Ngoài những tác dụng chữa bệnh đã được biết đến rộng rãi trong Đông y, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng hà thủ ô đỏ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: 8 lưu ý khi sử dụng hà thủ ô đỏ bạn nên bỏ túi ngay
Contents
Liều dùng
Liều dùng thích hợp của hà thủ ô đỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số tình trạng bệnh lý khác.
Hiện chưa có đủ thông tin từ các nghiên cứu lâm sàng về liều dùng tiêu chuẩn của thảo dược này. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến từ dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.
Tác dụng phụ
Mặc dù hà thủ ô là một vị thuốc quý trong các bài thuốc đông y, nhưng nếu sử dụng sai cách có thể có những tác dụng phụ không ngờ đến như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mất kali máu dẫn đến rối loạn điện giải, tê bì chân tay.
Ngoài ra, việc lạm dụng hà thủ ô còn có thể dẫn đến ngộ độc gan, thậm chí là ung thư gan.
Không sử dụng với phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng hà thủ ô do có độc tính lên phôi thai. Bên cạnh đó, với tác dụng làm kích thích đường ruột và rối loạn điện giải, loại thảo dược này dễ gây các tình trạng tiêu chảy, yếu cơ gây ảnh hưởng cho mẹ và trẻ.
Không sử dụng với người nhạy cảm với hormone
Chiết xuất từ hà thủ ô đỏ có hoạt động tương tự như hormone sinh dục như estrogen.
Vì vậy, nếu bạn đang mắc phải các tình trạng nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung thì nên tránh sử dụng vì có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh lý hiện tại.
Cân nhắc khi sử dụng với người tiểu đường
Hà thủ ô có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường. Vì vậy, cần cân nhắc khi sử dụng hà thủ ô đỏ ở người bệnh đái tháo đường, nếu sử dụng thì cần theo dõi các dấu hiệu của hạ đường huyết ở người bệnh.
Có thể gây tổn thương gan
Hà thủ ô đỏ và các chiết xuất gây tổn thương gan ở người. Đồng thời, nhiều trường hợp cho thấy hà thủ ô đỏ làm nặng thêm tình trạng bệnh gan hiện tại và cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cho người bệnh.
Cây cũng có thể gây độc cho thận, thần kinh và phổi. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng hà thủ ô ở những người mắc các bệnh lý về gan.
Ngưng dùng trước khi phẫu thuật
Vì hà thủ ô gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, khả năng đông máu nên có nhiều lo ngại về vấn đề kiểm soát đường huyết, đông máu trong và sau khi phẫu thuật.
Do đó, khuyến cáo nên ngừng sử dụng hà thủ ô đỏ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: 100g thịt bò bao nhiêu calo? Ăn thịt bò có béo không và lưu ý khi ăn
Các loại thuốc tương tác với hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ có thể tương tác và giảm tác dụng điều trị của một số loại thuốc điều trị như thuốc kháng đông, thuốc ngừa thai, thuốc lợi tiểu,… Bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng hà thủ ô.
Thuốc làm chậm đông máu
Sử dụng hà thủ ô cùng với các loại thuốc kháng đông có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, để tránh các tác dụng bất lợi cho người bệnh đang điều trị các loại thuốc kháng đông, nên thận trọng khi bắt đầu kết hợp với thảo dược này.
Thuốc tránh thai
Một số loại thuốc tránh thai có chứa estrogen với một số tác dụng tương tự hà thủ ô. Vì vậy, dùng hà thủ ô đỏ cùng với thuốc tránh thai có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.
Thuốc lợi tiểu
Hà thủ ô cũng làm tăng nguy cơ hạ kali máu khi dùng chung với một số loại thuốc lợi tiểu. Khi lạm dung, người bệnh có thể cảm thấy tê bì, đau cơ, yếu liệt, thậm chí còn có thể gây rối loạn nhịp tim do hạ kali máu. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng kết hợp.
Thuốc nhuận tràng kích thích
Hà thủ ô cũng có tác dụng nhuận tràng do thúc đẩy vận động của ruột. Dùng hà thủ ô cùng với các loại thuốc nhuận tràng kích thích có thể gây tiêu chảy, mất nước dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải.
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Hà thủ ô có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy khi dùng ở bệnh nhân đái tháo đường có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của thuốc điều trị.
Do đó, cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh liều thuốc nếu có chỉ định.
>>>>>Xem thêm: Xịt khoáng có tác dụng gì? 8 tác dụng của xịt khoáng và lưu ý khi dùng
Hà thủ ô đỏ là vị thuốc quý trong Đông y, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần chú ý khi sử dụng để tránh các tác dụng không mong muốn. Hãy cùng chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết nhé!
Nguồn tham khảo: WebMD, Drugs