Ung thư bàng quang là loại ung thư phổ biến nhất trong các loại ung thư ở hệ thống tiết niệu. Bệnh lý này thường gặp hơn ở nam giới và đa số đều được phát hiện ở giai đoạn sớm, tuy nhiên bệnh dễ tái phát ngay khi đã điều trị thành công. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân gây ung thư bàng quang qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: 8 nguyên nhân ung thư bàng quang bạn không nên bỏ qua
Ung thư bàng quang là một loại ung thư phổ biến
Contents
Hút thuốc lá
Khi hút thuốc lá, cơ thể sẽ xử lý các hóa chất trong khói thuốc và bài tiết một số hóa chất qua nước tiểu. Những hóa chất độc hại này tích tụ trong nước tiểu và có thể làm hỏng niêm mạc bàng quang, từ đó làm tăng gấp 4 lần nguy cơ phát triển ung thư. [1] Ngoài ra, những người tiếp xúc gián tiếp với khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) cũng có nguy cơ mắc căn bệnh.
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang
Tuổi tác, giới tính
Khi tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc ung thư bàng quang càng lớn. Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang đều trên 55 tuổi. Bên cạnh đó, nam giới có nguy cơ phát triển ung thư bàng quang cao hơn nữ giới.
Nam giới và những người trên 55 tuổi rất dễ mắc ung thư bàng quang
Tiếp xúc với bức xạ
Xạ trị là phương pháp phổ biến hiện nay dùng để chữa nhiều loại bệnh ung thư. Mặt khác, xạ trị để điều trị ung thư còn có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang. Những người đã mắc ung thư trước đó, được xạ trị nhắm vào vùng chậu thì có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn.
Xạ trị có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang.
Thuốc hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, bằng cách ngăn chặn các tế bào phân chia hoặc trực tiếp tiêu diệt chúng.
Tuy nhiên, một số loại thuốc hóa trị có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang, ví dụ như thuốc chống ung thư cyclophosphamide. Cyclophosphamide được sử dụng để điều trị một số loại ung thư và một số trường hợp mắc hội chứng thận hư ở trẻ em.
Một số loại thuốc hóa trị có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
Tiếp xúc với một số hóa chất
Việc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất công nghiệp, chất độc hại hay chất phóng xạ là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc ung thư tại bàng quang cũng như nhiều căn bệnh ung thư khác.
Những người hay tiếp xúc với arsenic và các hóa chất được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may, các sản phẩm sơn,… có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang cao hơn.
Tìm hiểu thêm: L-Carnitine là gì? Tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
Tiếp xúc với một số hóa chất làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang
Nhiễm trùng bàng quang thường xuyên
Những người thường xuyên bị sỏi bàng quang, nhiễm trùng bàng quang hoặc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khác có thể dẫn đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Ngoài ra tình trạng viêm bàng quang mạn gây ra do nhiễm sán máng schistosomiasis cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang
Nhiễm trùng bàng quang thường xuyên rất dễ mắc ung thư bàng quang
Sử dụng ống thông mạn tính
Thủ thuật đặt ống thông bàng quang thường được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Lấy nước tiểu để làm xét nghiệm.
- Rửa bàng quang.
- Giải quyết tình trạng bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ
- Bơm thuốc cản quang hoặc thuốc trực tiếp vào trong bàng quang.
Ống thông bàng quang có thể đặt qua đường niệu đạo hoặc đặt trên xương mu. Những người có nhu cầu đặt ống thông bàng quang mạn tính có thể có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy.
Sử dụng ống thông mạn tính làm tăng khả năng mắc ung thư bàng quang
Tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh ung thư
Nếu bạn có tiền sử bị ung thư bàng quang thì khả năng tái phát là rất lớn. Mặt khác, nếu một trong những người thân trong gia đình bạn có tiền sử ung thư bàng quang thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng tăng lên, mặc dù xác suất di truyền rất hiếm.
Tiền sử gia đình mắc hội chứng Lynch, còn gọi là ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (Hereditary non-polyposis colorectal cancer, HNPCC), có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở hệ thống tiết niệu, trong đó có ung thư bàng quang.
Tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh ung thư làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy nước tiểu của mình bị đổi màu và nghi ngờ nó có lẫn máu. Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến hệ thống tiết niệu khác khiến bạn lo lắng, hãy hẹn gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra kịp thời.
Đến gặp bác sĩ sớm nếu thấy các triệu chứng bất thường
Chẩn đoán
Các xét nghiệm sau đây sẽ được thực hiện để chẩn đoán ung thư bàng quang:
- Xét nghiệm nước tiểu: phân tích nước tiểu để kiểm tra sự bất thường của glucose, protein hoặc để kiểm tra xem có máu trong nước tiểu hay không.
- Sinh thiết: mẫu mô nhỏ trong bàng quang sẽ được mang soi dưới kính hiển vi để phát hiện các tế bào ung thư.
- Soi bàng quang: người ta dùng ống soi bàng quang để xem bên trong bàng quang và niệu đạo. Họ có thể sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang và ánh sáng xanh đặc biệt để dễ dàng phát hiện bất thường trong bàng quang.
Nếu kết quả cho thấy bạn bị ung thư bàng quang, các loại xét nghiệm sau đây có thể được thực hiện để xác định mức độ, giai đoạn bệnh:
- Cắt bỏ khối u bàng quang qua niệu đạo (TURBT): thủ thuật TURBT có thể là một phương pháp điều trị để loại bỏ các khối u bàng quang trước khi các khối u có thể xâm lấn thành cơ bàng quang hoặc nhằm mục đích sinh thiết khối u bàng quang.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): xét nghiệm hình ảnh này sử dụng nam châm, sóng vô tuyến và máy tính để chụp ảnh bàng quang một cách chi tiết.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): xét nghiệm này được thực hiện để xem liệu ung thư có lan ra ngoài bàng quang của bạn hay không.
- Chụp X-quang ngực: điều này giúp kiểm tra các dấu hiệu ung thư bàng quang đã lan đến phổi hay chưa.
- Xạ trị xương: tương tự như chụp X-quang ngực, xạ trị xương giúp kiểm tra các dấu hiệu ung thư bàng quang đã lan đến xương hay chưa.
>>>>>Xem thêm: Cách làm bánh chưng gạo lứt đơn giản, tốt cho sức khỏe vào dịp Tết
Các xét nghiệm chẩn đoán
Các bệnh viện uy tín
Nếu mắc phải bệnh ung thư bàng quang hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến khoa Tiết niệu/khoa Ung bướu của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Bình Dân,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K, bệnh viện Ung bướu Hà Nội, bệnh viện Y Hà Nội,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức hữu ích về các nguyên nhân gây ung thư bàng quang. Hãy chia sẻ nhiều hơn cho những người thân xung quanh bạn cùng đọc nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Clevelandclinic