quan này gây nên tình trạng khó nuốt.

Thức ăn tồn tại lâu tại thực quản và không di chuyển được có thể kích thích vào các tế bào thần kinh nhận cảm cảm giác vùng này gây nên cảm giác đau họng cho người bệnh.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Khó nuốt là triệu chứng hay gặp của ung thư dạ dày

Buồn nôn và nôn, nôn ra máu

Khối u làm tắc nghẽn đường di chuyển của thức ăn khiến cho thức ăn đọng lại tại dạ dày và thực quản. Chính điều này đã kích thích các tế bào thần kinh tạo ra cảm giác buồn nôn và nôn mửa để ổn định lại lượng thức ăn mà dạ dày thật sự có thể chứa đựng.

Các khối u thường có hệ mạch máu phong phú nên khi tiếp xúc với thức ăn rất dễ bị chảy máu. Máu chảy cùng với lượng thức ăn vượt quá thể tích mà dạ dày có thể chứa đựng sẽ bị đẩy ra ngoài gây nên nôn ra máu.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Nôn ra máu là triệu chứng hay gặp ở giai đoạn sau của ung thư dạ dày

Mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân

Tình trạng mất máu hoặc không hấp thu tốt dinh dưỡng ở người mắc ung thư dạ dày khiến cho cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động thường ngày gây nên tình trạng mệt mỏi, chán nản.

Khi các cơ quan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển sẽ dẫn tới cơ thể phải huy động những nguồn năng lượng dự trữ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Chính điều này đã làm xuất hiện tình trạng sụt cân mặc dù chế độ ăn của người bệnh không thay đổi.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Ung thư dạ dày gây nên tình trạng mệt mỏi kéo dài

Đi cầu ra máu hoặc phân đen

Khối u phát triển càng lớn, hệ thống mạch máu tại đó càng phát triển phong phú. Khi thức ăn tiếp xúc với khối u rất dễ dẫn đến tình trạng chảy máu. Các tế bào máu này sẽ theo thức ăn xuống ruột non, ruột già và tạo nên tình trạng phân có màu đen.

Khi ung thư dạ dày di căn đến các cơ quan khác trong đường tiêu hóa như đại tràng và trực tràng có thể xuất hiện tình trạng đi cầu ra máu tươi ở người bệnh.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Đi cầu ra máu có thể gặp ở bệnh ung thư dạ dày

Chán ăn, dễ no

Khi khối u lớn dần đồng nghĩa với việc các tế bào tại dạ dày cũng sinh ra nhiều axit hơn bình thường kết hợp với tình trạng ợ hơi, ợ chua khiến cho người bệnh xuất hiện tình trạng chán ăn.

Thể tích dạ dày suy giảm do khối u chiếm chỗ sẽ khiến cho dạ dày chứa được ít thức ăn hơn, gây ra cảm giác dễ no hơn cho người bệnh.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Ung thư dạ dày gây nên tình trạng chán ăn

Đau bụng

Khối u tại dạ dày có thể tác động lên các dây thần kinh tại đây gây nên tình trạng đau bụng âm ỉ, đau không theo quy luật nào, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào.

Đây là triệu chứng không đặc hiệu của ung thư dạ dày vì bất cứ bệnh lý nào liên quan đến khu vực này đều sẽ xuất hiện tình trạng đau thượng vị.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Ung thư dạ dày gây nên đau bụng thượng vị

Ung thư dạ dày có chữa được không

Ung thư dạ dày có thể được chữa khỏi nếu loại bỏ hoàn toàn khối u ra khỏi cơ thể. Việc loại bỏ hoàn toàn thế bào ung thư phụ thuộc vào:

  • Giai đoạn phát hiện.
  • Thể trạng của người bệnh.
  • Liệu trình theo dõi và điều trị của bác sĩ.

Các phương pháp mà bác sĩ chọn cũng phụ thuộc nhiều vào giai đoạn phát triển của khối u dạ dày. Các can thiệp thường được sử dụng là:

  • Phẫu thuật.
  • Hóa trị.
  • Xạ trị.
  • Phương pháp mới: điều trị đích và liệu pháp miễn dịch.[1]

Nên làm gì khi có dấu hiệu ung thư dạ dày?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu của ung thư dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về dạ dày khác. Chính vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Đau bụng vùng thượng vị trong thời gian dài.
  • Tình trạng khó tiêu, ợ hơi, ợ chua thường xuyên xuất hiện.
  • Có cảm giác khó nuốt và đau họng kéo dài.
  • Luôn có cảm giác nôn, buồn nôn.
  • Sụt cân nhanh nhưng không phải do thay đổi chế độ sinh hoạt và rèn luyện thể thao.
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.

Tìm hiểu thêm: Chôm chôm bao nhiêu calo? Ăn chôm chôm có béo không? Cách ăn giảm cân

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

KHi xuất hiện những dấu hiệu bất thường nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám

Nơi khám chữa ung thư dạ dày

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào như trên, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khán hay bệnh viện chuyên khoa Nội, Tiêu hoá. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Tầm soát ung thư dạ dày

Ai nên tầm soát ung thư dạ dày?

Hiện nay xã hội càng phát triển, vấn đề ưu tiên phát hiện sớm ung thư dạ dày càng ngày càng được quan tâm. Điều này sẽ giúp can thiệp sớm, giảm tối đa chi phí điều trị của người bệnh.

Các đối tượng nên tầm soát ung thư dạ dày có thể kể đến là:

  • Người mắc bệnh lý nền liên quan đến dạ dày.
  • Theo dõi phả hệ trong gia đình có nhiều người mắc ung thư.
  • Người trên 50 tuổi.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Người mắc những bệnh lý dạ dày nên được tầm soát ung thư vùng này

Chẩn đoán xác định

Để chẩn đoán chính xác có phải mắc ung thư dạ dày hay không, bác sĩ sẽ thực hiện những phương pháp sau:

  • Nội soi dạ dày: là phương pháp sử dụng một đầu dò camera nhỏ quan sát niêm mạc bên trong dạ dày để phát hiện ra khối u, kết hợp với cầm máu hoặc lấy mẩu sinh thiết nếu cần thiết.
  • Sinh thiết: sau khi lấy được mô dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát dưới kính hiển vi để xác định được rõ sự bất thường của các tế bào trong khối u này.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Nội soi dạ dày giúp chẩn đoán xác định ung thư dạ dày

Chẩn đoán giai đoạn

Song song với việc chẩn đoán xác định có phải ung thư dạ dày hay không, bác sĩ còn phải chẩn đoán được giai đoạn của ung thư để có thể quyết định những phương pháp điều trị hợp lý nhất. Các xét nghiệm thường được sử dụng là:

  • Chẩn đoán hình ảnh: sử dụng các phương tiện chẩn đoán để thu được các hình ảnh xâm lấn của khối u dạ dày sang các cơ quan, các hạch lân cận hoặc di căn xa đến các cơ quan khác nhằm xác định chính xác giai đoạn của bệnh.
  • Xét nghiệm máu: sử dụng để đánh giá chức năng gan, thận và các cơ quan khác để phục vụ điều trị bệnh.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Chụp cắt lớp vi tính giúp đánh giá sự xâm lấn khối u đối với các cơ quan lân cận

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Để đánh giá khối u dạ dày sống được bao lâu, người ta thường sử dụng chỉ số sống trên 5 năm để làm thước đo hiệu quả điều trị.

Với mỗi giai đoạn khác nhau của bệnh, tỷ lệ sống trên 5 năm được ghi nhận là khác nhau:

  • Khối u chỉ ở dạ dày: tỷ lệ sống trên 5 năm là 75%.
  • Khối u lan sang các hạch bạch huyết lân cận: tỷ lệ sống trên 5 năm là 35%.
  • Khối u di căn xa: tỷ lệ sống trên 5 năm là 7%.[2]

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Mỗi giai đoạn ung thư khác nhau sẽ có thời gian sống khác nhau

Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày

Để phòng ngừa ung thư dạ dày, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và các phương pháp để phát hiện sớm bệnh lý này.

Dinh dưỡng và lối sống lành mạnh

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp cho hệ tiêu hóa trong đó có dạ dày được bảo vệ hiệu quả. Chính vì vậy, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Ăn nhiều trái cây, hoa quả: đa dạng các loại trái cây cung cấp cho cơ thể nhằm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, hạn chế tình trạng tiết nhiều axit dạ dày.
  • Giảm thức ăn muối chua, thức ăn nhiều muối: giảm tổn thương niêm mạc dạ dày.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Bổ sung rau xanh và hoa quả trong bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

Hạn chế thuốc lá, rượu bia

Thuốc lá chứa rất nhiều các chất gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn tránh xa thuốc lá để giảm thiểu khả năng hình thành ung thư.

Rượu bia nếu uống quá nhiều có thể gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, trong đó có dạ dày khiến cho xuất hiện các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày tạo điều kiện cho ung thư phát triển.

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

Không hút thuốc lá là điều quan trọng nhất để phòng bệnh

Khám sức khỏe và tầm soát định kỳ

Giai đoạn đầu của ung thư dạ dày thường không xuất hiện triệu chứng, chính vì vậy bạn nên tiến hành khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các tình trạng bệnh của cơ thể.

Ngoài ra, với những người lớn hơn 50 tuổi, có thể tiến hành tầm soát ung thư dạ dày 2 năm một lần bằng nội soi để phát hiện ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu.[3]

7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nhất không nên chủ quan

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Now Foods của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bệnh lý về dạ dày

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về các dấu hiệu để nhận biết ung thư dạ dày. Đây là một bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện sớm để giảm tối đa chi phí điều trị cũng như các biến chứng đối với người bệnh. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *