Hệ miễn dịch của cơ thể là một mạng lưới phức tạp, được đặc trưng bởi quá trình đáp ứng miễn dịch giúp cơ thể đề kháng vi sinh vật, chống lại sự xâm nhập của vật lạ vào cơ thể, vậy thói quen tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể như thế nào, hãy cùng Kenshin tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: 8 thói quen tăng cường hệ thống miễn dịch bạn nên biết
Contents
Uống bổ sung kẽm
Kẽm là một chất khoáng quan trọng, cần thiết cho quá trình sản sinh các tế bào lympho của hệ miễn dịch như tế bào T. Từ đó giúp tăng cường hàng rào bảo vệ cho cơ thể.
Một số thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như: hàu, sữa, cua, thịt đỏ, các loại đậu, hạt,…
Dành thời gian dưới ánh nắng mặt trời
Khi dành thời gian phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời, nhờ vào tia cực tím B (UVB) mà cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được vitamin D, đây là nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể.
Vitamin D có vai trò tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng sự hấp thu canxi ở ruột giúp ngăn ngừa loãng xương.
Lưu ý:
Thời gian tia UVB nhiều nhất là khoảng từ 9h sáng đến 4h chiều. Tuy nhiên, khoảng thời gian này ánh nắng chứa nhiều tia UVA có hại cho da.
Vì vậy, thời điểm thích hợp để tắm nắng là trước 9h sáng và sau 4h chiều, khi ánh nắng không quá gắt. Và chỉ nên tắm nắng mỗi lần khoảng 20 – 30 phút, tùy theo mức độ da của bạn tiếp xúc ánh nắng.
Ngủ hơn bảy giờ mỗi đêm
Ngủ đúng giờ và đủ giấc giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày hoạt động. Một nghiên cứu tại Đại học California – San Francisco chỉ ra những người ngủ ít hơn 5 giờ/ngày có nguy cơ cảm lạnh cao hơn gấp 4 lần so với những người thường xuyên ngủ 7 giờ mỗi đêm.[1]
Thường xuyên rửa tay
Đây là một thói quen rất tốt mà nhiều người trong chúng ta thường xem nhẹ. Rửa tay với xà phòng ít nhất 20 giây/lần là cách tốt nhất để loại trừ vi khuẩn.
Nguyên nhân là khi chạm vào đồ vật, tay chúng ta tiếp xúc với rất nhiều mầm bệnh, từ đó chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua da, niêm mạc hay đường tiêu hóa.
Tiêu thụ thực phẩm chứa probiotic
Lợi khuẩn hay men vi sinh là những vi khuẩn rất tốt cho đường tiêu hóa, giúp bạn dễ tiêu thụ thức ăn, duy trì sức khỏe và chống lại các nguy cơ gây bệnh.
Trên thực tế, sử dụng các thực phẩm giàu men vi sinh như sữa chua là một phương pháp trị liệu hiệu quả đối với những người thường xuyên rối loạn tiêu hóa, giúp ổn định chức năng ruột.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Ind-Swift của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên ngoài giúp tăng cường các hệ cơ quan trong cơ thể nói chung còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nhìn chung, một cơ thể khỏe mạnh thì khả năng đề kháng và chống lại bệnh tật cũng tốt hơn bình thường. Trung bình một người trưởng thành nên dành ít nhất 30 phút/ngày trong 5 ngày/tuần để rèn luyện thể dục thể thao.
Điều chỉnh cân nặng phù hợp, lành mạnh
Thừa cân, béo phì là những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh lý, trong đó quan trọng là bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Nồng độ đường huyết cao là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Vì vậy hãy nên duy trì cân nặng vừa phải để hạn chế được các nguy cơ bệnh tật.
Dựa trên “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index – BMI) để điều chỉnh cân nặng phù hợp.
Xem thêm: Cách tính BMI
Giảm thiểu việc hút thuốc
Hút thuốc lá thường xuyên và kéo dài nhiều năm làm phá hủy biểu mô đường hô hấp, là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý về đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi,….Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng khiến các thương tổn, vết thương trên cơ thể khó lành.
Đây là một thói quen rất hại sức khỏe. Vì vậy cần hạn chế việc sử dụng thuốc lá, nhất là hút thuốc lá thụ động ở trẻ em, phụ nữ mang thai và người già.
>>>>>Xem thêm: Thuốc Phosphalugel có dùng được cho trẻ em? Cách dùng và lưu ý sử dụng
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về những thói quen giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: Eat this, not that!, The Indian Express, Alaska Sleep Clinic