7 nguyên nhân bị nấm tai nhiều người dễ mắc phải

Rate this post

Nấm tai là một bệnh tai mũi họng có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Tuy bệnh không gây quá nhiều nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu với người mắc. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu những nguyên nhân bị nấm tai phổ biến để có biện pháp phòng ngừa nhé!

Bạn đang đọc: 7 nguyên nhân bị nấm tai nhiều người dễ mắc phải

Chấn thương tai do máy trợ thính hoặc tăm bông

Những người có sử dụng máy trợ thính hoặc dùng tăm bông thường xuyên đôi khi sẽ làm tai bị chấn thương và tạo ra vết thương hở trên tai.

Các bào tử nấm khi tiếp xúc với vết thương hở này sẽ nhanh chóng bám vào và phát triển, gây nên nấm tai. Vì vậy, nếu cảm thấy mình đang có vết thương hở trên tai, bạn nên vệ sinh cẩn thận để tránh bị nấm tai.

7 nguyên nhân bị nấm tai nhiều người dễ mắc phải

Chấn thương tai do máy trợ thính hoặc tăm bông có thể dẫn tới nấm tai

Tình trạng da mạn tính

Các tình trạng da mạn tính, ví dụ như eczema, thường khiến cơ địa của cơ thể bạn có sẵn nấm hoặc dễ bị tấn công bởi nấm.

Vì vậy, người bị tình trạng da mạn tính thường có xu hướng phát triển nhiễm trùng nấm ở các vị trí khác của cơ thể, và tai là một trong những nơi dễ bị tấn công nhất.

7 nguyên nhân bị nấm tai nhiều người dễ mắc phải

Mắc bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường thường rất dễ bị nhiễm nấm vì hệ miễn dịch của họ bị suy yếu, lượng đường trong cơ thể luôn cao, và tình trạng nhiễm trùng kéo dài. Tất cả những yếu tố này tạo điều kiện lý tưởng để nấm sinh sôi.

Chỉ một vết xước nhỏ ở tai cũng có thể khiến người bệnh đái tháo đường bị nhiễm nấm. Và thông thường, tình trạng nấm tai ở đối tượng này cũng sẽ rất lâu lành và đòi hỏi tuân thủ điều trị cao.

7 nguyên nhân bị nấm tai nhiều người dễ mắc phải

Chỉ một vết xước nhỏ ở tai cũng có thể khiến người bệnh đái tháo đường bị nhiễm nấm

Tham gia các môn thể thao dưới nước bị ô nhiễm

Đi bơi là sở thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn bơi ở những hồ nước, sông, biển đang bị ô nhiễm và sau đó không vệ sinh tai sạch sẽ, bạn sẽ có nguy cơ bị nấm tai rất cao.

7 nguyên nhân bị nấm tai nhiều người dễ mắc phải

Chất gây kích ứng dính vào tai

Các chất gây kích ứng da như niken, hương liệu,… khi bị dính vào tai sẽ có thể làm vùng da tai của bạn bị tổn thương. Điều này sẽ khiến cho nấm dễ xâm nhập và gây bệnh tại vùng tai của bạn.

Tìm hiểu thêm: Sử dụng lecithin để giảm cân

7 nguyên nhân bị nấm tai nhiều người dễ mắc phải

Sử dụng kháng sinh và steroid

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người bệnh nấm tai đang tăng lên khá nhanh. Các chuyên gia cho rằng sự phổ biến của việc dùng kháng sinh phổ rộng và steroid là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.

Lý do là bởi vì kháng sinh và steroid có khả năng gây ảnh hưởng tới độ pH của ống tai và loại bỏ hệ vi khuẩn tại tai (cả vi khuẩn có lợi lẫn có hại), làm nấm không còn bị cạnh tranh và phát triển dễ dàng hơn.

7 nguyên nhân bị nấm tai nhiều người dễ mắc phải

Hệ thống miễn dịch suy yếu

Bệnh nấm tai thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu do bệnh lý khác hoặc do đang dùng các loại thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch.

Ở những đối tượng này, bệnh nấm tai thường diễn tiến nhanh và gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi nhiễm trùng lan đến vùng não bộ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.

7 nguyên nhân bị nấm tai nhiều người dễ mắc phải

Những lưu ý về nấm tai

Nhiễm trùng tai do nấm thường không phải là một tình trạng nghiêm trọng, nhưng có một số trường hợp nấm tai sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề.
Những biến chứng bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Thủng màng nhĩ.
  • Mất thính lực.
  • Nhiễm trùng xương thái dương và nền sọ.
  • Viêm tai xương chũm.
  • Viêm não.

Mặc dù những biến chứng này rất hiếm gặp, nhưng chúng rất nghiêm trọng và thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ ngay lập tức nếu nghi ngờ mình bị nấm tai.

7 nguyên nhân bị nấm tai nhiều người dễ mắc phải

>>>>>Xem thêm: 9 lợi ích thói quen dậy sớm mang lại cho sức khỏe của bạn

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu cảm thấy ngứa, đau và chảy mủ ở tai. Đặc biệt, nếu bạn đang có kèm các tình trạng bệnh đái tháo đường, bệnh da mạn tính,… Bạn nên ngay lập tức đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh nấm tai

Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử của bạn và dùng ống soi tai để quan sát kỹ hơn tình trạng tai của bạn.
Bác sĩ có thể sẽ lấy dịch tai để xét nghiệm xác định chủng nấm để đưa ra phương thức điều trị phù hợp hơn.

Tham khảo một số bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng

  • TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Quân Y 108,…

Bài viết trên đây đã thông tin cho bạn 7 nguyên nhân gây nấm tai phổ biến nhất. Nếu thầy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay với người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: Very Well Health, WebMD

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *