Hiện nay, tình hình covid đang dần trở nên căng thẳng. Vì vậy, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến Covid để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và người thân. Cùng tìm hiểu thêm về cách tập thở hậu Covid thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 8 bài tập thở hậu covid và một số mẹo giúp phổi khỏe mạnh
Contents
Lợi ích của các bài tập hít thở với bệnh nhân bị hậu Covid
Tập hít thở sâu giúp phục hồi chức năng của cơ hoành và tăng dung tích phổi. Bên cạnh đó, bài tập hít thở cũng có thể làm giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh.
Bài tập hít thở mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đặc biệt đối với người đang trong quá trình phục hồi sau Covid-19. Các bài tập này có thể thực hiện ngay tại nhà một cách đơn giản và mang lại hiệu quả cho người bệnh.
Tập hít thở giúp phục hồi chức năng của cơ hoành và tăng dung tích phổi
Lưu ý khi thực hiện các bài tập hít thở với bệnh nhân hậu Covid
Kết hợp các bài tập khạc đờm
Sau khi bị Covid, bạn có thể bị tích tụ đờm ở trong phổi, đặc biệt là ở đáy hoặc hai bên phổi. Vì vậy, bạn cần thực hiện các bài tập để giúp đờm di chuyển từ phổi về giữa ngực hoặc về đường hô hấp.
Mức độ hiệu quả của các bài tập sẽ phụ thuộc vào độ đặc và độ dính của đờm. Bạn hãy tham khảo các bài tập thở hậu Covid dưới đây:
Bài tập 1:
- Bước 1: Nằm ngửa, gập chân lại.
- Bước 2: Đặt gối ở dưới hông và đầu gối, sao cho hông cao hơn ngực.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong ít nhất 5 phút và cố gắng hít thở sâu.
Bài tập 2:
- Bước 1: Nằm nghiêng qua một bên.
- Bước 2: Đặt gối ở dưới hông, sao cho hông cao hơn ngực.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế này từ 5 đến 10 phút, cố gắng hít thở sâu.
- Bước 4: Nghiêng người sang hướng khác rồi lặp lại bài tập lần nữa.
Để loại sạch đờm ra khỏi cơ thể thì sau khi thực hiện 2 bài tập trên, bạn có thể thở hổn hển bằng cách:
- Hít vào bằng mũi.
- Há miệng và thở ra thật mạnh.
- Sau đó tiến hành ho hoặc khạc đờm để đưa toàn bộ đờm ra khỏi cơ thể của bạn.
Thở hổn hển để loại bỏ đờm ra khỏi cơ thể của bạn
Các trường hợp cần thận trọng khi tập hít thở
Bạn nên cẩn thận trong khi thực hiện các bài tập hít thở nếu như đang có một trong những tình trạng dưới đây:
- Hụt hơi hoặc khó thở khi nghỉ ngơi.
- Đau ngực hoặc tim đập thình thịch trong lồng ngực.
- Chân bị phù, sưng tấy.
Khi tập hít thở nên cẩn trọng đối với trường hợp đang bị khó thở, đau ngực
Các dấu hiệu nên ngừng tập ngay
Ngừng tập hít thở ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Chóng mặt.
- Khó thở hơn bình thường.
- Đau ngực.
- Da ẩm ướt, mát lạnh.
- Mệt mỏi.
- Nhịp tim không đều.
Cần ngưng tập ngay nếu cơ thể quá mệt mỏi, chóng mặt
Các bài tập thở hỗ trợ phục hồi chức năng phổi
Bài tập thở mím môi
- Bước 1: Ngậm miệng, hít một hơi thật sâu bằng mũi. Giữ nguyên từ 2 đến 3 giây.
- Bước 2: Chu môi (như đang huýt sáo hay thổi nến), thở ra từ từ đồng thời đếm nhẩm từ 1 đến 4.
- Thực hiện bài tập từ 4 đến 5 lần mỗi ngày.
Bài tập thở mím môi giúp phục hồi chức năng của phổi
Bài tập thở sử dụng cơ hoành khi nằm ngửa
- Bước 1: Nằm ngửa và gập đầu gối, sao cho lòng bàn chân tiếp xúc với giường, sàn nhà,…
- Bước 2: Đặt tay lên trên bụng hoặc dùng hai tay ôm chặt bụng.
- Bước 3: Mím môi lại, đặt lưỡi lên vòm miệng.
- Bước 4: Hít sâu vào và thở ra từ từ bằng mũi.
- Bước 5: Lặp lại hành động hít vào, thở ra trong ít nhất một phút.
Bài tập thở sử dụng cơ hoành khi nằm ngửa
Bài tập thở sử dụng cơ hoành khi nằm sấp
- Bước 1: Nằm sấp, tựa đầu lên tay để có không gian thở.
- Bước 2: Mím môi lại, đặt lưỡi lên vòm miệng.
- Bước 3: Hít sâu vào rồi thở ra từ từ bằng mũi.
- Bước 4: Lặp lại hành động hít thở sâu trong một phút.
Bài tập thở sử dụng cơ hoành khi nằm sấp
Bài tập thở sử dụng cơ hoành khi ngồi
- Bước 1: Ngồi thẳng trên mép giường hoặc trên ghế.
- Bước 2: Đặt tay quanh hai bên bụng.
- Bước 3: Mím môi lại và đặt lưỡi lên vòm miệng.
- Bước 4: Hít vào rồi thở ra từ từ bằng mũi.
- Bước 5: Lặp lại hành động hít vào, thở ra trong một phút.
Bài tập thở sử dụng cơ hoành khi ngồi
Bài tập thở sử dụng cơ hoành khi đứng
- Bước 1: Đứng thẳng, đặt tay quanh hai bên bụng.
- Bước 2: Mím môi lại, đặt lưỡi lên vòm miệng.
- Bước 3: Hít vào rồi thở ra từ từ bằng mũi.
- Bước 4: Lặp lại hành động hít vào, thở ra trong một phút.
Bài tập thở sử dụng cơ hoành khi đứng
Bài tập thở sử dụng các cơ ở ngực
Bài tập này giúp tăng khả năng phối hợp các cơ ở ngực và tăng cường sức mạnh cho cánh tay, vai.
- Bước 1: Ngồi thẳng trên mép giường hoặc trên ghế.
- Bước 2: Vươn tay qua đầu và tạo ra một cái ngáp dài.
- Bước 3: Hạ cánh tay của bạn xuống, kết thúc bằng cách mỉm cười trong ba giây.
- Bước 4: Lặp lại động tác trên ít nhất một phút.
Tìm hiểu thêm: 6 lưu ý khi sử dụng dược liệu đảng sâm bạn không nên bỏ qua
Bài tập thở sử dụng các cơ ở ngực
Bài tập Humming
Bài tập Humming giúp tăng sản xuất oxit nitric trong cơ thể. Đây là chất giúp làm giãn mạch máu, cho phép vận chuyển nhiều oxy hơn đến khắp cơ thể.
Bên cạnh đó, bài tập này còn giúp giảm căng thẳng và hỗ trợ cho việc phục hồi sức khỏe của bệnh nhân hậu Covid-19.
Các bước thiện hiện bài tập Humming như sau:
- Bước 1: Ngồi thẳng trên mép giường hoặc trên ghế.
- Bước 2: Đặt tay quanh hai bên bụng.
- Bước 3: Mím môi lại và đặt lưỡi lên vòm miệng.
- Bước 4: Hít vào bằng mũi.
- Bước 5: Khi cảm nhận được phổi của bạn đã đầy khí, hãy ngậm chặt môi rồi thở ra, đồng thời tạo âm thanh “hmmmmmmm”.
- Bước 6: Lặp lại bài tập trong một phút.
Bài tập Humming hỗ trợ phục hồi sức khỏe của bệnh nhân
Bài tập thở luân phiên qua lỗ mũi
- Bước 1: Ngồi khoanh chân.
- Bước 2: Đặt bàn tay trái lên đầu gối và ngón tay cái bên phải lên một bên mũi.
- Bước 3: Thở ra hết cỡ rồi bịt lỗ mũi bên phải lại.
- Bước 4: Hít vào bằng lỗ mũi bên trái.
- Bước 5: Bịt lỗ mũi trái và thở ra ở lỗ mũi bên phải.
- Bước 6: Tiếp tục thực hiện bài tập trong vòng 5 phút.
Bài tập thở luân phiên qua lỗ mũi
Một số mẹo giúp phổi khỏe mạnh
Sử dụng các thực phẩm chức năng bổ phổi
Các sản phẩm bổ phổi có tác dụng giúp giảm đờm, tăng cường sức đề kháng và giúp phục hồi chức năng của phổi sau Covid-19.
Khi sử dụng những sản phẩm này thì các triệu chứng như: ho, tức ngực, khó thở, đờm đặc,… do hậu Covid-19 cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn sử dụng thực phẩm chức năng bổ phổi cho hợp lý với tình hình bệnh tật của bạn.
Sử dụng các thực phẩm chức năng bổ phổi
Hạn chế hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Bên cạnh đó, khói thuốc lá có thể dẫn đến thu hẹp đường dẫn khí, gây viêm mãn tính, sưng phổi, dẫn đến viêm phế quản mãn tính.
Vì thế, để phổi nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh, bạn không nên hút thuốc lá hoặc tiến hành cai thuốc lá. Nhờ đó, phổi và sức khỏe tổng thể của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào phổi, giúp chống viêm và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể.
Chúng được coi là những chất dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ phục hồi chức năng của phổi. Vì thế, để đảm bảo cho lá phổi luôn khỏe mạnh, bạn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm
Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong môi trường có thể làm tổn thương và đẩy nhanh quá trình lão hóa của phổi. Đặc biệt khi bạn vừa bị Covid xong, phổi của bạn dễ bị nhiễm trùng và gây ra các biến chứng hơn.
Để bảo vệ phổi của bạn khỏi ô nhiễm, bạn nên thực hiện các phương pháp sau:
- Tránh tập thể dục gần nơi có nhiều xe cộ qua lại.
- Không nên đốt rác, bao nilon, túi nhựa,…
- Tránh khói thuốc thụ động.
- Tránh tiếp xúc nơi ô nhiễm: công trình xây dựng, khai thác mỏ,…
- Lau đồ đạc trong nhà và hút bụi ít nhất 1 lần/tuần.
Tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm sẽ giúp phổi khỏe mạnh hơn
Sử dụng máy lọc không khí
Máy lọc không khí giúp giảm các chất gây ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn. Việc giữ không khí trong nhà sạch sẽ cũng giúp cải thiện chức năng của phổi sau khi mắc Covid-19.
Tuy nhiên, sử dụng máy lọc không khí phù hợp với diện tích của căn phòng hoặc ngôi nhà thì mới có thể phát huy được hiệu quả và công suất của nó. Vì thế, bạn cần cân nhắc lựa chọn dòng máy phù hợp để bảo vệ sức khỏe cả gia đình.
Sử dụng máy lọc không khí để làm sạch bầu không khí trong gia đình
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên là điều quan trọng để giúp phục hồi sức khỏe của phổi. Khi tập thể dục, tim sẽ đập nhanh hơn, phổi hoạt động mạnh hơn để cung cấp oxy cho các tế bào.
Theo nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy trong khi tập thể dục, nhịp thở sẽ tăng lên khoảng 15 lần đến 60 lần/phút. Từ đó, phổi cũng hoạt động liên tục và mạnh hơn để giúp cung cấp oxy cho toàn cơ thể.[1]
Tập thể dục giúp tăng cường sức đề kháng của phổi
Các mẹo khác
- Uống nhiều nước: giúp thúc đẩy việc phục hồi chức năng của phổi. Đồng thời, uống nước còn giúp làm loãng chất nhầy có trong phổi, giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn.
- Rửa tay thường xuyên: bằng xà phòng để tránh các vi sinh vật gây bệnh.
- Cười nhiều hơn: để đẩy khí tồn đọng trong phổi đi ra ngoài, thay thế khí trong lành khác vào phổi.
>>>>>Xem thêm: Biện pháp khắc phục bệnh chảy máu kéo dài
Uống nhiều nước, cười nhiều hơn,… để cải thiện chức năng của phổi
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cách tập thở hậu Covid. Dịch bệnh covid-19 đang tái bùng phát, vì thế bạn cần trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức về dịch bệnh để bảo vệ người thân và bạn bè của mình bạn nhé!
Nguồn: Healthine, Hopkinsmedicine, Verywellhealth