Béo phì ở trẻ em đang trở thành vấn đề nghiêm trọng và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ giải mã 8 nguyên nhân béo phì ở trẻ em mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe của con mình.
Bạn đang đọc: 8 nguyên nhân béo phì ở trẻ em mà bố mẹ không nên bỏ qua
Contents
Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em
Thói quen ăn uống
Việc tiêu thụ thức ăn chứa nhiều calo như thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, cùng với kẹo và món tráng miệng, có thể dẫn đến tình trạng tăng cân. Hơn nữa, đồ uống đóng chai (lon) có đường (bao gồm cả nước trái cây) cũng là những nguyên nhân gây béo phì. [3]
Thức ăn nhanh có thể khiến trẻ dễ bị béo phì
Không vận động
Trẻ em thiếu vận động có xu hướng tăng cân do không tiêu hao hết lượng calo đã nạp vào từ thức ăn, đồ uống đặc biệt là đồ ăn dầu mỡ, bánh kẹo ngọt.
Ngoài ra, việc dành nhiều thời gian xem tivi hay mải mê với trò chơi điện tử làm nhu cầu vận động của trẻ cũng góp phần làm giảm tốc độ chuyển hóa cơ bản của cơ thể trẻ.
Trẻ em ít vận động thường có xu hướng bị béo phì
Ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ có thể là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì. Trẻ em ngày nay thường có xu hướng thức khuya (sau 9 giờ tối), cộng thêm việc thiếu hoạt động thể chất, làm giảm chất lượng giấc ngủ. Điều này có liên quan trực tiếp, tăng chỉ số BMI. [4]
Thiếu ngủ cũng có thể gây béo phì ở trẻ
Do ảnh hưởng từ gia đình
Nếu gia đình bạn có xu hướng thừa cân thì trẻ có khả năng bị béo phì cao hơn, đặc biệt khi trong nhà luôn có sẵn thực phẩm giàu calo và không khuyến khích trẻ vận động thể chất.
Nếu gia đình bạn có xu hướng thừa cân thì trẻ có khả năng bị béo phì cao hơn
Do yếu tố văn hóa, xã hội
Các quảng cáo về thức ăn nhanh và thực phẩm nhiều carbohydrates, có thể ảnh hưởng đến nguy cơ béo phì ở trẻ em.
Bởi thường thì các sản phẩm được quảng cáo này có nhiều calo và khẩu phần lớn kèm hình thức bắt mắt, hương vị thơm ngon thu hút mong muốn thường thức của người xem.
Các quảng cáo về thức ăn nhanh có thể ảnh hưởng đến nguy cơ béo phì ở trẻ em
Béo phì do bệnh lý
Một số trường hợp béo phì là do bệnh lý, trong đó các bệnh liên quan đến nội tiết như suy giáp, giả suy giáp, giảm hormone tăng trưởng, tăng cường hoạt động tuyến thượng thận là những nguyên nhân phổ biến.
Bệnh suy giáp có thể gây béo phì
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc kê đơn có thể tăng nguy cơ béo phì. Các thuốc này bao gồm prednisone, lithium, amitriptyline, paroxetine, gabapentin và propranolol.
Tìm hiểu thêm: Collagen: Viên, Bột, Nước – Loại Nào Tốt Nhất?
Một số loại thuốc kê đơn có thể tăng nguy cơ béo phì
Các hậu quả của béo phì ở trẻ em
Béo phì ở trẻ em liên quan đến nhiều rủi ro sức khỏe như tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng nguy cơ xơ vữa mạch khi còn trẻ.
Từ lâu bệnh béo phì và hen suyễn được xem là có mối liên quan với nhau, tuy cơ chế bệnh sinh có tương quan, nhưng chỉ dừng lại ở điểm nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán hen suyễn – quản lý tốt cân nặng của mình, thì tiên lượng bệnh hen sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, trẻ béo phì có thể mắc rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ, ngáy nhiều, hội chứng giảm thông khí. [5]
Béo phì có thể dẫn đến đái tháo đường típ 2 với biến chứng là tổn thương mắt
Cải thiện tình trạng béo phì ở trẻ em
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Để phòng ngừa béo phì cho trẻ, nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày cho trẻ bằng những loại thực phẩm sau:
- Trái cây tươi và rau quả.
- Protein từ thịt gà và cá.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
- Sản phẩm sữa ít béo như sữa tách kem và sữa chua nguyên chất.
- Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo và carbohydrate.
Nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nhiều rau xanh và trái cây để tránh béo phì
Thay đổi lối sống
Để phòng chống béo phì, chúng ta cần phải thay đổi lối sống cho trẻ:
- Tăng cường vận động: Khích lệ trẻ tham gia các hoạt động thể chất, như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, đá bóng, giúp chúng vận động và giảm cân một cách hiệu quả.
- Hạn chế thời gian ngồi trước màn hình: Giảm bớt thời gian sử dụng tivi, máy tính hay điện thoại. Việc này không chỉ mở ra cơ hội cho trẻ hoạt động nhiều hơn mà còn giảm thiểu việc ăn vặt và tiếp xúc với quảng cáo thực phẩm không lành mạnh.
Nên khích lệ trẻ vận động nhiều hơn để tránh béo phì
Cách phòng ngừa béo phì ở trẻ
Để trẻ không mắc bệnh thừa cân và béo phì, cha mẹ nên áp dụng những biện pháp sau:
- Đảm bảo chế độ ăn đa dạng, cân đối, tập trung nhiều vào cá và hải sản.
- Tăng lượng rau xanh và hoa quả ít đường, giảm tinh bột từ cơm và thay thế bằng khoai hay ngô giàu chất xơ.
- Ưu tiên sữa không đường và sữa gầy cho trẻ lớn, tránh sữa đặc có đường.
- Hạn chế món chiên, xào; nên chọn món luộc, hấp và kho.
- Khuyến khích trẻ nhai kỹ và thưởng thức từng miếng ăn.
- Đảm bảo trẻ ăn đều, tránh ăn vặt và tránh ăn quá muộn vào buổi tối.
- Tránh các nước ngọt và đồ ngọt đóng chai, giảm tiêu thụ bánh kẹo và đường.
- Khích lệ trẻ vận động nhiều, giảm thời gian chơi điện tử hoặc lướt mạng.
- Theo dõi sự phát triển của trẻ qua cân nặng và chiều cao thường xuyên.
- Đảm bảo trẻ có giấc ngủ đủ và sâu vào buổi tối.
Hạn chế cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu calo như bơ, phô mai…
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu cần đi gặp bác sĩ
Nếu bạn cảm thấy băn khoăn về tình trạng sức khoẻ, thể trạng tăng cân của trẻ, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ phân tích dữ liệu về sự phát triển, tiền sử cân nặng so với chiều cao trong gia đình và so sánh với biểu đồ tăng trưởng chuẩn. Qua đó, giúp bạn nhận định rõ ràng về tình trạng cân nặng của con mình.
Nếu bạn cảm thấy băn khoăn về tốc độ tăng cân của con, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ
Các bệnh viện chuyên khoa uy tín
Nếu trẻ có các dấu hiệu như trên, bạn có thể dắt trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất, các bện viện hay phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng, Nhi, Nội. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Trung tâm dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh, Viện Y học dân tộc.
- Tại Thủ đô Hà Nội: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện TW Quân Đội 108.
Hiểu rõ và nắm vững 8 nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ định hướng phương pháp chăm sóc và giáo dục con mình một cách hiệu quả. Đừng để sót bất kỳ yếu tố nào để đảm bảo sức khỏe và tương lai tươi sáng cho trẻ nhé!
Childhood obesity
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/childhood-obesity/symptoms-causes/syc-20354827
Sleep onset, duration, or regularity: which matters most for child adiposity outcomes?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35551259/
Childhood Obesity- Causes and Solutions
https://www.manglammedicity.com/childhood-obesity-causes-and-solutions.php
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 5 tuổi năm 2020