Bệnh sỏi niệu quản gây ra cho người bệnh nhiều đau đớn và khó chịu, đồng thời còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng bệnh sỏi niệu quản tại nhà qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: 8 cách phòng bệnh sỏi niệu quản tại nhà hiệu quả bạn nên biết
Contents
Uống nhiều nước
Nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh sỏi niệu quản hay đang bị sỏi niệu quản, bạn nên uống từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày và lượng nước tiểu khuyến cáo cần được đào thải lên đến 2 lít/ngày. [1]
Điều này sẽ giúp bạn đi tiểu nhiều hơn tăng khả năng đào thải khi kích thước sỏi còn nhỏ đi qua được đường niệu quản, hơn nữa là tránh được nguy cơ lắng đọng gây sỏi ở thận.
Nước lọc luôn là sự lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên bạn cũng có thể thay đổi một phần nước bằng các loại thức uống có lợi cho sức khỏe khác, chẳng hạn như súp, nước canh, nước ép cần tây.
Bạn cần đưa lượng nước lớn hơn vào cơ thể nhưng vẫn nên tránh sử dụng thức uống có ga đặc biệt là các nhóm nước ngọt (coca, pepsi,…) vì nhóm này được axit hóa bằng axit photphoric làm tăng nguy cơ tái phát sỏi.
Uống nhiều nước có thể giúp bạn đào thải những viên sỏi nhỏ ra ngoài
Hạn chế lượng protein động vật
Protein động vật bao gồm thịt, trứng và cá sẽ làm tăng lượng axit uric trong hệ tuần hoàn của bạn. Lượng axit uric tăng cao trong máu là một trong những tác nhân gây nên sỏi niệu quản. Lượng protein cần từ động vật chỉ nên ở mức 0,8-1 g/kg thịt trong một ngày. [2]
Đậu lăng, đậu xanh, mì căn và đậu phụ sẽ là những nguồn protein tốt thay thế cho protein động vật. Những thực phẩm này sẽ không làm tăng lượng axit uric trong cơ thể bạn, từ đó giúp phòng tránh tình trạng sỏi niệu quản.
Thay thế protein động vật bằng đậu lăng, đậu xanh để giảm nguy cơ sỏi niệu
Hạn chế lượng natri (muối) trong chế độ ăn uống
Natri là một chất điện giải cần thiết của cơ thể với một lượng nhỏ đủ để duy trì các hoạt động trao đổi chất. Đồng thời, chế độ ăn nhiều natri sẽ gây hiện tượng ưu trương và thấm nước vào máu, điều này có thể làm tăng thể tích máu và tăng huyết áp của bạn.
Tiêu thụ ít hơn 2300 mg natri/ngày tương đương với 1 thìa cà phê muối (có thể ít hơn ở người mắc cao huyết áp) sẽ giúp giảm sự hình thành sỏi niệu quản. Bạn có thể thay thế muối trong chế độ ăn uống của mình bằng các gia vị thảo mộc để giảm tiêu thụ natri.[3]
Hạn chế hấp thu natri bằng cách giới hạn lượng muối ăn hằng ngày
Hạn chế thức ăn có nhiều oxalat
Sỏi oxalat là dạng sỏi niệu quản phổ biến nhất. Việc hạn chế hoặc loại bỏ một số loại thực phẩm chứa nhiều oxalat có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi niệu quản.
Oxalat là một chất dinh dưỡng được tìm thấy trong cải bó xôi, hạnh nhân, hạt điều và khoai tây. Thực phẩm và đồ uống có nhiều canxi có thể giúp ngăn ngừa oxalat kết tinh.
Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng vitamin C thì bạn nên tham vấn với bác sĩ điều trị để hạn chế sử dụng nhóm vitamin này. Vì nhóm chất này được nghiên cứu là có khả năng tăng lượng oxalat trong máu gây tình trạng sỏi oxalat.
Giảm tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng oxalat cao để tránh hình thành sỏi oxalat
Cân bằng lượng canxi trong cơ thể
Lượng oxalat cao trong cơ thể là một trong các tác nhân chính gây ra sỏi niệu quản. Thực phẩm có nhiều canxi sẽ giúp cân bằng lượng oxalat cao mà bạn đã tiêu thụ, từ đó hạn chế sự hình thành sỏi oxalat ở niệu quản.
Vì vậy, bạn cần có chế độ ăn hợp lý với các thực phẩm giàu canxi. Lượng canxi khuyến cáo nên sử dụng hằng ngày ở mức 1200 mg/ngày, ở mức này người bệnh vừa đạt được cân bằng với mức oxalat vừa tránh được sỏi niệu do canxi oxalat. [4]
Đảm bảo cân bằng lượng canxi để tăng đào thải canxi oxalat, tránh tạo sỏi
Xem lại các loại thuốc hiện tại đang dùng
Viên uống bổ sung vitamin C đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện sỏi ở các cơ quan tiết niệu đặc biệt là sỏi oxalat. Vì vậy, bạn cần hạn chế sử dụng vitamin C nếu như đang gặp các vấn đề về sỏi niệu quản.[5]
Bên cạnh đó, một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng,… cũng có thể gây ra sỏi niệu quản. Vậy nên bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng hoặc có ý định sẽ dùng để giảm nguy cơ mắc sỏi niệu quản.
Tìm hiểu thêm: 10 cách trị viêm nang lông tại nhà đơn giản, an toàn
Một số loại thuốc bạn đang uống có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi
Kiểm soát cân nặng
Thừa cân là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh sỏi niệu quản. Một nghiên cứu cho thấy, béo phì có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ hình thành sỏi. Vì thế, bạn hãy thực hiện các bước để giữ cân nặng ở mức ổn định và tối ưu.[6]
Cân nặng vừa phải sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Vì vậy, nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, hãy tìm đến những chuyên gia sinh dưỡng để được tư vấn về các biện pháp giảm cân lành mạnh.
Bạn nên kiểm soát cân nặng để giảm nguy cơ mắc sỏi niệu quản
Dùng thuốc phòng ngừa sỏi niệu quản đạo
Có những loại thuốc có thể giúp ngăn chặn các loại sỏi khác nhau hình thành. Loại thuốc mà bác sĩ kê đơn sẽ phụ thuộc vào loại sỏi có trong niệu quản của bạn.[2]
Một số loại thuốc được sử dụng như:
- Thuốc lợi tiểu thiazide có thể giúp ngăn ngừa sỏi canxi.
- Kali citrate có thể giúp loại bỏ sỏi cystin và tránh axit hóa nước tiểu.
- Axit acetohydroxamic được dùng trong điều trị sỏi struvit.
Kali citrat, thuốc lợi tiểu thiazide có thể giúp cơ thể bạn ngăn ngừa tạo sỏi
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Các triệu chứng thường gặp ở người có sỏi niệu quản bao gồm: các cơn đau dữ dội và đột ngột ở lưng, dưới xương sườn lan đến bụng dưới của bạn, đau và nóng rát khi đi tiểu, buồn nôn, nôn, tiểu rắt, nước tiểu có thể có máu,…
Nếu bạn có những triệu chứng trên thì hãy nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ để ngăn ngừa các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn, đồng thời điều trị sớm tình trạng sỏi niệu quản để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Bạn hãy đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng của sỏi niệu quản để tránh sỏi nặng hơn
Chẩn đoán
Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Những xét nghiệm có thể được thực hiện để chẩn đoán sỏi:
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Nước tiểu 24h.
- Xét nghiệm máu.
- Siêu âm.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
>>>>>Xem thêm: Cách dùng, liều dùng lysine hợp lý, an toàn, hiệu quả
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán đơn giản nhất để phát hiện sỏi niệu quản
Các bệnh viện uy tín
Nếu gặp phải tình trạng sỏi niệu quản hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Tiết niệu của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại TP.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bình Dân,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Dược Hà Nội,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn các thông tin cần thiết về cách phòng bệnh sỏi niệu quản. Hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để hạn chế sỏi niệu quản và kịp thời phát hiện các triệu chứng nếu có để được điều trị kịp thời nhé!